Xuất phát từ vai trò quan trọng, không thể thiếu của kế toán trong các doanh nghiệp, dịch vụ kế toán đã ra đời ngày càng phát triển. Vậy có nên mở công ty dịch vụ kế toán không? điều kiện thành lập công ty dịch vụ kế toán là gì?
Cơ sở pháp lý:
Luật kế toán 2015
Để thành lập công ty dịch vụ kế toán, tức là đăng ký ngành nghề dịch vụ kế toán cần
Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kế toán theo quy định của pháp luật. Mã ngành nghề đối với dịch vụ kế toán là: 6920: Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế
Doanh nghiệp phải đảm bảo có ít nhất hai thành viên là kế toán viên hành nghề. Tức thành viên công ty phải có chứng chỉ hành nghề kế toán.
Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
Dịch vụ kế toán là gì?
Dịch vụ kế toán được hiểu là hoạt động thực hiện nghiệp vụ kế toán dành cho doanh nghiệp, hoặc tổ chức. Dịch vụ kế toán này sẽ giải quyết hết những công việc liên quan đến quyết toán, in và bàn giao sổ, báo cáo tài chính, lập sổ sách, báo cáo thuế… một cách chính xác và uy tín cho khách hàng, Dịch vụ thành lập công ty.
Các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thường không có nhiều ngân sách và công việc kế toán phải giải quyết cũng không nhiều. Nên việc thuê nhân viên kế toán với khoản tiền (tầm 8 – 10 triêu) mỗi tháng đôi khi sẽ gây lãng phí. Do đó, nhiều công ty lựa chọn giải pháp tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán để làm thay công việc của kế toán tổng hợp để tiết kiệm cũng như đảm bảo về nghiệp vụ hơn.
Công ty dịch vụ kế toán là gì?
Công ty dịch vụ kế toán có thể hiểu là công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp khác theo hợp đồng thỏa thuận với nhau. Công ty dịch vu kế toán là đơn vị độc lập, không chịu sự phụ thuộc vào doanh nghiệp nào.
Công ty dịch vụ kế toán nhận sự ủy quyền của các doanh nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến hạch toán tài chính, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thiện các báo cáo theo quy định của pháp luật kế toán.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong linh vực tư vấn dịch vụ luật doanh nghiệp, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một quy trình cụ thể để thành lập 1 doanh nghiệp về dịch vụ kế toán.
Thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
Theo quy định tại Điều 59 Luật kế toán 2015 thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Công ty hợp danh;
Doanh nghiệp tư nhân
Các bước thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ và thông tin cần thiết về doanh nghiệp muốn thành lập
– Giấy tờ cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc căn cước công dân (sao y chứng thực không quá 06 tháng từ ngày công chứng).
– Thông tin cần thiết:
Tư vấn khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp;
Tư vấn khách hàng lựa chọn tên công ty theo đúng quy định của luật doanh nghiệp. Tư vấn khách hàng chọn địa chỉ trụ sở, địa điểm hoạt động (nếu có), các đơn vị trực thuộc (nếu có) hợp pháp theo quy định của luật doanh nghiệp..
Tư vấn xác định vốn điều lệ của công ty;
Tư vấn xác định người đại diện pháp luật của công ty, chức danh người đại diện theo quy định pháp luật.
Luật Trần và Liên Danh tư vấn khách hàng lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mã ngành kinh tế và quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Tư vấn kỹ về điều kiện để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ kế toán
Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán trong vòng 04 – 08h làm việc sau khi nhận đầy đủ thông tin khách hàng. Sau đó, hồ sơ sẽ được giao tận nơi hoặc gửi email cho khách hàng kiểm tra, ký tên.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm:
Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
Điều lệ doanh nghiệp; thủ tục thành lập công ty.
Danh sách thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
Bản sao có công chứng CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
Giấy ủy quyền cho Luật Trần và Liên Danh;
Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN ĐKDN)
Luật Trần và Liên Danh sẽ thay mặt khách hàng nộp và nhận hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh. Luật Trần và Liên Danh sẽ giao GCN ĐKDN tận nơi cho quý khách hàng.
Bước 4: Khắc dấu và nộp thông báo mẫu dấu
Luật Trần và Liên Danh sẽ đăng ký khắc dấu và nhận con dấu pháp nhân cho công ty.
Bước 5: Làm thủ tục kê khai thuế ban đầu
Mở tài khoản ngân hàng;
Nộp tờ khai thuế môn bài;
Tiến hành nộp hồ sơ khai thuế ban đầu cho cơ quan quản lý thuế;
Nộp và nhận thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT;
Nộp hồ sơ và nhận kết quả “Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in”;
Chuẩn bị hồ sơ để Quản lý thuế kiểm tra trụ sở:
Đặt biển hiệu công ty nếu khách hàng có yêu cầu…
Bước 6: Đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn
Thiết kế hóa đơn và tiến hành in hóa đơn;
Nộp thông báo phát hành hóa đơn bằng chữ ký số;
Xin Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
Ngày 22/11/2016, Quốc hội ban hành Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư. Theo quy định tại luật này, kinh doanh dịch vụ kế toán là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, theo khoản 11 Điều 13 Luật Kế toán 2015 thì hành vi kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán khi không đảm bảo đủ điều kiện theo quy định là những hành vi bị nghiêm cấm.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và công ty hợp danh
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 60 Luật kế toán:
Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
Có ít nhất hai thành viên hợp danh/thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là kế toán viên hành nghề;
Riêng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì tỷ lệ vốn góp được quy định như sau: (dựa theo Điều 26 và Khoản 1 – Điều 27- Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Kế toán 2015)
Đối với thành viên là tổ chức: góp tối đa 35% vốn điều lệ. Nếu có nhiều thành viên là tổ chức thì vốn góp tối đa của các thành viên là tổ chức là 35% vốn điều lệ;
Ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kế toán viên hành nghề tại công ty là chiếm trên 50%, cách thành lập công ty.
Lưu ý: Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên : Kế toán viên hành nghề không được đồng thời đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian (Khoản 2 – Điều 27 – Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Kế toán 2015).
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ kế toán đối với doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 60, Luật kế toán:
Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;
Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề, đồng thời là giám đốc.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
Theo quy định tại Điều 61 Luật kế toán:
Đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
Bản sao GCN ĐKDN, GCN đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán của kế toán viên hành nghề;
Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với kế toán viên hành nghề;
Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty TNHH hai thành viên;
Điều lệ của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên;
Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tài chính.
Thời hạn: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
Những đối tượng được đăng ký thành lập công ty dịch vụ kế toán
Theo quy định của Luật kế toán năm 2015, những đối tượng không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân
Người đang bị cấm hành nghề dịch vụ kế toná theo bản án, quyết định của Tòa án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.
Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục và điều kiện thành lập công ty dịch vụ kế toán. Hi vọng, Luật Trần và Liên Danh có thể giải đáp được phần nào những vướng mắc từ Quý khách.
Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, xin vui lòng liên hệ Công ty luật để được tư vấn chi tiết!