Ly hôn đơn phương dễ hay khó?

ly hôn đơn phương dễ hay khó

Trong quá trình tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục ly hôn, Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh thường nhận được các câu hỏi như: ly hôn đơn phương dễ hay khó; Làm thế nào để ly hôn đơn phương khi thiếu hồ sơ; Cách liên hệ dịch vụ Luật sư tư vấn, hỗ trợ ly hôn đơn phương nhanh…

Bài viết sau đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ giải đáp một số vướng mắc khi ly hôn đơn phương và chia sẻ kinh nghiệm để có thể ly hôn đơn phương một cách dễ dàng.

Những khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương có thể hiểu là việc một bên yêu cầu Tòa án giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân khi hai vợ chồng không thỏa thuận được về tình cảm, con cái, quyền tài sản khi ly hôn. Do có sự bất đồng quan điểm này nên những khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương xảy ra là điều khó tránh khỏi. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khó khăn về hồ sơ khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Thông thường, một hồ sơ ly hôn đơn phương cần có đủ các gấy tờ gồm:

Đơn xin ly hôn đơn phương;

Giấy chứng nhận kết hôn;

Giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng;

Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của hai vợ chồng;

Bản sao giấy khai sinh của các con chung.

Vấn đề mấu chốt ở đây là người nộp hồ sơ ly hôn đơn phương không những phải cung cấp giấy tờ về nhân thân của mình mà còn cần cung cấp giấy tờ nhân thân của bên vợ/chồng còn lại (bản chứng thực). Khi bên vợ/chồng còn lại không đồng ý ly hôn thì việc yêu cầu họ hỗ trợ cung cấp giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ ly hôn đơn phương cực kỳ khó khăn. Nhiều người không cung cấp giấy tờ, thậm chí hủy bỏ giấy tờ của cả hai vợ chồng để ngăn cản việc ly hôn.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ ly hôn đơn phương nhanh của chúng tôi đã từng giải quyết nhiều trường hợp khách hàng không chỉ thiếu giấy tờ của vợ/chồng mà còn không cung cấp được giấy tờ của chính mình. Về phía Tòa án, họ chỉ thụ lý và giải quyết hồ sơ ly hôn đơn phương đã đủ giấy tờ nếu không hồ sơ sẽ bị trả lại và vụ án ly hôn không được giải quyết.

Do đó, đây là một trong những khó khăn thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Đối với trường hợp phức tạp hơn là ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con, ly hôn đơn phương tranh chấp về tài sản… thì hồ sơ ly hôn còn cần bổ sung giấy tờ chứng minh đối với yêu cầu của mình.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị HN nộp hồ sơ ly hôn lên Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội vào ngày 20/01/2021 để yêu cầu Tòa án giải quyết các vấn đề gồm: Yêu cầu Tòa án cho chị được ly hôn với chồng là anh Hoàng Tiến T, chị muốn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con là cháu TN (4 tuổi) và yêu cầu Tòa án chia tài sản là nhà, đất và tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

Đối với trường hợp của chị HN, ngoài các giấy tờ như chúng tôi đã phân tích ở trên, chị N cần bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh mình có đủ điều kiện nuôi dưỡng con chung (chứng minh về thu nhập, chỗ ở,…) giấy tờ chứng minh có tài sản và là tài sản chung (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, tài liệu chứng minh đóng góp của mình vào việc tạo lập tài sản nếu có…).

Thứ hai, khó khăn về thẩm quyền khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Pháp luật hiện nay quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình do các bên tự thỏa thuận lựa chọn là nơi một trong hai bên cư trú, nhưng ly hôn đơn phương bắt buộc phải giải quyết tại nơi bị đơn cư trú.

Thực tế, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận bằng văn bản để lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn (là người làm đơn) cư trú để giải quyết, nhưng khi bên còn lại đã không đồng ý ly hôn thì việc cùng nhau thống nhất lựa chọn Tòa án hiếm khi xảy ra.

Do đó, nếu các bên đã ly thân và có nơi cư trú xa nhau thì người làm đơn sẽ mất nhiều thời gian di chuyển để làm việc trực tiếp tại Tòa án. Thế nhưng, đây vẫn chưa phải vấn đề khó khăn nhất khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.

Nhiều trường hợp để tránh việc ly hôn, bên vợ/chồng còn lại đã đi khỏi nơi cư trú, thậm chí cắt đứt liên lạc hoặc thường xuyên chuyển địa điểm sống để nguyên đơn không thể tìm địa chỉ và khởi kiện. Hoặc đã thực hiện khởi kiện nhưng khi Tòa án xuống xác minh thì họ không còn sinh sống tại đó dẫn đến vụ án không được tiếp tục giải quyết.

ly hôn đơn phương dễ hay khó
ly hôn đơn phương dễ hay khó

Thứ ba, khó khăn về thời gian thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Hiện nay, thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương không được quy định cụ thể cho toàn bộ quá trình mà luật chia nhỏ từng giai đoạn giải quyết và có bổ sung thêm thời gian được phép gia hạn.

Do vậy, người làm đơn ly hôn chưa nắm rõ quy định pháp luật về thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương và các bước thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương sẽ khiến cho vụ việc bị kéo dài hoặc hồ sơ gửi đi lâu nhưng chưa được giải quyết.

Bên cạnh đó, do mục đích của ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân nên Tòa án cần phải có ý kiến của cả hai bên vợ chồng, bên không muốn ly hôn không có mặt theo thông báo của Tòa án dẫn đến việc các buổi làm việc bị hoãn gây mất thời gian, công sức cho bên khởi kiện. Đối với các vụ án thông thường, phiên tòa xét xử có thể bị hoãn lần một đến 01 tháng theo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Ngoài việc không có mặt theo lịch làm việc, bị đơn còn có thể trốn tránh không nhận các văn bản do Tòa án gửi, điều này cũng khiến cho thời gian giải quyết ly hôn đơn phương tăng thêm (cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thêm thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng trong thời hạn 15 ngày).

