Luật Trần và Liên danh xin tư vấn cho các doanh nghiệp thông tin về dịch vụ kiểm toán tại Hải Dương theo đúng pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Luật Trần và Liên danh
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là một trong những dịch vụ cốt lõi chủ đạo của công ty kiểm toán Luật Trần và Liên danh. Các kiểm toán viên độc lập và có năng lực, giàu kinh nghiệm chuyên môn của chúng tôi sẽ giúp Quý doanh nghiệp thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các Báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, chính xác và hợp lý của Báo cáo tài chính với các tiêu chuẩn và chuẩn mực được xác lập.
Luật Trần và Liên danh sở hữu đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản trong và ngoài nước với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chuyên ngành để đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ kiểm toán chuyên sâu, chất lượng.
Sau nhiều năm hoạt động, Luật Trần và Liên danh đã cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước với địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Qua hoạt động kiểm toán, Luật Trần và Liên danh đã giúp khách hàng tuân thủ các chính sách áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp.
Nội dung dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Luật Trần và Liên danh
Kiểm tra, soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của công ty.
Kiểm tra, soát xét báo cáo tài chính.
Phân tích tình hình biến động vốn của công ty trong kỳ.
Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu và phải trả.
Quan sát thực hiện đối với các tài sản cố định chủ yếu của công ty và kiểm tra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Đánh giá tính đúng đắn của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty trong việc quản lý tiêng mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định để khẳng định tính hiện hữu, sở hữu, và giá trị tiền mặt, tài sản cố định và hàng tồn kho tại ngày kết thúc năm tài chính.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đối với các hợp đồng cho thuê tài chính.
Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc thủ tục thay thế cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
Phát hành báo cáo kiểm toán.
Phát hành thư quản lý (nếu cần thiết) đề cập đến những vấn đề còn hạn chế trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các đề xuất của kế toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống này.
Kiểm toán tập đoàn kinh tế tư nhân
Các doanh nghiệp do chủ sở hữu quản lý và các công ty tư nhân, cũng như các công ty cổ phần tư nhân và các công ty đầu tư của họ, thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề phức tạp như sự cạnh tranh trong thị trường kinh doanh, các thay đổi về quy định, nhu cầu thu hút đầu tư vốn và kỳ vọng ngày càng tăng của các bên liên quan cùng với các vấn đề khác.
Đội ngũ chuyên gia của Luật Trần và Liên danh thực hiện kiểm toán các công ty tư nhân bằng cách sử dụng sự nhạy bén về kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế và kiến thức ngành nâng cao với cam kết về chất lượng và sự xuất sắc. Chúng tôi hiểu rõ về doanh nghiệp của các bạn và các vấn đề liên quan đến kế toán mà khách hàng phải đối mặt.
Tự hào là một trong những nhà tư vấn hàng đầu tại Việt Nam, những kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu của chúng tôi sẽ giúp khách hàng đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng và trao cho khách hàng sức mạnh để tiến tới tương lai một cách tự tin.
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ theo dịch vụ kiểm toán tại Hải Dương
Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ theo dịch vụ kiểm toán tại Hải Dương
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm theo dịch vụ kiểm toán tại Hải Dương
Căn cứ mục tiêu, chính sách, quy mô, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ/bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
b) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
g) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Các dịch vụ đảm bảo khác bên cạnh dịch vụ kiểm toán tại Hải Dương
Bên cạnh dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ đảm bảo khác phù hợp với nhu cầu báo cáo cụ thể của khách hàng, bao gồm:
Dịch vụ rà soát theo các thủ tục thỏa thuận trước;
Dịch vụ kiểm toán điều tra;
Dịch vụ rà soát tính tuân thủ SOX, JSOX;
Dịch vụ kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định;
Dịch vụ kiểm toán các dự án NGO.
Câu hỏi thường gặp về dịch vụ kiểm toán tại Hải Dương
Cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Nguyên tắc của kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Các quy định kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Lợi ích của kiểm toán Báo cáo tài chính độc lập là gì?
Phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính?
Khi nào cần kiểm toán báo cáo tài chính?
Công ty nào phải kiểm toán báo cáo tài chính theo dịch vụ kiểm toán tại Hải Dương?
Cơ sở pháp lý quy định các doanh nghiệp nằm trong diện bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính là Nghị định số 17/2012/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm Toán Độc Lập ban hành ngày 13 tháng 03 năm 2012.
Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập.
Theo đó, các doanh nghiệp nằm trong diện đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ kiểm toán tại Hải Dương của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.