Cách hòa giải thu hồi nợ

cách hòa giải thu hồi nợ

Việc thu hồi công nợ là vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp, cá nhân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà công nợ vẫn tồn động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tình hình tài chính cá nhân.

Trong bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh xin giới thiệu Các cách hòa giải thu hồi nợ hiệu quả (còn gọi là “Các bước đòi nợ hiệu quả”), nhằm đáp ứng nhu cầu thu hồi nợ của đông đảo Quý khách hàng.

Các bước thu hồi nợ hiệu quả nhất

Bước 1. Phân loại chủ nợ, khách nợ

Việc phân loại chủ nợ, khách nợ dựa vào tiêu chí cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức là các bên liên quan đến công nợ. Bao gồm:

Doanh nghiệp đòi nợ doanh nghiệp;

Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân;

Doanh nghiệp đòi nợ tổ chức;

Tổ chức đòi nợ cá nhân;

Tổ chức đòi nợ tổ chức;

Tổ chức đòi nợ doanh nghiệp

Cá nhân đòi nợ cá nhân;

Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp

Cá nhân đòi nợ tổ chức…

Bước 2. Phân loại các khoản nợ

Các khoản nợ được phân loại theo nguyên nhân phát sinh, bao gồm:

Nợ phát sinh từ vay tài sản (tiền…), mượn tài sản nhưng không trả;

Nợ phát sinh từ vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tác kinh doanh, hợp đồng lao động…)

Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật, thiệt hại xảy ra, quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại và lỗi của bên vi phạm…)

Bước 3. Tiếp nhập hồ sơ nợ

Khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ hồ sơ nợ có liên quan.

Hồ sơ nợ của doanh nghiệp bao gồm:

Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh

Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng dịch vụ, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn đầu tư, hợp đồng nguyên tắc…

hóa đơn, chứng từ, phiếu xuất kho

Biên bản bàn giao, nghiệm thu;

Biên bản đối chiếu công nợ (giấy xác nhận nợ), bản quyết toán hoặc cam kết, giấy khất nợ, công văn xin hoãn nợ hoặc lý do giải trình chậm thanh toán (nếu có)

Tài sản bảo đảm (nếu có)

Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến vụ việc

Tóm tắc vụ việc nợ (theo mẫu)

Hồ sơ nợ của cá nhân bao gồm:

Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu

Hợp đồng hoặc thỏa thuận, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Mối quan hệ nhân thân, xã hội của con nợ

Thỏa thuận, giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ, giấy hẹn nợ, chứng từ vay mượn, mua bán, chuyển khoản qua ngân hàng…

Tài sản bảo đảm (nếu có)

Tóm tắc vụ việc nợ (theo mẫu)

Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng (chủ nợ) và tiếp nhận hồ sơ nợ, xét thấy có căn cứ đòi nợ (căn cứ thu hồi nợ), Luật Trần và Liên Danh sẽ cùng khách hàng ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý (Hợp đồng dịch vụ đòi nợ (dịch vụ thu hồi nợ).

Đồng thời khách hàng ký văn bản ủy quyền cho công ty đòi nợ

Lưu ý: Khách hàng chỉ cung cấp hồ sơ nợ với các bản sao, hoặc dưới dạng file ảnh, pdf, chưa cần cung cấp bản chính.

Bước 4. Kiểm tra, xác minh, đánh giá hồ sơ nợ

Việc kiểm tra, xác minh, đánh giá hồ sơ nợ bao gồm các công việc sau:

Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ nợ với các tài liệu, chứng cứ kèm theo

Xác minh tình trạng kinh doanh, tồn tại của khách nợ

Đối với doanh nghiệp nợ: Đang hoạt động kinh doanh (tạm ngừng kinh doanh hoặc đã giải thể), trụ sở của doanh nghiệp…

Đối với con nợ là cá nhân: con nợ còn sống hay đã chết, cư trú ở địa phương hay đã chuyển đi nơi khác…

Xác minh thông tin sơ bộ về khả năng thanh toán nợ:

Đối với khách nợ là doanh nghiệp: Có nhiều tài sản hay không, ở đâu? Có nợ nhiều người không, có rơi vào trình trạng mất khả năng thanh toán (phá sản) hay không?

