Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam

mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Vậy mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam được thể hiện thế nào? 

Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam (37/HS) là gì?

Các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

– Mục đích của các biện pháp ngăn chặn là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.

– Chủ thể có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn: cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Như vậy có thể hiểu bắt bị can để tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn với mục đích ngăn chặn bị can có các hành vi cản trở tố tụng hình sự.

Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam (37/HS) là văn bản do Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền ban hành với các nội dung bao gồm các căn cứ, các văn bản pháp luật làm căn cứ để ban hành, thông tin của bị can bao gồm (họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, quốc tịch, nơi cư trú, tiền án tiền sự), nội dung lệnh bắt, hiệu lực lệnh bắt và các chủ thể có thẩm quyền thực hiện lệnh.

Mục đích của mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam (37/HS): khi cơ quan có thẩm quyền có căn cứ cho rằng cần áp dụng biện pháp bắt bị can thì cơ quan này sẽ ra lệnh bắt nhằm mục đích bắt bị can, tránh những thiệt hại không đáng có mà bị can có thể gây ra.

Mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam (37/HS)

Mẫu số 37/HS Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018

VIỆN KIỂM SÁT[1] … CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
[2]………… Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

Số:…../LBTG-VKS…-…[3]

…………………, ngày……… tháng……… năm 20……

LỆNH

BẮT BỊ CAN ĐỂ TẠM GIAM

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…………

Căn cứ các điều 41, 113, 119 và 165[4] Bộ luật Tố tụng hình sự.

Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày..… tháng……. năm…… và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày.…… tháng…… năm……. của[5] ……………. đối với[6]…………… về tội.……… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự;

Xét thấy[7]………

RA LỆNH:

Điều 1. Bắt tạm giam đối với bị can6: ………..Tên gọi khác………………..

Sinh ngày ………… tháng ………… năm ……………….. tại: Giới tính: ……………….

Quốc tịch: …………..; Dân tộc: …………..; Tôn giáo:

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:

cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp:

Nơi cư trú:

Tiền án, tiền sự:

Thời hạn tạm giam …… tháng, kể từ ngày bắt bị can.

Điều 2. Yêu cầu[8] ……………………. thi hành Lệnh này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Điều 3. Yêu cầu[9] ..…… tạm giam bị can …… cho đến khi có Lệnh/Quyết định mới./.

Nơi nhận:

– Cơ quan điều tra có thẩm quyền;

– Cơ sở giam giữ;

– VKS cấp trên;

-………..;

– Lưu: HSVA, HSKS, VP.

VIỆN TRƯỞNG[10]

(Ký tên, đóng dấu)

[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này

[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)

[4] Nếu ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn truy tố thì bổ sung căn cứ Điều 236 BLTTHS

[5] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

[6] Ghi họ, tên bị can bị bắt để tạm giam

[7] Nêu căn cứ tạm giam theo quy định tại Điều 119 BLTTHS

[8] Ghi tên Cơ quan có trách nhiệm thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam

[9] Ghi tên cơ sở giam giữ

[10] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:

“KT. VIỆN TRƯỞNG

PHÓ VIỆN TRƯỞNG”

mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam
mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam

Những quy định liên quan đến bắt bị can để tạm giam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự thì: “Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự” và theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự  thì: “Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tào án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Theo quy định tại Điều luật này thì có thể thấy:

Về đối tượng áp dụng

Theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì có thể thấy đối tượng áp dụng của biện pháp này là bị can, bị cáo. Như vậy, có thể thấy đây là hai đối tượng đã bị khởi tố về hình sự (bị can) hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử (bị cáo). Các chủ thể không thuộc trường hợp trên  thì không được coi là đối tượng áp dụng của biện pháp này.

