Xin mã hs code tại Thanh Hóa

xin mã hs code tại Thanh Hóa

Mã HS Code là cơ sở để các cơ quan của chính phủ như: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay suất một loại hàng hóa nào đó. Việc ra đời của nó, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa. Vậy mã HS code là gì? Việc xin, sử dụng và tra cứu mã HS code chưa bao giờ là đơn giản, vì toàn bộ được thực hiện trực tuyến. Cùng theo dõi thông tin dưới đây để công việc xin mã hs code tại Thanh Hóa của quý khách được rút ngắn thời gian và hiệu quả hơn.

HS code là gì?

HS Code là mã phân loại của hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.

Chi tiết hơn HS Code hay Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).

Vậy mã HS code chỉ áp dụng cho hàng hóa hữu hình có đúng không?

Thực tế, với những hàng hóa vô hình cũng sẽ được áp mã HS code theo mã HS của vật chứa đựng chúng.

Ví dụ: 1 bộ phim được chứa đựng trong ổ cứng. Vậy mã HS code sẽ được xác định theo mã của ổ cứng.

Để tra mã HS code chúng ta dùng biểu thuế (trong đó bao gồm thông tin hàng hóa, mã hs code, thuế thông thường, thuế ưu đãi, thuế GTGT VAT, thuế của từng mặt hàng có form C/O tương ứng, thuế bảo hộ, thuế bảo vệ môi trường,..,)

Bố cục quyển biểu thuế gồm 21 phần, chia thành 92 chương.

21 phần gồm các nội dung:

  • + Động vật, thực vật, khoáng sản, plastic, cao su
  • + sản phẩm đá, đồ trang sức, sản phẩm dệt,..
  • + Máy móc, thiết bị điện, xe cộ phương tiện, dụng cụ,..

98 chương trong quyền biểu thuế nhập khẩu gồm:

  • + 97 chương đầu phân loại hàng hóa chung
  • + chương 98 là chương phân loại hàng hóa ưu đãi riêng (ví dụ như: hàng hóa được mua bởi bộ quốc phòng)

Như vậy, với doanh nghiệp chỉ nên tìm hiểu về 97 chương đầu trong quyển biểu thuế và chỉ có hàng hóa hữu hình mới được định danh trong biểu thuế.

Hiện nay Việt Nam áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới có thể dùng mã HS với 10 hoặc 12 số.

Hệ thống hài hòa hàng hóa là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Hệ thống hài hòa (HS) được Tổ chức Hải quan Thế giới phát triển như một hệ thống phân loại sản phẩm quốc tế đa năng mô tả tất cả các sản phẩm có thể giao dịch quốc tế. Nếu muốn hàng hóa có thể đi qua biên giới quốc tế thành công thì phải khai báo đúng mã HS (còn gọi là mã HTS). Mã này xác định mức thuế phù hợp và giá trị thuế phải nộp đối với mặt hàng đó.

Hệ thống này hoạt động như thế nào?

Hệ thống mã HS sử dụng số gồm 6 chữ số được áp dụng quốc tế làm cơ sở cho việc phân loại quốc gia địa phương. HS bao gồm 5.300 mục hoặc mô tả sản phẩm xuất hiện dưới dạng ‘nhóm’ và ‘phân nhóm’. Về lý thuyết, tất cả các nước sử dụng mã HS phân loại một sản phẩm nhất định có cùng phần, chương, nhóm và phân nhóm; mặc dù vậy trong thực tế có thể nảy sinh mâu thuẫn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều áp dụng các phiên bản mã HS giống nhau, hoặc áp dụng các quy tắc theo cách giống hệt nhau. Sự không chắc chắn này, cũng sản phẩm ngày càng phân hóa phức tạp, các quyết định mang tính lịch sử và sự thiếu chuyên môn liên quan đến các khía cạnh kỹ thuật của một sản phẩm nhất định, kết hợp với nhau để tạo ra các quy tắc phân loại phức tạp, không nhất quán và rủi ro có thể khó điều hướng.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm phân loại hàng hóa?

Là một nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu, trách nhiệm pháp lý của bạn là phân loại chính xác hàng hóa đang được vận chuyển.

Tại sao xác định mã HS lại là một lĩnh vực rủi ro như vậy?

Việc xác định mã HS rất rủi ro nếu bạn phân loại không chính xác, vì bạn có thể trả sai thuế cho sản phẩm của mình. Điều này có thể dẫn đến việc truy thu thuế hoặc hóa đơn thuế cho việc thanh toán lại tất cả hàng hóa mà bạn đã khai báo sai. Và còn có thể dẫn đến các khoản phạt có giá trị lớn, thậm chí khiến hàng hóa của bạn bị thu giữ hoặc tiêu hủy.

