Pháp luật về nhãn hiệu là lĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi ngày càng có nhiều tranh chấp và khiếu nại được đưa ra trước cơ quan thẩm quyền liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Vậy hiện tại Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu?
Bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Mỗi một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đều được gắn trên đó một thương hiệu cụ thể để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phầm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phầm, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Đó gọi là nhãn hiệu. theo thuật ngữ chuyên ngành thì “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:
– Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu
Đối với chủ sở hữu:
+ Yên tâm đầu tư
+ Yên tâm sản xuất, kinh doanh (bảo đảm an toàn cho khai thác Nhãn hiệu hàng hóa)
+ Có thể độc quyền sản xuất kinh doanh
+ Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hóa.
– Đối với người tiêu dùng:
+ Bảo đảm chất lượng sản phẩm
+ Tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng
Đối với xã hội
+ Có được thông tin pháp lý
+ Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa
+ Tạo môi trường kinh doanh lành mạn
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Ngoài ra tại khoản 17, 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các loại nhãn hiệu như sau:
+ Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Ví dụ về nhãn hiệu tập thể: Hà Đông cho sản phẩm Lụa; Nem chua Thanh Hóa; …
+ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Ví dụ: Biểu tượng Woolmark là một nhãn hiệu (chứng nhận) đã đăng ký của công ty Woolmark. Woolmark là một biểt tượng đảm bảo chất lượng xác nhận rằng các sản phẩm mang biểu tượng đó, được làm từ 100% len mới và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt do công ty Woolmark quy định. Nhãn hiệu này được đăng ký tại hơn 140 nước và được cấp li-xăng cho các nhà sản xuất có đủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật tại 67 nước.
+ Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Ví dụ cho nhãn hiệu liên kết: Các dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX… Nhưng tên nhãn hiệu này được gọi là nhãn hiệu liên kết vì nó đáp ứng được ba điều kiện: Do cùng chủ thể là Hãng Hoanda đăng ký, các sản phẩm này đều có tính năng cơ bản tương tự nhau và cùng nằm trong chuỗi sản phẩm về xe Wave.
+ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ: SONY, TOYOTA, MICROSOFT,….
Về điều kiện chung để được bảo hộ nhãn hiệu:
Tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Đồng thời, khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Vậy, có thể rằng theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì không bảo hộ các nhãn hiệu dưới dạng âm thanh hoặc mùi hương do không nhìn thấy được, ngay cả khi âm thanh, mùi hương đó có khả năng phân biệt cao.
Đối với nhãn hiệu thông thường:
Đối với nhãn hiệu thông thường phải thực hiện thủ tục đăng ký để được bảo hộ. Nhãn hiệu thông thường phải nhìn thấy được, phải có khả năng phân biệt.
Căn cứ vào Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì đối với nhãn hiệu có các dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ:
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
+ Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng:
Nhãn hiệu nổi tiếng không phải đăng ký bảo hộ, chỉ cần đã được sử dụng và nhận biết rộng rãi. Tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
+ Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
+ Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Điều kiện về tính độc đáo
+ Một nhãn hiệu hàng hóa, để thực hiện được chức năng của nó, phải có tính độc đáo. Một nhãn hiệu không độc đáo không thể giúp người tiêu dùng nhận ra hàng hóa mình muốn tìm, lựa chọn. Từ “táo” hoặc hình quả táo không thể được đăng ký cho mặt hàng táo, nhưng đối với hàng hóa là máy tính thì nó lại rất độc đáo. Điều đó cho thấy tinh độc đáo phải được đánh giá trong mối quan hệ với hàng hóa gắn nhãn hiệu đó.
+ Việc xem xét liệu một nhãn hiệu hàng hóa có độc đáo hay không phụ thuộc vào hiểu biết của người tiêu dùng, hoặc ít nhất là vào những người mà dấu hiệu nhắm tới. Một dấu được coi là độc đáo đối với hàng hóa mang dấu hiệu đó khi dấu hiệu này được những người tiêu dùng nhận ra như dấu hiệu nhận rằng hàng hóa nguồn gốc xuất phát từ một cơ sởkinh doanh nhất định, hoặc là dấu hiệu này được nhận biết như vậy.
+ Tính độc đáo của một dấu hiệu không tuyệt đối và bất biến. Phụ thuộc vào người sự dụng hoặc các bên thứ ba, tính độc đáo có xây dựng được, phát triển hay thậm chí ngược lại bị đánh mất. Hoàn cảnh (có thể quá trình lâu năm hoặc có cường độ và rộng khắp) của việc sử dụng dấu hiệu phải được xét đến khi cơ quan đăng ký có ý kiến cho rằng dấu hiệu thiếu tính độc đáo cần thiết, nghĩa là được coi như không có tính độc đáo.
