Hành vi làm nhục người khác

hanh vi lam nhuc nguoi khac

Đối với con người, chẳng những tính mạng, sức khỏe là vô giá mà danh dự, nhân phẩm cũng không kém phần quan trọng.

Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những quyền quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ.

Như vậy, hành vi làm nhục người khác là hành vi trái pháp luật, xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

Hành vi làm nhục xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự của người khác

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào, đạt độ tuổi từ 16 trở lên và có năng lực TNHS.

Người phạm tội có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự người khác dưới mọi hình thức. Ví dụ đưa lên trang mạng internet hình ảnh riêng tư mang tính bêu rếu làm nhục người khác hoặc có hành động ghen tuông, đã lột hết quần áo của người khác ở nơi đông người nhằm làm nhục họ…

Chỉ coi là tội phạm khi đánh giá hành vi đó đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự người khác. Việc đánh giá này các cơ quan Tư pháp phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như hành vi cụ thể, tác động xã hội, đạo đức xã hội…phản ứng của dư luận…

Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp , mong muốn hạ thấp nhân phẩm danh dự người khác.

Điều 155 quy định các khung hình phạt sau đây:

– Người phạm tội bị cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Trong khoản 2 Điều 155 BLHS năm 2015 được tách riêng phù hợp với nguyên tắc cá thể hóa TNHS trong luật , từ đó thuận lợi cho việc áp dụng. Đồng thời nhà làm luật đã bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Đây là việc bổ sung cần thiết vì trong điều kiện hiện nay, thông qua mạng máy tính, phương tiện điện tử có thể loan truyền nhanh và diện rộng lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhân phẩm, danh dự…của người khác. Đồng thời, thực tiễn vừa qua cho thấy nhiều người do bị làm nhục mà dẫn đến trầm cảm suy sụp về tinh thần, gây rối loạn hành vi của nạn nhân nên phải coi đây là tình tiết tăng nặng TNHS là hợp lý.

– Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt hành vi làm nhục người khác

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 3 khung, cụ thể như sau: 

– Khung 1 (khoản 1) 

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan. 

– Khung 2 (khoản 2) 

Có mức phạt tù từ ba tháng đến hai năm, áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: 

Phạm tội 02 lần trở lên; 

+ Đối với 02 người trở lên; 

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

+ Đối với người đang thi hành công vụ; 

+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; 

+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; 

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 

– Khung 3 (khoản 3) 

Có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Được áp dụng trong các trường hợp phạm tội sau: 

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

+ Làm nạn nhân tự sát. 

– Hình phạt bổ sung 

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên , tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

hanh vi lam nhuc nguoi khac
hành vi làm nhục người khác

Về xử lý hành chính, dân sự đối với hành vi làm nhục người khác

Về xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp hành vi làm nhục người khác chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, các hành vi làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị xử phạt gồm:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với  hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác Điều 54 Nghị định này. (điểm a khoản 3 Điều 7)

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với  hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (điểm b khoản 3 Điều 7)

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ. (điểm b khoản 2 Điều 21)

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. (khoản 1 Điều 54) 

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. (điểm a khoản 2 Điều 54) 

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (điểm b khoản 2 Điều 54) 

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân là thành viên gia đình. (điểm c khoản 2 Điều 54)

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình. (điểm b khoản 1 Điều 60).

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên y tế, nhân viên tư vấn trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có hành vi “Tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân.” (Khoản 1 Điều 64)

Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, người có hành vi:“Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Về chế tài dân sự

Người thực hiện hành vi làm nhục người khác còn phải chịu trách nhiệm dân sự vì hành vi của họ đã xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác và ngoài ra có thể là quyền của cá nhân đối với hình ảnh.

Điều 34 BLDS năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình…

Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ…

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.

Điều 32 BLDS năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý…

Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. (Theo Điều 592 Bộ luật dân sự).

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. (Theo Khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự).

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến hành vi làm nhục người khác. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139