Đơn thưa xúc phạm danh dự

đơn thưa xúc phạm danh dự

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi xúc phạm nghiêm trọng về danh dự nhân phẩm của người khác nếu phải đến mức truy cứu TNHS thì người phạm tội có thể sẽ bị khởi tố theo Điều 155 về tội làm nhục người khác.

Vậy câu hỏi đặt ra là khi có người khác có hành vi xúc phạm nghiêm trọng về danh dự nhân phẩm đối với bạn thì bạn sẽ tiến hành nộp đơn thưa xúc phạm danh dự tại đâu?

Đơn thưa khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm gồm nội dung gì?

Bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi vi phạm bị pháp luật nghiêm cấm. Do vậy, cá nhân bị bôi nhọ, xúc phạm danh dự dù dưới bất cứ hình thức nào đều có quyền làm đơn thưa tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Tùy thuộc vào vụ việc tố cáo, chi tiết nội dung đơn thưa sẽ không giống nhau, tuy nhiên, thông thường mỗi đơn thưa sẽ gồm các nội dung sau:

– Cơ quan tiếp nhận đơn thưa;

– Thông tin của cá nhân/tổ chức làm đơn thưa và cá nhân/tổ chức bị tố cáo, gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…

– Nội dung tố cáo;

– Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;

– Chứng cứ kèm theo (nếu có)

– Cam đoan thông tin tố cáo là đúng sự thật;

– Chữ ký của người làm đơn thưa, Luật sư hình sự giỏi.

Hướng dẫn chi tiết viết đơn thưa xúc phạm danh dự

Khi làm Đơn thưa, cần lưu ý ghi đầy đủ, chính xác thông tin của bên tố cáo, trường hợp biết rõ thông tin của bên bị tố cáo thì ghi nội dung thông tin này vào.

Đặc biệt, nội dung đơn thưa phải được trình bày khoa học, rõ ràng, diễn tả lại hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian cụ thể để qua đó, cơ quan chức năng xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết Đơn thưa hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm trên Facebook:

– Nội dung tố cáo: Hành vi có dấu hiệu phạm Tội vu khống, Tội làm nhục người khác, đưa thông tin, sự việc sai sự thật lên Facebook của chủ tài khoản Facebook …

– Tôi xin trình bày lại sự việc như sau:

Bà Nguyễn Thị A  – chủ nhân của tài khoản Facebook mang tên….

Thời gian gần đây, bà A đã sử dụng trang Facebook mang tên… liên tục công khai đăng những dòng trạng thái trên trang cá nhân với những lời lẽ, nội dung sai sự thật, những lời lẽ cố ý xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi.

Trong bài viết trên Facebook của bà B như sau: ….

(Những lời lẽ vu khống, xúc phạm tôi xin đính kèm hình ảnh tôi đã chụp lại nội dung bà B đã đăng trên Facebook đính kèm đơn này)

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân tôi mà còn ảnh hưởng tới cả công việc, gia đình và mọi người xung quanh tôi khiến tôi rất bức xúc.

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm (đặc biệt là qua mạng xã hội) là hành vi đáng lên án, bởi nó có tác động rất xấu không chỉ đối với những người là nạn nhân mà còn có tác động xấu đến cả xã hội nói chung. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm tới chuẩn mực đạo đức, xã hội.

Hành động phát tán những thông tin bịa đặt, phản cảm như trong bài viết trên đã để lại hậu quả rất lớn, danh dự, nhân phẩm của tôi bị xúc phạm nghiêm trọng, làm hạn chế rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống bình thường của tôi.

Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình đồng thời ngăn chặn hành vi nêu trên, nay tôi viết đơn này tố cáo bà B vì đã thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm tội làm nhục người khác được quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Vì những lý do trên, kính đề nghị Quý Cơ quan:

– Yêu cầu bà B dừng ngay hành vi đăng những dòng trạng thái trên trang cá nhân với những lời lẽ, nội dung bịa đặt, sai sự thật, cố ý xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi.

– Buộc bà B đăng bài viết để chế độ công khai xin lỗi tôi trên mạng xã hội.

