Đăng ký thành lập doanh nghiệp

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Xã hội hiện nay ngày càng phát triển; con người ngày càng có nhiều lựa chọn và hướng đi cho mình. Nhiều người đã chọn khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp để làm chủ; chắc chắn đó là một con đường đi gian nan thử thách. Thế nhưng liệu những người có dự định thành lập công ty có hiểu hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp hay không. Cùng tìm hiểu về đăng ký thành lập doanh nghiệp qua bài viết này nhé.

Ý nghĩa của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp:

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước thông qua. Và được cấp phép hoạt động thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; sử dụng mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa doanh nghiệp của bạn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép; công nhận về mặt pháp luật để có quyền hoạt động kinh doanh. Những mặt hàng như đã đăng ký một cách hợp pháp và được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ.

Các doanh nghiệp khác sẽ hoàn toàn tin tưởng và việc ký kết hợp đồng hoàn toàn có thể diễn ra vì doanh nghiệp đã có tư cách pháp nhân và có con dấu tròn. Chính hành lang pháp lý của doanh nghiệp đã giúp cho các hoạt động trở nên minh bạch và đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra, việc thành lập doanh nghiệp được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng. Điều này đã khiến cho doanh nghiệp có thêm lợi thế đối với khách hàng. Các bên cần hóa đơn để làm cơ sở minh bạch hóa chi phí.

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp đối với nền kinh tế và các cơ quan quản lý:

Đăng ký thành lập doanh nghiệp giúp cho cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý. Các hoạt động kinh doanh từ đó dễ dàng kiểm soát và các thành phần kinh tế.

Giúp cơ quan nhà nước nắm được những xu hướng của thị trường.

Giúp làm căn cứ để hoạch định các chủ trương, chính sách để phát triển nền kinh tế. Đồng thời đưa ra các biện pháp khuyến kích hoặc hạn chế để đính hướng lại thị trường

Góp phần đóng các loại thuế cho nhà nước hằng năm; như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng. 

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp đối với đời sống, xã hội:

Việc đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Như đóng góp vào cho nhà nước các khoản thuế giúp phát triển kinh tế; đời sống xã hội cũng sẽ được cải thiện.

Đồng thời, khi nhiều doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ; đời sống kinh tế xã hội của đất nước cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Nhìn chung; việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của cuộc sống. Không chỉ đảm bảo quyền lợi cho cơ quan quản lý nhà nước; mà còn mang ý nghĩa đảm bảo trật tự quản lý nhà nước. Cũng như bảo vệ được quyền lợi cho những chủ thể khác tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là điều kiện cần để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020; hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau:

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như:

(i) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất;

(ii) Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH); danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);

(iii) Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên; cổ đông sáng lập;

(iv) Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP).

Như vậy, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có sự phân hóa về mặt loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký; và được đánh giá là tương đối chặt chẽ. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hồ sơ đăng ký thành lập là khác nhau.

Luật Doanh nghiệp đồng thời cũng quy định rõ ràng nội dung của các loại giấy tờ như. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; Điều lệ công ty; danh sách thành viên và danh sách cổ đông. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tự kê khai hồ sơ đăng ký; chịu trách nhiệm về tính trung thực; chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của mình khi nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trình tự và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh; bao gồm các bước cụ thể sau:

Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. 

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ.

Quy định này nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật; tính tự giác; tự chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu gia nhập thị trường. Việc giảm trách nhiệm thẩm định hồ sơ của cơ quan đăng ký kinh doanh. Cho phép rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thứ hai, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. Cũng chính vì thế mà giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ là cơ sở pháp lý để người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng thời hạn và không có thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Thứ ba, xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.

Trước khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày làm việc trong đó có 2 ngày để cơ quan thuế cấp mã số doanh nghiệp, 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với cơ chế này, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc chờ cấp mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia thị trường, Luật Doanh nghiệp đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp còn xuống còn tối đa 3 ngày làm việc. Hệ thống đăng ký thuế tự động tạo mã số thuế mà không cần sự kiểm tra, xem xét của cán bộ đăng ký thuế.

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các vấn đề sau:

Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

 Đặt tên doanh nghiệp

  • Tên công ty gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. VD: Công ty TNHH Dịch Vụ Anpha thì “Công ty TNHH” là loại hình còn “Anpha” là tên riêng. Lưu ý TÊN RIÊNG của tất cả các công ty trên lãnh thổ VN không được trùng nhau (kể cả thay đổi lại hình). Như trường hợp trên, bạn KHÔNG thể đặt tên công ty là Công ty Cổ phần Dịch Vụ Kế Toán Anpha, tuy khác loại hình “TNHH” nhưng vẫn bị trùng cụm từ “Dịch Vụ Anpha” là tên riêng.

  • Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. Trường hợp “Gây Nhầm Lẫn” ở đây theo như ví dụ bên trên, bạn bỏ cụm từ “Dịch Vụ” đi và lấy tên công ty là: Công ty TNHH Anpha vẫn không được cấp giấy phép vì sẽ “gây nhầm lẫn” với Công ty TNHH Dịch Vụ Kế Toán Anpha đã được cấp phép trước đó.

  • Tuy doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký. Ví dụ: Bạn có thể đặt tên công ty là Công ty Cổ phần Bán Sỉ Nội Thất Hòa Phát nhưng đăng ký ngành nghề bán vé máy bay vẫn hoàn toàn hợp lệ.

  • Theo Nghị định 01/2021, quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp là quyết định cuối cùng.

Địa chỉ trụ sở công ty

  • Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.

Ví dụ: Có thể có 100 công ty lấy địa chỉ trong giấy phép là: 202 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

  • Địa chỉ công ty nếu là chung cư/căn hộ thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư/căn hộ đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư… rất phức tạp và mất thời gian.

Ngành nghề kinh doanh

Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh).  

Vốn điều lệ công ty

Dù không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác, khách hàng… Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với đối tác, khách hàng. 

Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể. 

Ví dụ: Thành lập công ty đầu tư chứng khoán phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện pháp luật là người chịu trách nhiệm với luật pháp về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty thường là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác. 

Chức danh của người đại diện theo pháp luật thường là giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp 2020 vẫn cho phép người đại diện pháp luật không cần giữ bất kỳ chức danh nào tại doanh nghiệp.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Luật Sư Trần! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139