Dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh

dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh

Hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường vốn, thì trường tài chính. Chất lượng của kiểm toán độc lập là yếu tố sống còn để các nhà đầu tư, cổ đông, nhà hoạch định chính sách và các đối tượng khác tin tưởng vào quy trình lập báo cáo tài chính cũng như việc công bố các thông tin của báo cáo tài chính. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chuyên dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh độc lập được nhà nước đặt ra các quy định về điều kiện hết sức chặt chẽ.

Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán:

Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm

Kiểm toán tạo niềm tin cho những người quan tâm đến đối tượng kiểm toán như các cơ quan nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác…

Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ

Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của kiểm toán nói chung.

Hoạt động tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ về đầu tư, về kinh doanh, về phân phối, về thanh toán. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi quan hệ chặt chẽ giữa các quan hệ tài chính với lợi ích con người. Trong khi đó thông tin kế toán là sự phản ánh của hoạt động tài chính, là sản phẩm của quá trình xử lý thông tin bằng phương pháp kỹ thuật rất đặc thù.

Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu năng quản lý.

Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý.

Trong điều kiện mới chuyển đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh…việc duy trì kỷ cương và đảm bảo phát triển đúng hướng chỉ có được trên cơ sở xây dựng đồng bộ và tổ chức thực hiện tốt kiểm toán trên mọi lĩnh vực.

Ý nghĩa lớn nhất của kiểm toán là quan toà công minh của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai.

Cách phân loại kiểm toán:

Có thể chia kiểm toán thành 3 loại chính bao gồm: Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán Nhà nước

Trả lời cho câu hỏi “Kiểm toán Nhà nước là gì?”, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những kiểm toán viên làm việc cho các cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và hoàn toàn không thu phí. Họ thực hiện các nhiệm vụ dựa trên sự phân công của các cấp lãnh đạo và đối tượng kiểm toán ở đây là các doanh nghiệp Nhà nước. Những báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chủ yếu được sử dụng làm căn cứ xác định trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các doanh nghiệp đối với Nhà nước; ngoài ra đây còn là cơ sở đáng tin cậy nhất về tình hình tài chính của các doanh nghiệp này cho các nhà đầu tư có quan tâm.

Kiểm toán độc lập

“Kiểm toán độc lập là gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm hơn cả khi được hỏi về các loại kiểm toán phổ biến nhất hiện nay. Nếu như kiểm toán Nhà nước là những người làm việc cho cơ quan kiểm toán của Nhà nước thì kiểm toán độc lập sẽ làm việc cho các cơ quan, tổ chức độc lập chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Do đó, đối tượng kiểm toán của họ cũng rộng hơn, bao gồm cả các công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Công việc của kiểm toán độc lập bao gồm việc xác minh tính trung thực và phát hiện sai sót của báo cáo tài chính, đưa ra kết luận về tình hình tài chính của công ty và một số dịch vụ tài chính khác theo yêu cầu của khách hàng. Họ làm việc và hưởng lương một cách độc lập với các công ty được kiểm toán nên các báo cáo của họ rất đáng tin cậy với độ chính xác cao, cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích nhất cho khách hàng, từ đó nhận được sự tin tưởng rất lớn từ các nhà đầu tư trên thị trường.

Kiểm toán nội bộ

Về bản chất, nếu như kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập hoàn toàn không liên quan tới công ty được kiểm toán thì kiểm toán nội bộ lại là những nhân viên làm việc trong chính tổ chức đó theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Những báo cáo của kiểm toán nội bộ ít khi được công khai với giới đầu tư bên ngoài mà chủ yếu cung cấp thông tin cho nhà quản lý của công ty nhằm mục đích phục vụ quá trình điều hành và nắm bắt tình hình tài chính nội bộ, từ đó đưa ra những phương án phù hợp.

Các bước trong quy trình kiểm toán theo dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh được mô tả khái quát như sau

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Tại bước này, kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và các biện pháp xử lý đối với rủi ro đánh giá. Trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức thực hiện công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán.

Bước này bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng hoặc đưa ra kế hoạch chung. Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập các thông tin cụ thể về khách hàng, tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, trong khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng phải có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên cho việc triển khai thực hiện chương trình đã xây dựng.

Ngoài ra, Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

Hợp đồng kiểm toán (CM 210, Đ 42-LKTĐL);

Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (CM 315);

Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (CM 320);

Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đánh giá (CM 330);

Lập kế hoạch kiểm toán (CM 300);

Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM 402).

Bước 2: Thực hiện kiểm toán theo dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh

Các kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên Báo cáo tài chính dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị.

Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán được hình thành từ các loại trắc nghiệm, là thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và căn cứ vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đi đến quyết định sử dụng các thủ tục khác nhau.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

Thực hiện kiểm toán các khoản mục chủ yếu của BCTC;

Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (CM 450).

dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh
dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh

Bước 3: Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán theo dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh

Đây là bước cuối cùng, cũng là lúc các Kiểm toán viên cần đưa ra kết luận kiểm toán, các kết luận này nằm trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán.

Để đưa ra được những ý kiến chính xác, kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị, thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc…

Cuối cùng, Kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập nên Báo cáo kiểm toán đồng thời có trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập Báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến: Ý kiến chấp nhận toàn phần và ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:

Báo cáo kiểm toán về BCTC (CM 700, 705, 706);

Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh (CM 710);

Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720)

Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính theo dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh

Từ định nghĩa về Kiểm toán báo cáo tài chính, có thể thấy được đối tượng của Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:

Bảng cân đối kế toán;

Báo cáo kết quả kinh doanh;

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

Thuyết minh báo cáo tài chính;

Các báo cáo này phản ánh tình hình, kết quả tài chính, kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và những thông tin cần thiết khác để những người cần sử dụng sẽ phân tích, đánh giá đúng kết quả, tình hình kinh doanh doanh nghiệp.

Ngoài ra các đối tượng của Kiểm toán báo cáo tài chính còn cung cấp các thông tin của doanh nghiệp về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng, giá vốn…cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính theo dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh

Công việc kiểm toán Báo cáo tài chính năm kết thúc kỳ/năm của đơn vị tuân theo Chuẩn mực kiểm toán Việt nam, các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận ở Việt Nam.

Cuộc kiểm toán phải thực hiện được các nội dung sau:

Việc quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp;

Việc chấp hành các chế độ quản lý kinh tế tài chính – kế toán thống kê của Nhà nước.

Cuộc kiểm toán phải làm rõ được các vấn đề sau:

Các thông tin tài chính có được lập trên cơ sở các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước Việt Nam hay không? Các chế độ này có được áp dụng một cách nhất quán và kịp thời không?

Các thông tin trên Báo cáo tài chính có phản ánh một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán; về tình hình hoạt động của đơn vị trong niên độ kế toán.

Cuộc kiểm toán cũng đòi hỏi phải đưa ra các ý kiến nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm các nhận xét về:

Công tác ghi chép chứng từ kế toán, luân chuyển chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán và công tác quản lý, lưu trữ các chứng từ kế toán.

Phương pháp lập Báo cáo tài chính và các Báo cáo quản trị, các tài liệu kế toán có liên quan.

Công tác hạch toán kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ phải lập và phát hành cho doanh nghiệp khách hàng Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính kết thúc kỳ/năm.

Thư quản lý (nếu có): Khi kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính kỳ/năm, công ty kiểm toán sẽ phát hành thư quản lý (nếu có) nhằm đề xuất cho đơn vị hoàn thiện hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và khắc phục những điểm yếu mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán nhận thấy trong quá trình kiểm toán.

Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ kiểm toán tại Hà Tĩnh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139