Trường hợp qua kiểm tra thấy hồ sơ nợ thiếu căn cứ pháp lý: Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu hoặc củng cố chứng cứ

Bước 5. Đàm phán, thương lượng đòi nợ (đàm phán, thương lượng thu hồi nợ)

Thông thường, sau khi xác minh hồ sơ nợ là hợp lệ, đây là bước đầu tiên Luật Trần và Liên Danh tiếp cận khách nợ.

Các công việc cần làm bước đàm phán, thương lượng đòi nợ:

Đôn đốc nhắc nợ

Theo dõi sát sao quá trình trả nợ của khách nợ: Vấn đề này khá quan trong trong trường hợp khách nợ có nhiều khoản nợ hoặc dây dưa trả nợ, trả nợ “nhỏ giọt” nhiều lần… cần gọi điện hoặc gửi email:

Bảo đảm khách hàng đã nhận được yêu cầu đề nghị thanh toán công nợ

Tạo cơ hội để nhắc nhở các khách nợ ngày đến hạn thanh toán theo cam kết và cách thức thanh toán

Gửi email nhắc nhở và thực hiện các cuộc gọi điện thoại trước khi khoản nợ quá hạn thanh toán để đảm bảo thanh toán nợ kịp thời.

Các cuộc gọi điện, gửi email đòi nợ đúng thời điểm là yếu tố giúp đòi nợ hiệu quả

Soạn công văn đòi nợ (soạn thư đòi nợ) và gửi cho khách nợ (chuyển phát và gửi qua thư điện tử)

Gặp trực tiếp khách nợ (người có quyền quyết định thanh toán nợ): Khi khách hàng khất nợ hoặc quá hạn: Cần làm việc trực tiếp với Khách nợ, nhằm:

Xác định những vấn đề còn vướng mắc ảnh hưởng đến việc trả nợ và phối hợp với khách nợ để giải quyết kịp thời

Thuyết phục khách nợ chi trả

Yêu cầu, thỏa thuận, thống nhất lộ trình trả nợ, phương thức trả nợ, thời gian trả nợ

Trường hợp khách nợ tỏ ra thiện chí hợp tác trả nợ: Thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận, sau khi thống nhất với chủ nợ.

Lưu ý bước đàm phán, thương lượng đòi nợ:  

Cần kết hợp đàm phán, thương lượng đòi nợ một cách vừa khôn khéo, vừa cứng rắn, kiên quyết và linh hoạt

Cần xác định cụ thể lộ trình trả nợ: Đối với khoản nợ lớn chủ nợ có thể chấp nhận trả nợ theo nhiều đợt…

Cần thỏa thuận mức nợ với lãi suất nhất định

Cần yêu cầu khách nợ chi trả hết các khoản nợ đợt trước, rồi mới bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ tiếp

Có thể chấp nhận trả nợ bằng hàng đối với hàng hóa dễ bán và giá trị lớn hơn hoặc bằng tiền nợ

cách hòa giải thu hồi nợ
cách hòa giải thu hồi nợ

Bước 6. Hòa giải đòi nợ

Trường hợp bên thứ ba (công ty mẹ, cơ quan cấp trên, người có thẩm quyền hoặc người thân, bạn bè, truyền thông, đối tác của khách nợ…) có thể tác động, thuyết phục khách nợ chi trả thì Luật Trần và Liên Danh sẽ phối kết hợp với bên này để tạo áp lực hoặc thuyết phục khách nợ tự nguyện trả nợ…

