Top trường đại học ở mỹ

top truong dai hoc o my

Chúng ta đều biết tại Mỹ có rất nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới. Nếu có ý định du học trong thời gian tới, hãy tham khảo top trường đại học ở mỹ trong bài viết này, được xác nhận từ bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS (Quacquarelli Symonds).

Top trường đại học ở mỹ tốt nhất hiện nay

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tăng ba bậc so với năm 2020, xếp hạng ở vị trí đầu tiên trong top trường tốt nhất tại Mỹ. Đây là ngôi trường đầu tiên tại Mỹ đưa bộ môn kiến trúc vào giảng dạy và cũng là ngôi trường có sinh viên nữ đầu tiên tại Mỹ theo học.

Trường thành lập năm 1861 tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts. Hiện có 11.000 sinh viên, trong đó 30% là du học sinh đến từ 154 quốc gia và vùng lãnh thổ. MIT nổi tiếng nhờ các hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, sinh học.

Sinh viên tốt nghiệp từ Massachusetts có 85 người đạt giải Nobel, 58 người giành huân chương Khoa học quốc gia và 29 người giành huy chương quốc gia về công nghệ và đổi mới.

Đại học Stanford

Vẫn giữ ở vị trí thứ hai so với năm 2020 là đại học Stanford, nằm tại California (Mỹ). Được thành lập năm 1885, hiện có khoảng 15.000 sinh viên (22% là du học sinh) và 2.500 giảng viên học tập, nghiên cứu.

Stanford có các chương trình hàng đầu về các ngành khoa học máy tính, kỹ thuật và một số ngành đặc biệt như không khí và năng lượng, tính toán y sinh.

Stanford rất quan tâm tới chăm sóc sức khoẻ của giảng viên, sinh viên; có 32 câu lạc bộ thể thao và 36 môn thể thảo. Rất nhiều sinh viên của Stanford trở thành vận động viên thi đấu tại các kỳ Olympic.

Đại học Harvard

Là một trong những trường lâu đời nổi tiếng nhất thế giới, được thành lập năm năm 1636, Đại học Harvard là ngôi trường lâu đời nhất trong khối Ivy League.

Hiện nay, trường có 20.000 sinh viên, trong đó 1/4 là du học sinh. Chương trình đào tạo của Harvard đa dạng nhưng tập trung vào các ngành kỹ thuật và khoa học ứng dụng, y khoa và công nghệ thông tin.

Trong số cựu sinh viên nổi tiếng, Harvard có tám tổng thống Mỹ, 158 người đoạt giải Nobel, 14 người đoạt giải thưởng Turing và 62 tỷ phú.

Viện Công nghệ California (Caltech)

Viện Công nghệ California (Caltech) là cơ sở giáo dục tư thục với sáu đơn vị thành viên. Trường chỉ có hơn 2.200 sinh viên với thế mạnh ở các ngành kỹ thuật hóa học, khoa học trái đất, thiên văn học,…Trường cũng được đánh giá cao nhờ có nhiều cựu sinh viên nổi tiếng, trong đó 39 người đoạt giải Nobel.

Theo bảng xếp hạng các trường tốt thế giới năm 2022 của QS, trường xếp hạng thứ 6 trong số các trường đại học tốt nhất.

Đại học Chicago

Nằm tại thành phố Chicago, bang Illinois, Đại học Chicago được thành lập năm 1890 gồm sáu trường và một trung tâm giáo dục thường xuyên trực thuộc. Đại học Chicago là mái nhà chung của 15.000 sinh viên và hơn 2.000 giảng viên.

Chương trình cử nhân của trường chú trọng các lĩnh vực khoa học xã hội, sinh học, vật lý. Đây cũng là nơi thực hiện phản ứng hạt nhân nhân tạo tự lực đầu tiên của thế giới và là trường có nhà xuất bản riêng lớn nhất Mỹ. 87 cựu sinh viên, giảng viên của trường đã nhận giải Nobel.

Theo bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất năm 2022 của QS, Đại học Chicago xếp ở vị trí thứ 10 trong số các trường.

Đại học Pennsylvania (UPenn)

Đại học Pennsylvania nằm trong nhóm 8 trường thuộc khối Ivy League; là một trong những trường có tỷ lệ chọi cao ở Mỹ, chỉ chấp nhận 10,2% ứng viên là du học sinh. Hiện trường có khoảng 20.000 sinh viên và 4.600 giảng viên.

Trường với thế mạnh về các ngành khoa học cơ bản, nhân học, luật học, y dược, kỹ thuật và kinh doanh.

Đại học Yale

Đại học Yale là một trường đại học nghiên cứu tư nhân và là thành viên của Ivy League danh tiếng, một nhóm các tổ chức giáo dục đại học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Trường được thành lập năm 1701 tại bang Connecticut, là trường lâu đời thứ hai tại Mỹ, chỉ sau Harvard. Trường hiện có gần 12.000 sinh viên và 4.000 giảng viên.

Đại học Yale đào tạo bốn lĩnh vực chính gồm nghệ thuật, khoa học, nghiên cứu quốc tế và văn học với hơn 70 chuyên ngành. Yale cũng là một trong những trường khó vào nhất với tỷ lệ chấp nhận chỉ 6% sinh viên đến từ các quốc gia.

Đại học Columbia

Được thành lập vào năm 1754, đại học Columbia là trường đại học lâu đời nhất ở bang New York và là một trong những trường lâu đời nhất nước Mỹ.