Tất nhiên, có nhiều cấp độ khác nhau về tính độc đáo, và vấn đề đặt ra là một dấu hiệu phải độc đáo đến mức nào để có thể được đang ký. Trong nội dung này, cần có sự phân biệt một số loại nhãn hiệu tiêu biểu – những nhãn hiệu được tự tạo ra, không có nguồn gốc thực, bằng cách sang tạo, tự ghép, đặt ra không có nghĩa. Một ví dụ nội tiếng cho loại thứ nhất là nhãn hiệu KODAK. Nhữnng nhãn hiệu hàng hóa này có thể không phải là thứ giới thị ưa chuộng bởi họ buộc phải dầu tư nhiều hơn vào quảng cáo để giới thiệu chúng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, tự than những nhãn hiệu này lại đưa đến việc được hưởng sự bảo hộ rất mạnh. Những từ ngữ như danh từ chung trong ngôn ngữ hằng ngày cũng có thể trở nên rất độc đáo nếu chúng truyền tải một ý nghĩa khôngn liển quan đến các sản phẩm gắn nhãn hiệu đó. Điều này cũng đúng với trường hợp các yếu tố hình ảnh.
Ví dụ các nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếngnhư CAMEL dùng cho thuốc lá (và nhãn hiệu hình ảnh của nó cũng nối tiếng như vậy), nhãn hiệu APPLE nêu trên (cả bắng từ ngữ và hình ảnh) cho máy tính. Giới tiếp thị ưa chuộng những tên nhãn hiệu mà bằng cách nào đó gợi dẫn một sự liên tưởng tích cực về sản phẩm tâm chí người tiêu dùng.Bởi vậy họ sẽ chọn các nhãn hiệu ít nhiều mang tính mô tả. Nếu dấu thuần túy là sự mô tả, nó sẽ không có khả năng phẩn biệt và không thể đăng ký như một nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả các dấu hiệu nếu không có nghĩa hoặc là không có liên quan đến sản phẩm được sử dụng đều thiếu tính độc đáo: Có một loại các dấu hiệu trung gian có tính gợi dẫn, liên tưởng về hàng hóa mà chúng được sử dụng, về tính chất, chất lượng, nguộn gốc hoặc các đặc tính bất kỳ của hàng hóa đó, song không thực sự chỉ mang tính mô tả.
Các dấu hiệu này có thể được đăng ký. Trên thực tế,vấn đề quyết định là nhãn hiệu có tính gợi dẫn, liên tưởng hay tính mô tả về hàng hóa theo luật pháp và thẩm quyền quốc gia. Câu hỏi này phải được xem xét phù hợp với luật và tính đến mọi tình tiết cụ thể của tình huống. Theo nguyên tắc chung, có thể nói rằng một từ miêu tả những hàng hóa liên quan mang tính độc đáo nếu nó đã có ý nghĩa phát sinh, nghĩa là mọi người nhận biết được rằng nó là dấu hiệu chỉ ra được hàng hóa mang nhãn hiệu đó là có nguồn gốc từ cở sở kinh doanh nhất định.
Trong trường hợp có phân vận rằng liệu dấu hiệu có tính mô tả hay có tính gợi dẫn, liên tưởng, việc đã sự dụng trong kinh doanh trong một thời hạng nhất định nào đó có thể coi là đủ, thõa mản điểu kiện đăng ký
Tuy nhiên, điều kiện càng thiên về mô tả sẽ càng khó chứng minh ý nghĩa phái sinh, và khi đó cần thiết phải có tỉ lệ phần trăm số người tiêu dùng nhận biết được ý nghĩa phái sinh.
Không có khả năng phân biệt
Nếu một dấu hiệu không có khả năng phân biệt, nó không thực hiện làm nhãn hiệu hàng hóa và dấu sẽ bị đăng ký. Thường thì người nộp đơn không cần chứng minh khả năng phân biệt. Cơ quan đăng ký sẽ chứng minh việc không khả năng phân biệt trong trường hợp có lưỡng lự, không chắc chắn thì vẫn nên cho đăng ký nhãn hiệu. Luật nhãn hiệu hàng hóa tại một số nước yêu cầu người nộp đơn có nghĩa vụ chứng minh rẳng nhãn hiệu của mình phải được đăng ký. Tuy nhiên, thông lệ này có thể coi là khắt khe, và đôi khi nó cản trở việc đăng ký những nhãn hiệu hàng hóa có thể chứng minh được là có khả năng phân biệt hàng hóa của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Tên gọi chung
Một dấu hiệu có đặc điểm chung khi nó định nghĩa một nhóm, loại hay một mặt , ngành hàng. Tên gọi thông thường của loại hàng hóa là thiết yếu cho giới kinh doanh cũng như người tiêu dùng không được phép độc quyền một thuật ngữ chung như vậy.