Do đó, khi gặp phải những trường hợp ly hôn đơn phương khó cần lưu ý hoặc muốn giải quyết ly hôn đơn phương nhanh, các bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của dịch vụ Luật sư tư vấn, hỗ trợ ly hôn đơn phương nhanh.

Thứ tư, khó khăn khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương có tranh chấp về tài sản

Trên thực tế, không chỉ tranh chấp về tài sản mà các vụ việc ly hôn đơn đều phức tạp khi xuất hiện tranh chấp dù ở khía cạnh nào. Đối với tranh chấp sản, khó khăn tồn tại từ quá trình chuẩn bị, bổ sung hồ sơ ly hôn, tại phiên hòa giải và phiên tòa xét xử vụ án.

Trong thời kỳ vợ chồng còn hòa thuận, việc mua bán, tặng cho tài sản không được nhiều người để ý dẫn đến tình trạng tài sản riêng nhưng trên giấy tờ lại đứng tên chung hoặc tài sản chung nhưng chỉ đứng tên một người…

Mặt khác, thời gian xảy ra các giao dịch trên thường cách thời điểm ly hôn xa, các bên không còn giữ, không thể thu thập lại các bằng chứng để nộp cho Tòa án. Vì vậy, chứng minh lại tài sản là riêng hay chung hoặc phần đóng góp cụ thể của các bên thường rất khó thực hiện.

Tại phiên hòa giải, các bên sẽ được ngồi lại với nhau để đưa ra phương án tốt nhất cho tranh chấp, nếu không muốn tiếp tục bỏ thời gian, chi phí theo đuổi vụ việc, các bên nên tìm ra được giải pháp ở giai đoạn này.

Tuy nhiên, làm cách nào để vừa thỏa thuận được nhưng cũng đảm bảo được quyền lợi của mình là một điều khó. Các bên cần đánh giá được tình huống tại thời điểm thỏa thuận, các điểm lợi, điểm yếu của mình và bên còn lại là gì để có thể đưa ra đề xuất mà các bên cùng chấp nhận được.

Trường hợp hòa giải không thành, các bên sẽ được tham gia phiên xét xử vụ án, tại đó dựa trên các chứng cứ thu thập được và lời trình bày của các bên mà Tòa sẽ đưa ra phán quyết.

Nếu chưa nắm rõ các quy định pháp luật và kỹ năng tranh tụng tại Tòa án thì tự bảo vệ quyền lợi của mình tại phiên Tòa là một vấn đề không hề đơn giản.

Thứ năm, những khó khăn về thủ tục thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Khi giải quyết ly hôn, các Tòa án thường có xu hướng hòa giải để các bên đoàn tụ hoặc một số trường hợp có thể chuyển sang thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình. Để thực hiện được việc này, Tòa án cần hòa giải để các bên có thể ngồi lại nói chuyện, thương lượng với nhau.

Việc hòa giải là bắt buộc trong thủ tục ly hôn đơn phương nhưng hoà giải được diễn ra nhiều lần sẽ làm mất rất nhiều thời gian của các bên. Ngoài các buổi hòa giải, tùy vào yêu cầu của từng cặp vợ chồng mà thủ tục ly hôn đơn phương có thể phải bổ sung thêm một số hoạt động như thẩm định giá tài sản, lấy ý kiến của con…

Mỗi bước được bổ sung nói trên sẽ cần phải tuân thủ những điều kiện riêng nhưng đều có một điểm chung là làm cho thủ tục ly hôn đơn phương trở nên phức tạp hơn.

Thứ sáu, khó khăn về chi phí khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Khác với ly hôn thuận tình, chi phí ly hôn đơn phương không chỉ tiêu tốn cho việc đi lại, làm việc tại Tòa án mà các bên còn phải chịu tiền án phí, tạm ứng án phí khá lớn.

Đặc biệt là đối với vụ án ly hôn đơn phương có tranh chấp về tài sản, các bên sẽ phải chịu án phí dựa trên giá trị tài sản nhận được sau ly hôn theo bảng giá ngạch, tiền phí thẩm định giá tài sản (Tùy từng trường hợp).

Ví dụ: Do không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản khi ly hôn nên chị M đã yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung vợ chồng với anh H là nhà, đất tại địa chỉ số XX, đường M, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (Tài sản trên được định giá 2.980.000.000 đồng).

Sau khi phân chia, Tòa án quyết định chia đôi giá trị tài sản, giao cho chị M căn nhà để có nơi buôn bán và trực tiếp chăm sóc con chung. Đồng thời, chị M phải thanh toán lại cho anh H số tiền 1.490.000.000 đồng. Như vậy, đối với giá trị tài sản các bên nhận được như trên thì số tiền án phí mỗi bên sẽ phải thanh toán là 65.800.000 đồng.

Như vậy, so với ly hôn thuận tình thì ly hôn đơn phương sẽ phức tạp hơn ở nhiều mặt từ hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền đến thời gian, chi phí. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà các vướng mắc có thể tồn tại ở các vấn để khác nhau với những mức độ khác nhau.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề ly hôn đơn phương dễ hay khó.

Nếu có các vướng mắc về ly hôn đơn phương hoặc có nhu cầu Luật sư hỗ trợ ly hôn đơn phương nhanh, các bạn liên hệ trực tiếp qua số điện thoại, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ và hỗ trợ để các bạn có thể làm việc trực tiếp với Luật sư ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139