Đánh giá rủi ro kiểm toán

đánh giá rủi ro kiểm toán

Hoạt động kiểm toán hình thành và phát triển trở thành một nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh. Trong suốt quá trình kiểm toán, đánh giá rủi ro kiểm toán là một bước vô cùng quan trọng, giúp các công ty kiểm toán xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách hợp lý và hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc đánh giá rủi ro kiểm toán vẫn chưa hoàn thiện, do đây là một công việc khó và đòi hỏi trình độ xét đoán của kiểm toán viên ở mức độ khá cao.

Đánh giá rủi ro kiểm toán là gì?

Bất kì cuộc kiểm toán nào cũng có những hạn chế tiềm tàng dẫn đến khả năng kiểm toán viên đưa ra ý kiến không thích hợp về báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp ngày càng phức tạp làm cho rủi ro kiểm toán tăng lên, đặc biệt khi doanh nghiệp cố tình gian lận. Trong khi đó, kiểm toán viên không thể kiểm tra hết tất cả mà chỉ tập trung vào những vùng có rủi ro cao.

Vì vậy, đánh giá rủi ro giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định được những số dư, nghiệp vụ có rủi ro cao, từ đó xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm, lựa chọn phương án tiếp cận và các thủ tục kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả. Vai trò đó được thể hiện cụ thể trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán.

Rủi ro kiểm toán là khái niệm cơ bản, quan trọng trong kiểm toán nói chung, kiểm toán tài chính nói riêng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”. Mặc dù đã hết hiệu lực, tuy nhiên, cách giải thích này vẫn được sử dụng phổ biến và là cách giải thích dễ hiểu nhất.

Đánh giá rủi ro kiểm toán là hoạt động của kiểm toán viên, công ty kiểm toán về tính “sai sót trọng yếu” trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Để đảm bảo hợp lý rằng những sai sót do gian lận hay lỗi có ảnh hưởng trọng yếu
tới báo cáo tài chính đều phải được phát hiện, kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro kiểm toán trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán.

Tiêu chí đánh giá rủi ro trong kiểm toán:

Kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kiểm toán mong muốn dựa trên hai yếu tố chủ yếu: kỳ vọng của người sử dụng báo cáo tài chính và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi các báo cáo kiểm toán được công bố.

– Kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính.

Chức năng cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượng không chỉ bên trong mà cả bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp…nhằm hỗ trợ các đối tượng này đưa ra quyết định tối ưu. Việc cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính góp phần giảm thiểu rủi ro do thông tin không tương xứng.

Vì thế, báo cáo tài chính đã được kiểm toán là căn cứ quan trọng để các đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định. Nếu kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính là cao thì ảnh hưởng của những sai phạm trong báo cáo tài chính là lớn, theo đó kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro kiểm toán thấp, tức là phải thu thập nhiều bằng chứng để đưa ra ý kiến phù hợp về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trong báo cáo tài chính.

Để nhận định về kỳ vọng của những người sử dụng báo cáo tài chính, kiểm toán viên quan tâm tới các khía cạnh:

Thứ nhất: Quy mô công ty được kiểm toán: Những công ty có quy mô càng lớn thì báo cáo tài chính càng được quan tâm. Quy mô công ty có thể được đánh giá bằng tổng tài sản hay thu nhập.

Thứ hai: Sự phân phối quyền sở hữu đối với công ty: Công ty có số lượng chủ sở hữu lớn thì số lượng người quan tâm tới báo cáo tài chính càng nhiều. Điều này càng được chú trọng khi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thứ ba: Bản chất và quy mô công nợ: Khi báo cáo tài chính bao gồm một lượng lớn các khoản nợ, nó sẽ được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các chủ nợ thực tế và tiềm năng.

Ví dụ, một công ty quy mô lớn, niêm yết trên thị trường chứng khoán và có khoản nợ có quy mô đáng kể thì mức độ quan tâm của các đối tượng tới báo cáo tài chính cao, kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro kiểm toán chấp nhận đối với từng khoản mục là rất thấp.

– Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố.

Việc phát hành báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng đối với tình hình tài chính của khách hàng. Nếu khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính cao sau khi báo cáo kiểm toán được công bố, kiểm toán viên phải xác định mức rủi ro mong muốn ở mức thấp. Để phán đoán khả năng này, kiểm toán viên dựa vào các yếu tố:

Một: Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán phản ánh rõ nét tính hình tài chính của công ty. Nếu khả năng thanh toán thấp, thường xuyên thiếu tiền mặt, vốn lưu động thì khả năng gặp khó khăn về tài chính là hoàn toàn có thể.

Hai: Các khoản lãi, lỗ trong các năm trước: Nếu khoản lãi giảm nhanh trong nhiều năm thì kiểm toán viên phải xem xét về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Ba: Các biện pháp gia tăng vốn: Tỉ lệ vay nợ quá cao thì khả năng gặp khó khăn về tài chính là hoàn toàn có thể khi công ty làm ăn đi xuống.