Việc khai báo sai cũng có thể dẫn đến việc nộp hơn mức thuế cần thiết quá cao và ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp bạn. Có thể đưa ra yêu cầu hồi tố đối với các khoản đã nộp thừa, nhưng bạn phải sao lưu đầy đủ các chứng từ của mình cho yêu cầu đó.

Phân loại hàng hóa để xác định thuế quan là một kỹ năng chuyên biệt, đòi hỏi nền tảng kiến ​​thức rộng và có bề dày kinh nghiệm. Nhưng không phải tất cả các nhà xuất nhập khẩu đều nhất thiết phải sở hữu chuyên môn này. Khai báo chính xác loại hàng hóa với cơ quan hải quan là yếu tố then chốt. Đội ngũ tuân thủ về thương mại và hải quan của chúng tôi trên khắp thế giới đều là những chuyên gia về xác định mã HS và sẵn sàng hỗ trợ bạn đưa ra lời khuyên tốt nhất cho việc phân loại hàng hóa.

xin mã hs code tại Thanh Hóa
xin mã hs code tại Thanh Hóa

Việc xác định mã HS là của doanh nghiệp XNK

Bộ Tài chính đã quy định: Người khai Hải quan có trách nhiệm phân loại hàng hoá (xác định chính xác tên gọi, mô tả và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm về việc phân loại đó. Trong Danh mục và Biểu thuế XNK có 3 hạng muc: Mã hàng hóa; Tên gọi, mô tả hàng hóa; Thuế suất. Trong Tờ khai Hải quan có rất nhiều mục, nhưng 3 mục này là quan trọng nhất. Trên cơ sở nghiên cứu Danh mục hàng hóa , doanh nghiệp mô tả (cấu tạo, công thức, quy trình…) hàng hóa chính xác, đầy đủ…thì tra ngay được mã HS (bên trái). Như vậy với một hàng hóa luôn có mã HS nhất định, gọi là bất biến. Còn thuế suất thì thay đổi theo các chính sách, quy định của nhà nước, thậm chí tùy thuộc vào ưu đãi của các Hiệp định Thương mại!

Để xác định mã HS cho chính xác, doanh nghiệp phải dựa vào Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam do Bộ Tài chính phát hành. Khi xác định HS cho hàng hóa cần tìm hiểu thêm các nguyên tắc do Bộ Tài Tài chính và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) hướng dẫn.Với một hàng hóa cụ thể cần lưu ý thêm Thực tế hàng hoá, tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá; Kết quả phân tích, giám định hàng hoá. Doanh nghiệp XNK là chủ hàng, phải là người hiểu rõ nhất (về cấu tạo, công thức, quy trình sản xuất, phương thức sử dụng v.v…) nên việc mô tả rõ ràng, chính xác thì kiểm tra của Hải quan sẽ đồng nhất mã HS. Khi làm giám định, doanh nghiệp cũng cần yêu cầu chi tiết để ghi kết quả giám định được rõ ràng … Trên cơ sở đó, kết hợp các chính sách thuế cập nhật kịp thời…sẽ thực hiện chính sách tài chính đầy đủ, chủ động.

Khi tiếp nhận Tờ khai, tham khảo nội dung, các Chi cục Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát Tờ khai với thực tế hàng hóa để xác nhận, thậm chí xếp lại mã HS cho đúng thực tế. Khi Hải quan có ý kiến khác thì doanh nghiệp cần phải chứng minh (đưa ra bằng chứng về cấu tạo, quy trình sản xuất-vận hành, sử dụng…) phù hợp giám định…với mã số HS đã xác định. Có trường hợp không nắm chắc mã HS của mình, dẫn đến bị động về Thuế, phá sản về kinh doanh, thậm chí bị truy tố về tội trốn thuế…

Khi xét hậu quả trường hợp xếp sai mã HS bị xử phạt, thậm chí Hải quan xếp không đúng mã HS làm doanh nghiệp hao sức tốn của để chứng minh, thậm chí doanh nghiệp chịu oan thuế suất cao…thì thấy rõ việc am hiểu bản chất hàng hóa, để xếp mã HS chuẩn xác là công việc có giá trị kinh doanh thực sự!!

Vì vậy, đối với doanh nghiệp hoạt động XNK cần có cán bộ hiểu sâu về mã HS để xác định đúng,chính xác, không bị động khi mở Tờ khai Hải quan, chủ động kinh doanh.

