Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Khái quát chung về người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm
Hiến pháp 2013 của nước ta quy định tại khoản 1 Điều 20 về quyền của công dân như sau:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Hành vi làm nhục người khác có mối quan hệ chặt chẽ với danh dự và nhân phẩm con người. (Danh dự là phạm trù đạo đức chỉ lòng tôn trọng của con người trong mọi cử chỉ, hành vi của mình; nhân phẩm là phẩm chất và giá trị con người).
Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ;
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin bịa đặt làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, đây là hành vi trái pháp luật. Hiện nay, việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, cơ quan tổ chức diễn không phải là ít, với nhiều thủ đoạn khác nhau, đặc biệt với thời đại công nghệ số như bây giờ.
Người thực hiện hành vi làm nhục người khác là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như:
Lăng mạ,
Chửi bới thậm tệ, Luật sư hình sự giỏi.
Cạo đầu,
Cắt tóc,
Bôi nhọ, lột quần áo giữa đám đông…
Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
Bôi nhọ danh dự người khác được hiểu như thế nào?
Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân; hoặc tập thể trên phương diện đạo đức. Hay phẩm chất chính trị và năng lực. Việc bôi nhọ danh dự; nhân phẩm người khác là những hành vi truyền bá thông tin sai sự thật. Gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
– Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm là quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự 2015, vì vậy, không một ai được phép xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
– Thực tiễn pháp luật hiện hành cho thấy không có một cách giải thích chính thống nào về “xúc phạm người khác”.
Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản, xúc phạm người khác là việc sử dụng lời nói khó nghe, chì chiết, hành động lăng mạ, hình ảnh thô tục, sai sự thật về người khác thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
– Xúc phạm người khác diễn ra ở mọi cấp bậc, mọi lứa tuổi, mọi không gian và mọi thời gian, không xác định mối quan hệ, không phân biệt giới tính và ngày càng phổ biến, đặc biệt trên các trang mạng xã hội.
Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm bị xử lý thế nào ?
Hành vi làm nhục người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác,…
Nếu tính chất và mức độ của hành vi xúc phạm nghiêm trọng, và có đủ căn cứ, thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, trường hợp này tùy vào tính chất và mức độ mà bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Phạm tội 02 lần trở lên;
Đối với 02 người trở lên;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Đối với người đang thi hành công vụ;
Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bị người khác bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội, phải làm gì?
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của mình. Các thông tin xấu được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng phải bị gỡ bỏ, đồng thời cải chính.
Người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác vừa phải bồi thường thiệt hại bằng tiền; vừa phải công khai xin lỗi, cải chính thông tin. Nếu người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm yêu cầu.
Đơn tố cáo người có hành vi chửi bới lăng mạ người khác cần ghi những nội dung gì?
Đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm tố cáo;
– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; tư vấn luật hình sự chi tiết
– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
– Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
– Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Hướng dẫn chi tiết viết Đơn tố cáo.
Khi làm Đơn tố cáo, cần lưu ý ghi đầy đủ, chính xác thông tin của bên tố cáo, trường hợp biết rõ thông tin của bên bị tố cáo thì ghi nội dung thông tin này vào
Đặc biệt, nội dung đơn tố cáo phải được trình bày khoa học, rõ ràng, diễn tả lại hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian cụ thể để qua đó, cơ quan chức năng xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết Đơn tố cáo hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm trên Facebook:
– Nội dung tố cáo: Hành vi có dấu hiệu phạm Tội vu khống, Tội làm nhục người khác, đưa thông tin, sự việc sai sự thật lên Facebook của chủ tài khoản Facebook …
– Tôi xin trình bày lại sự việc như sau:
Bà Nguyễn Thị A – chủ nhân của tài khoản Facebook mang tên….
Thời gian gần đây, bà A đã sử dụng trang Facebook mang tên… liên tục công khai đăng những dòng trạng thái trên trang cá nhân với những lời lẽ, nội dung sai sự thật, những lời lẽ cố ý xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi.
Trong bài viết trên Facebook của bà B như sau: ….
(Những lời lẽ vu khống, xúc phạm tôi xin đính kèm hình ảnh tôi đã chụp lại nội dung bà B đã đăng trên Facebook đính kèm đơn này)
Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân tôi mà còn ảnh hưởng tới cả công việc, gia đình và mọi người xung quanh tôi khiến tôi rất bức xúc.
Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm (đặc biệt là qua mạng xã hội) là hành vi đáng lên án, bởi nó có tác động rất xấu không chỉ đối với những người là nạn nhân mà còn có tác động xấu đến cả xã hội nói chung. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm tới chuẩn mực đạo đức, xã hội.
Hành động phát tán những thông tin bịa đặt, phản cảm như trong bài viết trên đã để lại hậu quả rất lớn, danh dự, nhân phẩm của tôi bị xúc phạm nghiêm trọng, làm hạn chế rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống bình thường của tôi.
Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình đồng thời ngăn chặn hành vi nêu trên, nay tôi viết đơn này tố cáo bà B vì đã thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm tội làm nhục người khác được quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết.
Vì những lý do trên, kính đề nghị Quý Cơ quan:
– Yêu cầu bà B dừng ngay hành vi đăng những dòng trạng thái trên trang cá nhân với những lời lẽ, nội dung bịa đặt, sai sự thật, cố ý xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi.
– Buộc bà B đăng bài viết để chế độ công khai xin lỗi tôi trên mạng xã hội.
– Xác minh, điều tra, làm rõ hành vi vi phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý theo quy định của pháp luật, trả lại công bằng và bảo vệ cuộc sống bình yên cho tôi, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người theo quy định pháp luật.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline Công ty luật để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!