Kinh nghiệm mở văn phòng luật sư

kinh nghiem mo van phong luat su

Với những yêu cầu pháp lý ngày càng chặt chẽ và mang tính phức tạp hơn nên những chủ thể hoạt động ngoài lĩnh vực này luôn gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện. Nhưng thời gian gần đây thì những cản trở đó đã có thể được xóa bỏ khi mà những công ty hay văn phòng luật sư nổi lên với chức năng cung cấp các dịch vụ pháp lý để hỗ trợ giải quyết những vấn đề này. Hầu hết những chủ thể có am hiểu về pháp lý sẽ lựa chọn mở văn phòng luật sư để đáp ứng nhu cầu cho những cá nhân hoặc tổ chức ít tìm hiểu về pháp lý. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm mở văn phòng luật sư.

Văn phòng luật sư là gì?

Văn phòng luật sư là một trong những hình thức của tổ chức hành nghề luật sư mà các chủ thể có thể lựa chọn để tham gia hoạt động. Theo định nghĩa tại Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.

Khi thành lập văn phòng luật sư cần phải tuân thủ những điều kiện nào?

Theo khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:

– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;

– Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

Theo khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 trong đó quy định về tổ chức hành nghề luật sư gồm:

– Văn phòng luật sư;

– Công ty luật.

Như vậy, văn phòng luật sư là một trong những tổ chức hành nghề luật sư. Để thành lập văn phòng luật sư bạn cần phải đáp ứng hai điều kiện. Thứ nhất, là bạn đã hành nghề luật sư liên tục ít nhất hai năm theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Thứ hai, phải có giấy tờ chứng minh về trụ sở văn phòng luật sư của bạn ví dụ như hợp đồng thuê nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà…

Pháp luật quy định như thế nào về đăng ký hoạt động văn phòng luật sư?

Theo khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 trong đó quy định về tổ chức hành nghề luật sư gồm Văn phòng luật sư

Theo Điều 35 Luật Luật sư 2006 quy định về đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:

“Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.”

Như vậy, để đăng ký hoạt động văn phòng luật sư cần phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất. Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư. Giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng luật sư.

Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.”

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên. 

kinh nghiem mo van phong luat su
kinh nghiệm mở văn phòng luật sư

Ưu nhược điểm thành lập văn phòng luật sư

Ưu điểm thành lập văn phòng luật sư

Văn phòng Luật là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như thế, trưởng văn phòng Luật có toàn quyền quyết định mọi hoạt động liên quan của văn phòng Luật.

Nhược điểm thành lập văn phòng luật sư

Doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Như thế, văn phòng Luật sẽ không thể huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ nhiều nguồn bên ngoài.

Mỗi cá nhân chủ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Hay nói cách khác, mỗi một luật sư chỉ có thể thành lập một văn phòng Luật mà thôi.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu phát sinh vấn đề gì, Trưởng văn phòng Luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn với vấn đề đó.

Quy mô văn phòng nhỏ, chỉ có 1 Luật sư, khó lòng giải quyết nhiều vụ việc hoặc những vụ việc có quy mô lớn.

Ưu nhược điểm thành lập công ty luật

Công ty luật sẽ có đổi ngũ nhân lực đông hơn văn phòng luật sư do đó việc nghiên cứu và thực hiện các công việc sẽ có nhiều luật sư/trợ lý luật sư hỗ trợ để thực hiện công việc một cách nhanh chóng.

Đối với công ty luật hợp danh

Ưu điểm

Phải có ý nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Thành viên hợp danh của công ty Luật là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao trong ngành. Tạo sự tin cậy cho đối tác.

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nhược điểm

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Ưu điểm

Công ty Luật TNHH được tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn hình thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh, được nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Công ty Luật TNHH cũng tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bố và sử dụng vốn.

Được tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh mà không giới hạn như văn phòng Luật.

Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.

Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

Nhược điểm

Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Quyền lực được chia cho các thành viên là chủ sở hữu.

Phạm vi hoạt động của văn phòng luật sư

Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện tư vấn pháp luật.

Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

Ngoài ra pháp luật cũng đặt ra một số yêu cầu trong quá trình hoạt động của văn phòng luật như sau:

Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.

Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.

Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.

Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo,bồi dưỡng cho luật sư.

Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng.

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.

Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.

Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến kinh nghiệm mở văn phòng luật sư. Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139