Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

Các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, điểu chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền gì?

Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân.

– Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

– Các quyền cơ bản của công dân về chính trị gồm có: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo.

– Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế – xã hội gồm có: Quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ,….

– Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm có: Quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. 

Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 Quy định như sau:

Điều 20.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Căn cứ theo quy định như trên thì trường hợp đánh người gây thương tích vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 như trên. Ngoài ra hành vi đánh người gây thương tích có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hành vi và thiệt hại thực tế xảy ra.

Đánh người gây thương tích xử lý như thế nào?

Tư vấn của Luật sư Hình sự Luật Trần và Liên Danh:

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy tùy thuộc vào hành vi đánh người gây thương tích là vô ý hoặc cố ý nhưng không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định như trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội cố ý gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích cố ý do người đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm phạm đến thân thể, sức khỏe người khác, được biểu hiện bằng thương tích xác định cụ thể thông qua cơ quan giám nhiệm thương tật.

Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Công cụ, phương tiện sử dụng

Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: Lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết.

Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

Đánh người gây thương tích sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

….

đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

Đánh người gây thương tích dưới 11% xử lý như thế nào?

Xin chào Luật Trần và Liên Danh. Tôi có một trường hợp mong các luật sư trả lời giúp. Anh A thấy 2 người phụ nữ đánh một người phụ nữ.

Thấy thế anh A cũng nhảy vào đá đạp người phụ nữ kia vài cái và chửi bới người phụ nữ kia. Vì anh A là anh em với 2 bà kia.

Đồng thời còn xúi dục người khác vào đánh. Nhưng họ không vào đánh vì biết điều đó là sai. Một số người vào can ngăn 2 bà kia nhưng anh A không cho ai vào can ngăn và còn hăm dọa khiến nhiều người sợ không vào can ngăn.

Sau khi vụ việc kết thúc người phụ nữa kia được đưa đi giám định với tỉ lệ thương tích 10%. Vậy thưa luật sư anh A có tội gì không? Có phạt gì không?

Mong quý luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Hành vi cố ý gây thương tích tùy theo mức độ, tính chất cũng như hậu quả sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự hoặc xử phạt hành chính thỏa đáng.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì anh A và 2 người phụ nữ có hành vi đánh một người phụ nữ, khiến người này bị thương. Hành vi này sẽ bị khởi tố về hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội này.

Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác tùy theo tính chất mức độ mà áp dụng các mức phạt khác nhau.

Theo quy định của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 134 nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%.

Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì dù mức độ thương tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.

Như vậy, trong trường hợp này nếu anh A và 2 người phụ nữ kia có những dấu hiệu kể trên thì rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134. Hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Sở dĩ anh A cũng phạm vào tội này vì trong trường hợp này anh A có tư cách là đồng phạm. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia.

Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

Khi xác định được đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người này. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Bên cạnh việc có thể phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật thì họ còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại tức là người phụ nữa bị đánh kia do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu…

Theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự, thì anh A và 2 người phụ nữa kia sẽ bị xử lý hành chính.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình thì: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh liên quan đến đánh người gây thương tích là vi phạm quyền. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139