Khu vực kho bãi được lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vác theo hợp đồng thuê kho ngoại quan dưới sự kiểm tra, giám sát của hải quan.
Kho ngoại quan là gì ?
Khu vực kho bãi được lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vàc theo hợp đồng thuê kho ngoại quan dưới sự kiểm tra, giám sát của hải quan.
Hàng hóa trong kho ngoại quan nếu là hàng xuất khẩu thì đã làm xong thủ tục hải quan để xuất khẩu; nếu là hàng từ nước ngoài đưa vào thì là hàng chờ chuyển tiếp đi nước khác hoặc chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Chủ hàng được bảo hộ quyền sở hữu đối với hàng hóa của mình trong kho ngoại quan.
Kho ngoại quan và tất cả hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan, phải chịu sự kiểm tra, giám sát và quản lí của cơ quan Hải quan.
Các điều kiện thành lập và thuê kho ngoại quan; thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra và lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan; vấn đề xử lí vi phạm,… được quy định khá chặt chẽ. Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập đúng pháp luật muốn Nhà nước cho phép sử dụng mặt bằng kho bãi cần thiết, có trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật bảo đảm an toàn cho người, phương tiện vận chuyển, lưu giữ bảo quản hàng hoá; kho ngoại quan phải nằm ở những đầu mối giao lưu hàng hoá giữa nước ta với nước ngoài; có đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh kho vận, giao nhận hàng hoá, có trình độ về giao dịch thương mại quốc tế,…
Ngoài việc tạm lưu giữ hoặc bảo quản hàng hoá, chủ kho ngoại quan còn được phép làm các dịch vụ vận chuyển, môi giới tiêu thụ đối với hàng hoá gửi trong kho; dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ giám định, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tái chế và gia cố bao bì.
Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan gồm: doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động xuất nhập khẩu; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hợp đồng thuê kho ngoại quan phải theo mẫu thống nhất do Tổng cục Hải quan Việt Nam ban hành và phải thực hiện trước khi hàng đến cửa khẩu Việt Nam.
Ở Việt Nam, quy chế kho ngoại quan được ban hành kèm theo Quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ngày 02.11.1998 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 12/1998/TT-TCHQ ngày 10.12.1998 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Quy chế Kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định số 212/1998/QĐ- TTg ngày 02.11.1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Những khu vực được phép thành lập kho ngoại quan
Theo quy định của cục hải quan và pháp luật của nước Việt Nam, kho quan ngoại thường được thành lập ở những khu vực thuận lợi giao thông và giao thương, đó là điều quan trọng giúp ích cho mậu dịch quốc tế, những khu vực thường có thể thành lập kho ngoại quan như:
– Kho quan ngoại quan thường được thành lập ở những thành phố lớn, những tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển, và quan trọng nhất là những khu vực đó phải có sự thuận lợi về giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy hoặc đường Hàng không. Rải đều tren lãnh thổ Việt Nam tại các tỉnh thành chúng ta có các kho ngoại quan như sau: Kho ngoại quan Hà Nội, kho ngoại quan Hải Phòng, kho ngoại quan Đà Nẵng, kho ngoại quan icd Biên Hòa, kho ngoại quan Vũng Tàu, Kho ngoại quan Sóng Thần, kho ngoại quan Bình Dương, kho ngoại quan Thành Phố Hồ Chí Minh…tùy theo từng khu vực sẽ có những kho ngoại quan phù hợp nhằm phục vụ cho nền kinh tế hội nhập thế giới của Việt Nam.
– Những Khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc khu chế xuất..vv…cũng là những nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước và cũng là địa điểm thích hợp để thành lạp kho ngoại quan. Điểm qua các khu chế xuất hay công nghiệp trong khu vực miền Đông Nam Bộ, chúng ta có sơ bộ vài kho như: kho ngoại quan ở thành phố hồ chí minh có kho ngoại quan Cát Lái, kho ngoại quan Tân Thuận cùng một số kho khác…
– Đối với hàng hóa lưu giữ và bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục Hải Quan, các phương tiện vận chuyển, xe container ra vào phải chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức hải quan tại khu vực kho được thành lập. Vì thể, cổng gác Hải quan luôn được xây dựng tại đầu vào các khu công nghiệp hay khu chế xuất để tiện việc kiểm tra và hỗ trợ khi cần.
Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:
– Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
– Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp).
– Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:
Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩmcấphàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lýnhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.
Quy định về việc thuê kho ngoại quan
Các quy định về việc thuê kho ngoại quan được quy định dưới đây:
Thuê kho ngoại quan
Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan gồm:
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan:
+ Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuậntheo quy định của pháp luật, trừ trường hợpchủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan;
+ Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan;
+ Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan nếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyềncó văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan tổ chứcthanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóanhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.
Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuấtkhẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩuvào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan và việc xử lý hàng hóa tồn đọng.
Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.
Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát.
Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Thuận lợi và khó khăn của kho ngoại quan
Thuận lợi:
Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu;
Doanh nghiệp làm dịch vụ kho ngoại quan dễ bố trí sắp xếp hàng khoa học qua đó giảm được chi phí và thời gian, doanh nghiệp gửi hàng tại kho ngoại quan cũng dễ dàng theo dõi tình trạng hàng hóa của mình đang gửi tại kho.
Khó khăn:
Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan. Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về kho ngoại quan. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.