Kiểm toán viên nội bộ

kiểm toán viên nội bộ

Mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp hạn chế mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường và tự thân vận động phù hợp với những đòi hỏi có tính quy luật sống còn của nó. Tổ chức kiểm toán độc lập là những doanh nghiệp không cạnh tranh với các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp kiểm toán) mà bạn hàng giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần có những kiểm toán viên nội bộ lành nghề.

Khái niệm kiểm toán viên là gì?

Kiểm toán viên được hiểu là người kế toán viên đã được cấp giấy chứng nhận hay giấy chứng chỉ để tiến hành thực hiện các công việc như kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và các báo cáo tài chính mà công ty, doanh nghiệp hay tổ chức đưa ra. Đây là những công việc liên quan đến giai đoạn kiểm toán. Sau khi đã thực hiện các công việc liên quan đến kiểm toán như trên thì kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện công việc tiếp theo đó là lập một báo cáo độc lập sau khi thực hiện các công việc theo trình tự nêu trên. Bản báo cáo này sẽ là một bản đánh giá tổng quan nhất xem các tài khoản của công ty có thể hiện đúng với tình trạng hoạt động của công ty hay không.

Quy định về tiêu chuẩn kiểm toán viên:

Tiêu chuẩn về kiểm toán viên

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập tiêu chuẩn của kiểm toán viên được quy định cụ thể như sau:

Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

Như vậy, qua quy định nêu trên ta có thể thấy để có thể đăng ký hành nghề kiểm toán viên trước hết người đăng ký phải là kiểm toán viên sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện để trở thành kiểm toán viên. Quan trọng nhất kiểm toán viên phải có thời gian làm việc kiểm toán thực tế trên ba mươi sáu tháng. Đồng thời trong quá trình làm việc thực tế, kiểm toán viên cần tham gia đầy đủ các chương trình có nội dung nhằm nâng cao và cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên.

Công việc của kiểm toán viên nội bộ:

Đối với kiểm toán viên, các công việc cần thực hiện sẽ được quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, kiểm toán viên cần tiến hành thực hiện xác minh tính trung thực tính chính xác của các báo cáo tài chính trong công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Không chỉ đơn giản là tính trung thực, chính xác mà tính pháp lý cũng cần được kiểm toán viên thực hiện kiểm tra. Đây là công việc quan trọng nhất cũng như cần thiết nhất đối với một kiểm toán viên bởi nó ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến hoạt động, chiến lược hoạt động của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức

Thứ hai, kiểm toán viên tiến hành thực hiện phân tích thu thập các số liệu cần thiết liên quan đến báo cáo tài chính, các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính để từ các căn cứ đó tiến hành lâp lên báo cáo tài chính sao cho chính xác và tổng quan nhất.

Thứ ba, bởi kiểm toán viên gần như thực hiện các công việc liên quan đến kiểm tra, rà soát toàn bộ các thông tin, dữ liệu, các báo cáo tài chính bao gồm thu thập, kiểm tra rà soát đến phân tích và kết luận. Nên kiểm toán viên sẽ là người thực hiện công việc, có nghĩa vụ tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc, ban lãnh đạo hay hội đồng quản trị của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức để đánh giá chất lượng hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Đánh giá về mặt tài chính đối với việc hoạt động của công ty doanh nghiệp sau khi đã xây dựng xong báo cáo tài chính. Từ những sai sót, hoặc những điểm mạnh hay điểm yếu của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức để rút kinh nghiệm và đưa ra các chiến lược, các phương hướng hoạt động tốt hơn.

Đăng ký hành nghề kiểm toán viên nội bộ

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập, người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:

– Là kiểm toán viên;

– Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên;

– Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

Trong trường hợp, người có đủ các điều kiện quy định trên thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính.

Các trường hợp không được đăng ký hành nghề kiểm toán viên nội bộ

Cụ thể tại Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập, những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán viên bao gồm:

– Cán bộ, công chức, viên chức.

– Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.

– Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

– Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

– Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.

Quyền và nghĩa vụ của kiểm toán viên nội bộ hành nghề

Quyền của kiểm toán viên hành nghề

Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các quyền được quy định tại Điều 17 Luật Kiểm toán độc lập, cụ thể như sau:

– Hành nghề kiểm toán theo quy định Luật Kiểm toán độc lập;

– Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

– Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán;

– Yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán;

– Kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;

– Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.

– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

kiểm toán viên nội bộ
kiểm toán viên nội bộ

Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề

Theo Điều 18 Luật Kiểm toán độc lập, khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các nghĩa vụ sau đây:

– Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;

– Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;

– Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;

– Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;

– Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;

– Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình;

– Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tuân thủ quy định Luật Kiểm toán độc lập và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;

– Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;

– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tố chất để trở thành một kiểm toán viên nội bộ

Khả năng làm việc nhóm

Kiểm toán bao gồm cả một quy trình với rất nhiều bước cần thực hiện. Do đó đây không phải là công việc của một cá nhân mà là một chuỗi những nhiệm vụ của cả một tập thể. Bạn sẽ không thể hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà không có khả năng phối hợp làm việc nhóm. Trong đó, vai trò của kiểm toán trưởng là vô cùng quan trọng bởi đây là vị trí điều hành các thành viên trong nhóm để đảm bảo tiến độ công việc, đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề nảy sinh và cùng bàn luận để đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất. Kiểm toán là công việc đòi hỏi năng lực chuyên môn rất cao, khả năng phân tích và phát hiện sai sót một cách nhạy bén. Chính vì thế sẽ có sự chênh lệch về năng lực giữa các thành viên và gây ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Do vậy, mỗi cá nhân cần dẹp bỏ cái tôi của mình, đoàn kết và hỗ trợ cho các thành viên khác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Khả năng diễn giải và thuyết phục cao

Hoạt động của kiểm toán có phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Không phải bất cứ lúc nào và không phải ai cũng có thể lắng nghe và dễ dàng đồng ý với những nhận định mà kiểm toán viên đưa ra, ngay cả khi họ đã có những bằng chứng cụ thể và xác thực. Do vậy, để thành công trong ngành kiểm toán thì bạn cần xem xét khả năng diễn giải và thuyết phục như là một “kỹ năng” bắt buộc phải có chứ không phải thực hiện nó theo “bản năng”. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng này sẽ giúp kiểm toán viên dễ dàng hơn trong việc thuyết phục người nghe tiếp nhận vấn đề một cách chính xác và nhanh chóng

Có tư duy logic

Đặc thù của ngành kiểm toán đòi hỏi tính khoa học và logic rất cao, do đó rèn luyện tư duy logic là điều không thể thiếu. Mỗi một vấn đề xảy ra đều sẽ có nhiều hướng giải quyết khác nhau, cho ra những kết quả hoàn toàn khác nhau. Do vậy một kiểm toán viên cần không ngừng nâng cao khả năng tư duy logic của mình để sắp xếp công việc cần làm một cách khoa học, đồng thời tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của các giải pháp tạm thời để đưa ra một phương án điều chỉnh tối ưu nhất.

Thấu hiểu lý luận ứng dụng một vấn đề

Khả năng thấu hiểu ý nghĩa và cơ sở lý luận ứng dụng để giải quyết vấn đề đòi hỏi tính chuyên môn rất cao và việc áp dụng những chuyên môn đó trong từng hoàn cảnh thực tiễn cụ thể. Nghề kiểm toán cũng đòi hỏi các kiểm toán viên phải có kiến thức sâu rộng về các quy tắc ứng xử của luật lệ trong nghề và những luật khác có liên quan. Nếu không hiểu rõ và kỹ về các cơ sở lý luận này thì bạn sẽ không thể nhận diện được những điều sai trái hoặc có xu hướng sẽ biến thành sai trái, hoặc đôi khi sẽ rơi vào tình trạng nhận biết được nhưng vẫn không có biện pháp giải quyết triệt để.

Nhận diện và nắm bắt vấn đề mới nhanh chóng

Điểm khác biệt cơ bản giữa nghề kế toán và kiểm toán đó chính là cách nhìn nhận vấn đề. Nếu như công việc chính của kế toán là đi từ chi tiết tới tổng hợp thì nhiệm vụ của kiểm toán chính là xem xét từ tổng hợp rồi đi đến từng chi tiết. Tính chất này của nghề kiểm toán đòi hỏi mỗi người làm phải có khả năng nhận diện và nắm bắt vấn đề mới một cách nhanh chóng. Ngoài ra, áp lực hoàn thành công việc trong giới hạn thời gian nhất định cũng đòi hỏi kiểm toán viên phải nắm bắt vấn đề thật nhanh để tìm ra những điểm sai trái trong các bản báo cáo tài chính.

Trên đây là bài viết tư vấn về kiểm toán viên nội bộ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139