Điều kiện áp dụng

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định cụ thể về những trường hợp nào bị can, bị cáo có thể bị bắt để tạm giam. Tuy nhiên, dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 88 của Bộ luật này thì có thể thấy các điều kiện để bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:

Thứ nhất, đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (điểm a khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự). Xuất phát từ mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội đồng thời trong trường hợp này, người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội thường nhận thức rõ được trách nhiệm pháp lí mà họ phải gánh chịu là rất nặng nề nên tìm mọi cách để trốn tránh gây khó khăn cho việc giải quết vụ án nên việc bắt tạm giam những đối tượng này là rất cần thiết.

Các bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự thường sẽ phải chịu hình phạt rất nghiêm khắc bởi sự nguy hiểm của các loại tội này là rất cao. Đặc biệt là những bị can, bị cáo phạm tội về ma túy, giết người, xâm phạm an ninh quốc gia hoặc là tái phạm, tái phạm nguy hiểm…

Thứ hai, đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng đối tượng có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội (điểm b khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự). Đối tượng bị bắt để tạm giam trong trường hợp này cần thỏa nãm hai điều kiện sau:

Một là, bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có hình phạt tù trên 2 năm. Điều này có nghĩa, không áp dụng biện pháp này đối với các bị can, bị cáo mà Bộ Luật hình sự quy định hình phạt từ 2 năm tù trở xuống.

Hai là, có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để xác định bị can có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thường căn cứ vào yêu cầu của việc điều tra, truy tố, xét xử và sự cần thiết của việc ngăn chặn tội phạm, thái độ của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam.

Trường hợp đặc biệt bị can, bị cáo thuộc quy định tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng “Bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã” hoặc “Được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc có ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử” hoặc “Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”. Trong trường hợp này, bị can, bị cáo cũng bị bắt để tạm giam.

Căn cứ áp dụng

Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định cụ thể trong điều luật các căn cứ để bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy nhiên, bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn cho nên khi bắt người cần phải thỏa mãn các quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:

“…khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần để đảm bảo thi hành án…”. Ngoài ra, bắt bị can, bị cáo để tạm giam tức người bị bắt sẽ bị tạm giam nên ngoài các căn cứ quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cần áp dụng các căn cứ tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Thẩm quyền này được quy định tại khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều luật quy định cụ thể thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong từng giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.

Quy định này nhằm phân định rõ thẩm quyền của từng cơ quan tiến hành tố tụng và nâng cao trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong các cơ quan này. Cụ thể:

Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp quyết định. Trường hợp Cơ quan điều tra ra lệnh bắt thì lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát là một thủ tục pháp lí bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của lệnh bắt để để đảm bảo hiệu lực của lệnh bắt người cũng như sự cần thiết phải bắt tạm giam bị can.

Giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một cách trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vì những mục đích cá nhân.

Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định.

Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết định.

Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trước hết, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh bắt của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu cơ quan.

Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải đảm bảo yêu cầu pháp lí nêu trên mới có giá trị thi hành.  Lệnh bắt người vi phạm thủ tục như bắt người theo lệnh miệng, lệnh bắt của người không có thẩm quyền, lệnh bắt không ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh,…hay không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì không có hiệu lực thi hành.

Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe. Người bị bắt có quyền yêu cầu người thi hành lệnh bắt đọc toàn văn lệnh bắt và giải thích lệnh. Trong trường hợp có nghi ngờ về lệnh bắt, người bị bắt có quyền yêu cầu cho xem lệnh bắt. Những yêu cầu đó phải được người thi hành lệnh bắt chấp nhận.

Khi bắt phải lập biên bản bắt người. Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, thái độ của người bị bắt trong việc chấp hành lệnh bắt những tài liệu, đồ vật có liên quan được phát hiện, bị tạm giữ và những yêu cầu, khiếu nại của người bị bắt.

Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng kí tên vào biên bản. Nếu có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dụng của biên bản thì họ có quyền ghi vào biên bản và kí tên.

Trên đây là các quy định của pháp luật về bắt bị can để tạm giam và mẫu lệnh bắt bị can để tạm giam, nếu còn thắc mắc nào khác, quý bạn đọc có thể liên hệ với Công ty luật uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139