Bốn: Bản chất hoạt động kinh doanh: Với cùng điều kiện hoạt động kinh doanh, một số công ty có rủi ro tài chính cao hơn các công ty khác, ví dụ như công ty môi giới chứng khoán, kinh doanh hàng công nghệ cao…

Năm: Năng lực ban quản trị: Năng lực ban quản trị cũng là một yếu tố quan trọng để xem xét khả năng gặp rủi ro tài chính của công ty. Với một ban quản trị giỏi, có đầu óc chiến lược, khả năng công ty gặp rủi ro tài chính sẽ thấp.

Dựa vào các yếu tố trên, kiểm toán viên xác định mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính-mức độ mà kiểm toán viên sẵn sàng chấp nhận báo cáo tài chính sau kiểm toán còn những sai sót và đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần. Mức rủi ro có thể chấp nhận có giá trị từ 0 tới 1.

Rủi ro có thể chấp nhận bằng không khi kiểm toán viên hoàn toàn chắc chắn báo cáo tài chính sau kiểm toán không chứa đựng bất kỳ sai phạm trọng yếu nào, đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra do giới hạn về thời gian và chi phí. Rủi ro mong muốn bằng một khi kiểm toán viên không chắc chắn báo cáo tài chính sau kiểm toán còn chứa đựng sai phạm trọng yếu hay không.

Dưới một góc độ nào đó, kiểm soát bao gồm việc nhận dạng, đánh giá và quản lý các rủi ro có thể phát sinh. Kinh doanh là chấp nhận rủi ro.

Trong thực tế, không biện pháp nào có thể giảm rủi ro xuống bằng không. Vì vậy, các nhà quản lý phải thận trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho những mục tiêu – kể cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động – của đơn vị có thể không được thực hiện, và phải cố gắng kiểm soát được những rủi ro này. Phân tích và đánh giá rủi ro là công việc khá phức tạp, có nhiều phương pháp khác nhau vì rủi ro rất khó định lượng.

đánh giá rủi ro kiểm toán
đánh giá rủi ro kiểm toán

Các loại rủi ro trong kiểm toán:

Thứ nhất, rủi ro có sai sót trọng yếu: Là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót trọng yếu trước khi kiểm toán. Rủi ro có sai sót trọng yếu có thể tồn tại ở hai cấp độ:

– Cấp độ tổng thể báo cáo tài chính;

–  Cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh.

Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ tổng thể báo cáo tài chính: Là những rủi ro có sai sót trọng yếu có ảnh hưởng lan tỏa đối với tổng thể báo cáo tài chính và có thể ảnh hưởng tiềm tàng tới nhiều cơ sở dẫn liệu.

Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu bao gồm hai bộ phận: Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là rủi ro của đơn vị được kiểm toán và tồn tại một cách độc lập đối với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.

Thứ nhất, rủi ro tiềm tảng. Theo Chuẩn mực kiểm toán 200 (2012): “Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan”.

Nhân tố ảnh hưởng:

– Quy mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; Bản chất công việc kinh doanh, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đặc điểm của đơn vị;

–  Tính phức tạp của các nghiệp vụ; Hướng dẫn mới về xử lý nghiệp vụ; Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên;

–  Quy mô số dư tài khoản …

 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại rủi ro, trước hết ta tìm hiểu về mô hình rủi ro kiểm toán.

Mô hình rủi ro kiểm toán

Trong đó: AR: Rủi ro kiểm toán

IR: Rủi ro tiềm tàng CR: Rủi ro kiểm soát DR: Rủi ro phát hiện

Với 3 bộ phận của rủi ro kiểm toán: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện, mô hình rủi ro kiểm toán có thể chia rủi ro thành 2 thành phần chính: Một   phần phụ thuộc vào doanh nghiệp (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát), một phần phụ thuộc vào KTV (rủi ro phát hiện).

Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được phản    ánh bằng những ảnh hưởng của chúng đến rủi ro phát hiện. Những ảnh hưởng này có thể được mô tả dưới hình thức toán học như phương trình nêu trên. KTV giảm thiểu mức độ rủi ro được đánh giá bằng cách thiết kế và thực hiện nhiều hơn các thủ tục kiểm toán, bao gồm về cả nội dung, phạm vi, lịch trình của các thủ tục đó.

Do rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không thể bị tác động mà chỉ có thể đánh    giá, chúng tồn tại độc lập khách quan với các thử nghiệm kiểm toán. Ngược lại,  KTV có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện bằng cách điều chỉnh nội dung, phạm vi và thời gian của thử nghiệm cơ bản.

Do đó, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV thường ấn định mức rủi ro kiểm toán mong muốn, đồng thời đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên tình hình của doanh nghiệp, để từ đó xác định rủi ro phát hiện, làm cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm kiểm toán.

Như vậy, mô hình rủi ro kiểm toán cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại rủi ro. Trong mối quan hệ này, rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi   ro kiểm soát.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Qua nghiên cứu các loại rủi ro và mô hình rủi ro kiểm toán, chúng ta thấy rằng rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ  chặt chẽ với nhau.

Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì rủi ro phát hiện có thể được đánh giá ở mức độ thấp để giảm rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì có thể chấp nhận mức độ rủi ro phát hiện cao hơn nhưng vẫn phải đảm bảo rủi ro kiểm toán xuống thấp ở mức có thể chấp nhận được

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về đánh giá rủi ro kiểm toán Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139