Ví dụ về các tên gọi chung như “đồ đạc” (chỉ đồ đạc nói chung và cũng chỉ bàn, ghế…) và “ghế“(chỉ các loại ghế). Hay một số ví dụ khác như “đồ uống”, “cà phê” và “cà phê tan” cho ta thấy có các nhóm loại có thể rộng hay hẹp hơn, và các nhóm hàng hóa, tất cả có cùng đặc điểm là có cùng tên gọi chung được dùng để gọi, chỉ hàng hóa cùng nhóm loại.
Các dấu hiệu trên không có khả năng phân biệt, một số hệ thống tư pháp cho rằng, thậm chí nếu chúng được sử dụng một cách rộng rãi với đến cường độ có được nghĩa phải phái sinh vẫn không thể đăng ký, do xét đến nhu cấu thiết yếu của giới kinh doanh cần sử dụng chúng, không thể cho phép độc chiếm. Vì những lý do này, Tòa án Tối cao Delhi – Ấn Độ vào năm 1972 đã từ chối đăng ký nhãn hiệu JANTA, khi theo tiếng Hindi từ này có nghĩa là giá rẻ.
Các dấu hiệu mô tả
+ Các dấu hiệu mô tả là các dấu hiệu kinh doanh dùng đề chỉ chủng loại, chất lượng, công dụng, giá trị, nơi xuất xứ, thời gian sản xuất hay bất kỳ tính chất nào khác của hàng hóa mà dấu hiệu có ý định sử dụng hoặc đang được sử dụng.
+ Theo định nghĩa về khả năng phân biệt nêu trên, việc xét nghiệm được tiến hành nhằm xác định liệu người tiêu dùng có thể xem dấu hiệu như dẫn chiếu về nguồn gốc của hàng hóa (dấu hiệu phân biêt) hay liệu họ coi dấu hiệu như sự chỉ dẫn về các đặc tính của hàng hóa hay xuất xứ địa điểm (dấu hiệu mô tả).
+ Do quyền chính đáng của những nhà kinh doanh trong việc sử dụng môt tên gọi có thể được sử dụng là cơ sở bổ sung khi tiến hành xét nghiệm xem liệu người tiêu dùng coi dấu hiệu như sự dẫn chiếu về nguồn gốc hay là chỉ dẫn các đặc tính hàng hóa. Tuy nhiên, không nên coi là lý do để đưa ra quyết định từ chối đăng ký một nhãn hiệu khi không có cơ sở chắc chắn rằng người tiêu dùng có thể đã coi thuật ngữ này mang tính mô tả hay không.
Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt khác
+ Các dấu hiệu có thể không có khả năng phân biệt vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như một đơn giản hoặc đơn thuần mang tính minh họa hoặc mang đặc tính trang trí có thể không hề gây chú ý của người tiêu dùng, chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, chỉ đơn thuần là phần minh họa cho bao bì của hàng hóa.
+ Một ví dụ khác (đối với từ ngữ) là một khẩu hiệu quảng cáo dài dòng giới thiệu hàng hóa với người tiêu dùng, thậm chí khi được ghi trên bao bì cũng qua rối rắm để người tiêu dùng có thể hiểu đó một dẫn chiếu về nguồn gốc của sản phẩmTrên thực tế, các cơ quan chức năng phải giải quyết các tình huống kinh điển được luật pháp nhiều nước từ chối bảo hộ và được đề cập dưới đây. Dẫn chiếu về xuất sứ địa lý. Các dẫn chiếu xuất xứ địa lý (ngược về nguồn gốc hàng hóa theo chức năng chỉ dẫn nguồn gốc) về cơ bản là không có khả năng phân biệt. Chúng gợi cho người tiêu dùng một liên tưởng tới tên địa lý, chỉ dẫn về nơi sản xuất hàng hóa hoặc các thành phần sử dụng trong sản phẩm, hoặc, phụ thuộc vvào hoàn cảnh thực tế, chỉ ra các đặc tính của hàng hóa gắn với xuất xứ của chúng.
Để sự liên hệ được tác động gợi cho người tiêu dùng, ví trí địa lý này, tất nhiên, ít nhất phải được người tiêu dùng biết đến. Ví vậy, các dấu hiệu về địa danh lạ, không được biết đến là những dấu hiệu có khả năng phân biệt. Dẫn chiếu tới vùng không ai cho rằng hàng hóa liên quan được sản xuất tại đó cũng coi là có khả năng phân biệt. Thậm chí nếu một vùng địa lý được người tiêu dùng biết đến, một dấu hiệu chiếu tới địa danh này có thể có khả năng phân biệt hoặc trở nên có khả năng phân biệt nếu tại đây không có người sản xuất hoặc thương gia hoạt động trong lĩnh vực đó, không có những đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về bảo hộ nhãn hiệu. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.