Phí kiểm toán

phí kiểm toán

Với nền kinh tế đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng nhiều, vậy những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách cho công ty thì làm sao để kiểm tra được tình hình tài chính của công ty từ đó để phát hiện ra những gian lận về tài chính, hồ sơ giả, kế toán gian dối, biển thủ công quỹ, v..v..v.. đó là câu hỏi luôn đặt ra trong mỗi doanh nghiệp – giải pháp duy nhất đó chính là Kiểm toán – là hoạt động tài chính không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp.

Vậy chi phí cho một cuộc kiểm toán là bao nhiêu? Cách quản lý sử dụng chi phí kiểm toán? Dựa trên những yếu tố gì để có đơn vị Kiểm toán có thể báo giá cho Doanh nghiệp?

Mời Quý bạn đọc cùng đồng hành với Luật Trần và Liên Danh trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Cách tính chi phí kiểm toán nhé!

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu & đánh giá các bằng chứng có liên quan đến những thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó được kiểm tra qua bộ phận kế toán. Từ đó đưa ra quyết định về độ trung thực cũng như mức độ phù hợp giữa các thông tin với những chuẩn mực đạo đức đã được đưa ra từ trước đó.

Thực hiện kiểm toán sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán nắm rõ về tình hình của doanh nghiệp. Qua người thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, các doanh nghiệp có thể đưa ra được hướng đi, chiến lược cùng các quyết định đúng đắn nhất.

Có mấy loại kiểm toán?

Kiểm toán viên được phân ra thành 3 loại khác nhau sau đây:

Kiểm toán nhà nước

Loại này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của Pháp Luật và không tính phí. Thường các doanh nghiệp được kiểm toán là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước.

Kiểm toán độc lập

Nhiệm vụ kiểm toán được thực hiện bởi kiểm toán viên của các công ty độc lập & chuyên về dịch vụ kiểm toán. Những công ty này chuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đối với báo cáo tài chính hoặc kèm thêm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm toán độc lập được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Kiểm toán nội bộ

Đây là việc các công ty tự thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên trong Ban Hội Đồng Quản Trị hay Ban Lãnh Đạo, Ban Giám Đốc… Báo cáo này chỉ sử dụng mang tính chất nội bộ & không được tin tưởng như với loại kiểm toán độc lập.

Những công ty nào phải kiểm toán báo cáo tài chính?

Những đối tượng sau bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm gồm:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm.

Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra doanh nghiệp cần kiểm toán báo cáo tài chính khi tham gia đấu thầu, kiểm toán báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng thương mại, hợp tác kinh doanh…

Cách tính chi phí kiểm toán theo hướng dẫn tại Điều 21, Thông tư 09/2016/TT-BTC

Cách tính chi phí kiểm toán được hướng dẫn tại Điều 21, Thông tư 09/2016/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước cho các loại chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán: chi phí kiểm toán độc lập cụ thể như sau:

Xác định chi phí

icon tich xanhCăn cứ vào tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể và tỷ lệ quy định tại bảng định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán để xác định định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Bảng định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán cụ thể như sau:

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)                  ≤ 5               10                50                100              500                  1000            ≥    10.000           

Chi phí thẩm tra, phê duyệt                            0,95   0,65   0,475 0,375 0,225 0,15   0,08

Chi phí kiểm toán 1,60             1,075           0,75             0,575           0,325           0,215                0,115                    

Tính định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán

Cách tính định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán được xác định theo công thức như sau:

Ki = Kb –     (Kb – Ka) x (Gi – Gb)

Ga – Gb

Trong đó:

KTTPD là định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

KKT là định mức chi phí kiểm toán

Ki (%) là định mức chi phí tương ứng với dự án cần tính

Ka(%) là định mức chi phí tương ứng với dự án cận trên

Kb (%) là định mức chi phí tương ứng với dự án cận dưới

Gi (tỷ đồng) là tổng mức đầu tư của dự án cần tính

Ga (tỷ đồng) là tổng mức đầu tư của dự án cận trên

Gb (tỷ đồng) là tổng mức đầu tư của dự án cận dưới

Tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán

Công thức tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán cụ thể như sau:

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối đa = Ki-TTPD % x tổng mức đầu tư

Chi phí kiểm toán tối đa = Ki-KT % x tổng mức đầu tư + Thuế GTGT

Chú ý:

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối thiểu là 500.000 VNĐ

Chi phí kiểm toán tối thiểu là 1.000.000 VNĐ + thuế GTGT.