Bước 7. Khởi kiện đòi nợ

Sau khi tiếp cận bên nợ để đàm phán, thương lượng thu hồi nợ hoặc thông qua hòa giải (bên thứ ba làm trung gian) mà khách nợ không có thiện chí hợp tác hoặc cố tình “câu giờ”, “chây ỳ”… thì Luật Trần và Liên Danh sẽ hỗ trợ khách hàng tiến hành những thủ tục pháp lý khởi kiện đòi nợ, bao gồm:

Làm đơn khởi kiện đòi nợ và hoàn thiện hồ sơ khởi kiện đòi nợ

Nộp đơn khởi kiện đòi nợ, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

Cử luật sư với tư cách đại diện theo ủy quyền hoặc luật sư bảo vệ quyền lợi của khách hàng để vụ kiện đòi nợ.
Các công việc của luật sư thường làm:

Cung cấp chứng cứ

Tham gia hòa giải,

Soạn thảo công văn đề nghị kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của khách nợ…

Tham gia phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách

Bước 8. Thi hành án đòi nợ

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, về nguyên tắc các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành.

Chủ nợ có thể ủy quyền cho luật sư tác nghiệp để khách nợ tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên, trên thực tế, vì rất nhiều nguyên nhân mà khách nợ (con nợ) không chịu thi hành án.

Trường hợp khách nợ không chịu thi hành án: Luật Trần và Liên Danh hỗ trợ khách hàng làm Đơn yêu cầu thi hành án (gửi tới chi cục thi hành án cấp quận, huyện, nơi tòa án xét xử sơ thẩm).
Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm các nội dung sau:

Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án;

Người phải thi hành án;

Nội dung yêu cầu thi hành án;

Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, Luật Trần và Liên Danh có thể thay mặt khách hàng yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện một số các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án đối với người phải thi hành án (khách nợ) với các biện pháp sau:

Phong tỏa tài khoản ngân hàng của khách nợ

Tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan tài sản

Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản

Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tài sản (tiền), giấy tờ có giá của khách nợ phải thi hành án

Trừ vào thu nhập của khách nợ phải thi hành án

Kê biên tài sản, xử lý tài sản của khách nợ phải thi hành án (bao gồm tài sản do bên thứ ba đang giữ, quản lý)

Khai thác tài sản của khách nợ phải thi hành án

Buộc khách nợ phải chuyển giao đồ vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ liên quan tài sản

Buộc khách nợ phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện một số các công việc nhất định…

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các bước đòi nợ

Các khoản nợ mà không có tải sản được bảo đảm;

Năng lực tài chính của khách nợ: Vấn đề này là quan trọng, vì khách nợ có khả năng chi trả thường sẽ dễ dàng hơn so với việc họ không có khả năng tài chính hoặc bị phá sản;

Tuổi nợ: Thời gian đọng nợ (cho vay…) càng lâu thì quá trình đòi nợ sẽ càng khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ dịch vụ đòi nợ;

Các yếu tố khác như: thái độ khách nợ, địa chỉ khách nợ … cũng ảnh hưởng đến tiến trình đòi nợ hoặc làm tăng chi phí đòi nợ…

Bước 9. Thanh lý hợp đồng dịch vụ đòi nợ

Khách hàng nhận tiền, tài sản của Khách nợ

Khách hàng thanh toán phí dịch vụ (thù lao luật sư)

Căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Luật Trần và Liên Danh và khách hàng việc thanh toán phí dịch vụ (thù lao luật sư) có thể được theo:

Đối với phí thẩm định hồ sơ hoặc phí cơ bản hoặc phí dịch vụ theo từng giai đoạn:

Khách hàng thanh toán 50% phí dịch vụ ngay sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý (còn gọi là “Hợp đồng thu hồi nợ”

Phí dịch vụ còn lại thanh toán trước khi khách nhận được kết quả dịch vụ

Đối với phí thành công (phí hoa hồng): Khách hàng thanh toán ngay sau khi nhận được toàn bộ tài sản (tiền) đòi được hoặc theo từng lần thanh toán công nợ

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về cách hòa giải thu hồi nợ Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139