– Xác minh, điều tra, làm rõ hành vi vi phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý theo quy định của pháp luật, trả lại công bằng và bảo vệ cuộc sống bình yên cho tôi, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người theo quy định pháp luật.

Bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm gửi đơn thưa xúc phạm danh dự tới đâu?

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017, các cơ quan Nhà nước sau đây sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của người dân:

– Cơ quan điều tra;

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát các cấp;

– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an…

Đơn giản nhất, bạn có thể tới ngay cơ quan Công an (Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an… ) nơi mình cư trú để nộp Đơn thưa. Các giấy tờ, tài liệu cần mang theo khi đi trình báo tại Cơ quan Công an gồm:

– Đơn trình báo vụ việc; tư vấn luật hình sự chi tiết

– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…);

– Các tài liệu, chứng cứ.

Mẫu đơn thưa xúc phạm danh dự nhân phẩm mới nhất

Bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi vi phạm bị pháp luật nghiêm cấm. Do vậy, cá nhân bị bôi nhọ, xúc phạm danh dự dù dưới bất cứ hình thức nào đều có quyền làm đơn thưa tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Khi nào cần mẫu đơn thưa xúc phạm danh dự nhân phẩm?

Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Như vậy, khi muốn tố cáo người khác xúc phạm danh dự nhân phẩm, cần có đơn và các bằng chứng rõ ràng kèm theo, tránh việc mơ hồ, thiếu chứng cứ mà ảnh hưởng đến quá trình tố tụng.

Một số lưu ý giúp chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố cáo, đảm bảo quyền lợi một cách hiệu quả, tránh gây mất thời gian, công sức mà hiệu quả công việc đem lại không cao:

Pháp luật quy định về tội danh như thế nào, hành vi khách quan thể hiện đã đúng với những hành vi mà pháp luật mô tả chưa;

Người phạm tội có đủ năng lực TNHS không;

Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối tố cáo là cơ quan nào;

Khi soạn đơn, chúng ta nên trình bày đơn theo hình thức cơ bản của văn bản bao gồm những yếu tố cơ bản như quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn, tên người làm đơn, địa chỉ liên hệ, thông tin người làm đơn;

Đơn phải được viết bằng tiếng phổ thông, hạn chế tối đa sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương khi trình bày;

Nội dung đơn trình bày phải có đầu đuôi, diễn tả hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian để căn cứ vào đó, cơ quan chức năng xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.

Bị xúc phạm danh dự: Tố cáo tới công an hay kiện ra tòa?

Tại Điều 20 Luật Hiến pháp 2013 đã nêu rõ:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Theo đó, mọi cá nhân đều được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm. Người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể phải chịu các trách nhiệm sau:

– Bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng (khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021);

– Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 (mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; mức phạt cao nhất là tư 02 – 05 năm tù).

– Bồi thường thiệt hại cho người bị làm nhục (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)

Trong đó, theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm phải gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa là không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cư trú (theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có quyền tố cáo đến cơ quan công an để điều tra và xử phạt hành chính. Trường hợp bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.

Mặt khác, nếu không muốn người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết yêu cầu bồi thường.

đơn thưa xúc phạm danh dự
đơn thưa xúc phạm danh dự

Bị xúc phạm danh dự: Tố cáo tới công an hay kiện ra tòa?

Tại Điều 20 Luật Hiến pháp 2013 đã nêu rõ:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Theo đó, mọi cá nhân đều được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm. Người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể phải chịu các trách nhiệm sau:

– Bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng (khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021); Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

– Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 (mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; mức phạt cao nhất là tư 02 – 05 năm tù).

– Bồi thường thiệt hại cho người bị làm nhục (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)

Trong đó, theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm phải gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa là không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cư trú (theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có quyền tố cáo đến cơ quan công an để điều tra và xử phạt hành chính. Trường hợp bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.

Mặt khác, nếu không muốn người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết yêu cầu bồi thường.

Trên đây là đơn thưa xúc phạm danh dự. Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với Công ty luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139