Cách tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán của gói thầu hoặc hạng mục công trình trong dự án

Đối với gói thầu hoặc hạng mục công trình trong dự án thì chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán được tính như sau:

Chi phí hạng mục/gói thầu = Mức chi phí của cả dự án x (Dự toán của HMCT/Tổng mức đầu tư của dự án)

phí kiểm toán
phí kiểm toán

Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán được bằng 70% định mức quy định tại Khoản 1 Điều 21 của thông tư này trong trường hợp so với tổng đầu tư dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên.

Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được tính bằng 50% định mức quy định tại Khoản 1, điều 21 của thông tư này trong trường hợp dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán.

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán được tính như một dự án độc lập trong trường hợp dự án thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án thành phần quyết định đầu tư riêng hoặc chương trình dự án có các tiểu dự án.

 Định mức chi phí kiểm toán được tính tối đa bằng 70% định mức quy định tại Khoản 1, Điều 21 của thông tư này đối với dự án, tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư độc lập.

Quy định quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Cơ quan chủ trì thẩm tra khi thực hiện thẩm tra có văn bản đề nghị thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán với chủ đầu tư theo đúng tỷ lệ quy định tại khoản 1, Điều 21 của thông tư này.

Nội dung chi bao gồm:

Chi trả thù lao theo mức khoán hoặc theo thời gian cho các thành viên trực tiếp thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Trong trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán ký kết hợp đồng theo thời gian với các chuyên gia, tổ chức tư vấn sẽ chi trả cho các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra, quyết toán dự án.

Chi công tác phí, dịch thuật, in ấn, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, mua sắm trang phục, mua sắm máy tính phục vụ công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

Chi các khoản khác có liên quan đến các công tác quyết toán

Cơ quan chủ trì thẩm tra, quyết toán được sử dụng chi phí (chi theo các nội dung quy định tại điểm a này) theo tỷ lệ tại khoản 1 Điều 21 này. Khoản kinh phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán đã được cơ quan kiểm soát thanh toán theo quy định trong trường hợp chưa sử dụng hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để thực hiện.

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Để thu thập được đầy đủ thông tin làm căn cứ kết luận về tính trung thực của báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên cần xây dựng được quy trình kiểm toán cụ thể. Thông thường, quy trình này bao gồm 3 bước như sau:

Lập kế hoạch

Thực hiện kiểm toán.

Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro đã đánh giá

Các kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán, mô tả rõ ràng phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành kiểm toán. Ngoài ra, bản kế hoạch cần đầy đủ, rõ ràng để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán.
Bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiếp đó, khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng cần có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên triển khai chương trình.

Ngoài ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cần phải xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Từ đó, đề xuất thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được đánh giá đó.

Thực hiện kiểm toán

Kiểm toán viên thực hiện theo phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập số liệu chính xác. Quá trình này thực chất là việc triển khai một cách có chủ động và tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán, để đưa ra ý kiến về tính xác thực, hợp lý trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát, phân tích, kiểm tra chi tiết dựa trên kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

Tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán

Sau khi phân tích, đánh giá, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận ghi trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Các công việc cụ thể cần thực hiện trước khi đánh giá bao gồm:

Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến

Xem xét sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị

Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (nếu có)

Sau đó, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập Báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập (nếu có). Kết quả có thể là: Chấp nhận toàn phần hoặc Không chấp nhận toàn phần.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về phí kiểm toán Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139