Tầm quan trọng của phân loại đúng mã HS code của hàng hóa nhập khẩu, xin mã hs code tại Thanh Hóa

Đối với cơ quan quản lý, vai trò phổ biến nhất của việc phân loại đúng mã HS Code là xác định đúng các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu, từ đó đưa ra cách áp dụng các loại thuế và số tiền thuế phải thu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô, vĩ mô và đàm phán thương mại quốc tế. Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan, kết thúc 10 tháng/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 428,63 tỷ USD, tăng 8% (tương ứng tăng 31,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 218,82 tỷ USD, tăng 8,3% và nhập khẩu đạt 209,81 tỷ USD, tăng 7,7%. 

Vai trò của việc áp mã HS đúng nhìn từ góc độ quản lý nhà nước:

  • Tránh thất thu thuế,
  • Kiểm soát cửa khẩu, kiểm soát hạn ngạch các hàng nhập khẩu,
  • Rút ngắn thời gian thông quan, giảm lượng công việc cho cán bộ hải quan, tiết kiệm chi phí
  • Rút ngắn thời gian giải phóng hàng, tránh hiện tượng ùn ứ hàng tại cảng, tại sân bay,… 

Đối với doanh nghiệp, phân loại đúng mã HS Code cho hàng hóa nhập khẩu sẽ là tiền đề đảm bảo cho việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp nhập khẩu. 

Thứ nhất, phân loại đúng mã HS giúp doanh nghiệp xác định đúng % thuế suất theo quy định của nhà nước, từ đó nộp đủ các loại thuế cần nộp, tránh trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều lần hay phải làm thủ tục hoàn thuế, gây mất nhiều thời gian và công sức.

Thứ hai, với việc xác định mã HS đúng, doanh nghiệp sẽ được hưởng các lợi ích từ các FTA đúng theo quy định.

Thứ ba, nếu xác định HS code đúng từ trước khi hàng về, doanh nghiệp tìm hiểu được các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu, từ đó có thời gian chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ.

Nếu áp mã HS sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí, cũng có nhiều trường hợp vì áp sai mã HS mà doanh nghiệp đã nộp số tiền thuế nhiều hơn số tiền lẽ ra phải nộp và kể cả khi đã được thông quan thì việc áp sai mã HS sẽ gây rắc rối cho quá trình kiểm tra sau thông quan của doanh nghiệp.

Ví dụ, khi một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nếu áp sai mã HS code, lúc hàng về đến kho/ cảng, mở tờ khai và nộp thuế xong thì hải quan cho biết là bị sai mã HS code, cần áp mã HS khác, cần kiểm tra chất lượng, công bố hợp quy và nộp thêm thuế. Vì không có sự chuẩn bị trước để chuẩn bị giấy tờ nên doanh nghiệp sẽ mất thời gian làm các thủ tục hơn, phải nộp thuế nhiều lần và chờ vào thuế, phát sinh lưu kho bãi và gây chậm tiến độ giao hàng.

Những lợi ích của việc phân loại HS code đúng đều dẫn tới việc tiết kiệm chi phí, thời gian, tránh phát sinh phí xử lí hải quan, phí lưu kho lưu bãi và đảm bảo lấy hàng nhanh để tránh ảnh hưởng tiến độ giao hàng và các dự án,… 

Hướng dẫn tra cứu mã Hd code, xin mã hs code tại Thanh Hóa

Bước 1: Doanh nghiệp truy cập Website: https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/ để tiến hành tra cứu mã HS code.

Bước 2: Doanh nghiệp nhập từ khóa hoặc mã HS code vào ô <tìm kiếm> ,sau đó bấm <enter>/<tra cứu>.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể khi tra cứu mã HS code của mặt hàng khoai tây, để quý khách dễ dàng hình dung ra cách tra mã HS code hàng hóa của doanh nghiệp.

Bước 3: Xem ghi chú và biểu thuế

  • Doanh nghiệp xem phần ghi chú chi tiết thông tin của hàng hóa, nhấp vào chỗ ghi chú sô 01 màu đỏ trong hình.
  • Doanh nghiệp xem phần chi tiết thuế suất hàng hóa, nhấp vào chỗ ghi chú sô 02 màu đỏ trong hình.

Lưu ý: Ngoài ra, khi tra cứu mã HS code, xin mã hs code tại Thanh Hóa doanh nghiệp có thể tra cứu các thông tin về sản phẩm, bao gồm: chính ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư, cán văn bản pháp luật và tất cả các thông tin này, quý khách có thể chọn ngôn ngữ là: tiếng anh.

Ngoài ra, quý khách còn có thể xem được nước không được hưởng ưu đãi, căn cứ pháp lý, ghi chú và đặc biệt có thể tra cứu bằng Tiếng Anh.

Trên đây là bài viết tư vấn về xin mã hs code tại Thanh Hóa của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139