Trường đào tạo các chương trình cấp bằng cử nhân và chương trình học cấp bằng thạc sĩ. Sinh viên hoàn toàn linh hoạt trong vấn đề chọn lĩnh vực mà mình yêu thích để theo đuổi. Một số ngành học là thế mạnh của trường như: khoa học thống kê, khoa học tự nhiên, thiết kế kiến trúc nâng cao, quản trị kinh doanh,…

Đại học Priceton

Thành lập năm 1746, Princeton là trường đại học danh tiếng với lịch sử kéo dài hơn 200 năm. Trường nằm tại bang New Jersey và là mái nhà của gần 7.000 sinh viên, 1.500 cán bộ, giảng viên.

Princeton cung cấp nhiều chương trình nghiên cứu sau đại học, có thế mạnh ở các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là thiên văn và vật lý. Trường có 15 người đạt giải Nobel, 10 người giành huân chương Nhân văn quốc gia, 21 người giành huy chương Khoa học quốc gia. Tổng thống John F. Kennedy, Jeff Bezos (người sáng lập Amazon) và nhà văn F. Scott Fitzgerald từng học tại trường.

Đại học Cornell

Thành lập năm 1865, Đại học Cornell hoạt động với mục tiêu quan trọng là “khám phá, lưu trữ và phổ biến kiến ​​thức”.

Hai khoa lớn nhất đào tạo bậc cử nhân là khoa Nghệ thuật và Khoa học và khoa Nông nghiệp và Khoa học đời sống.

Hồ sơ đăng ký nhập học

Hồ sơ đăng ký nhập học bao gồm các giấy tờ sau:  

Đơn xin theo học (điền trên mạng hoặc dùng mẫu đơn của chính trường bạn muốn theo học);

Hộ chiếu;

Học bạ, bảng điểm gần nhất (có bản dịch tiếng Anh);

Phí xét đơn xin theo học;

Bằng tốt nghiệp;

Giấy xác nhận hoặc thẻ sinh viên nếu đang đi học;

Giấy khen, chứng chỉ khác (nếu có);

Giấy chứng nhận/ bằng tiếng Anh;

Chứng chỉ đặc biệt (nếu có).

Lưu ý:

Nếu học sinh đã học ở nước ngoài cần có giấy tờ học vấn ở nước ngoài, bảng điểm các khóa đã học, hộ chiếu, visa…

Sinh viên xin theo học cao đẳng, đại học phải có thêm thư giới thiệu

Các trường ở Mỹ không có chuẩn chung mà sẽ tùy vào điều kiện và yêu cầu của từng trường mà có chuẩn đầu vào riêng khi xét hồ sơ xin nhập học của du học sinh.

Để được nhận học tại các trường trung học hoặc cao đẳng bạn chỉ cần có mức học lực từ trung bình trở lên. Nhưng để xin học tại các trường đại học thì học lực của bạn phải từ trung bình khá trở lên.

Nếu muốn theo học tại trường danh tiếng bạn có thể phải nộp thêm một bài luận cá nhân hoặc tham gia phỏng vấn qua điện thoại.

Về trình độ tiếng Anh:

– Bậc THPT:  yêu cầu SLEP (Secondary Level English Proficiency) >= 45. Có một số trường có thể yêu cầu thấp hơn.

– Cao đẳng: yêu cầu IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT >= 61

– Đại học, Cao học: yêu cầu IELTS 6.0 – 6.5 hoặc TOEFL iBT >= 79 – 90

Ngoài IELTS hoặc TOEFL, bạn có thể sử dụng các loại chứng chỉ tiếng Anh có hiệu lực quốc tế khác.

Hồ sơ chứng minh tài chính

Bộ hồ sơ chứng minh tài chính cần đảm bảo có đủ những giấy tờ sau để chứng minh khả năng chi trả của gia đình trong quá trình bạn học tập tại Mỹ:

Người bảo trợ có kinh doanh, đi làm phải có các giấy tờ xác nhận, quyết định bổ nhiệm chức vụ (nếu có) để chứng minh nguồn tài chính hợp lệ;

Các nguồn tài chính khác;

Hợp đồng kinh tế;

Giấy tờ chủ quyền nhà, đất;

Giấy tờ sửa hữu xe cộ;

Hợp đồng góp vốn;

Bảng chia lãi;

Sổ tiết kiệm;

Giấy xác nhận gửi tiền tiết kiệm.

top truong dai hoc o my
top trường đại học ở mỹ

Hồ sơ xin visa du học Mỹ

Sau khi nhận được thư mời học theo mẫu I-20 thì tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Mỹ. Để tiến hành xin visa (thị thực), bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đơn xin visa DS 160 (điền trên mạng và ký tên đầy đủ);

Xác nhận đóng phí an ninh nội bộ (SEVIS) (thanh toán qua mạng và in xác nhận);

Biên lai đóng phí phỏng vấn;

I-20 và thư mời;

Hồ sơ cá nhân;

Ảnh 5×5 – hình chuẩn quốc tế (nền trắng, chụp thẳng, tóc không che tai);

Bản gốc hộ chiếu;

Giấy khai sinh;

Chứng minh thư nhân dân;

Hộ khẩu;

Đăng ký kết hôn của cha mẹ;

Hồ sơ chứng minh tài chính.

Những điều quan trọng nhất cần chú ý

Khả năng ngoại ngữ tốt;

Chọn trường phù hợp với chi phí, nhân thân gia đình tại Mỹ;

Các giấy tờ đều phải photo công chứng để gửi hồ sơ I-20, điền form online DS-160 và đặt lịch hẹn phỏng vấn

Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự yêu cầu;

Hồ sơ thật 100% và cầm theo bản chính trong buổi phỏng vấn;

Thái độ thân thiện, dứt khoát, trung thực khi phỏng vấn để cơ hội xin visa thành công cao hơn;

Tường trình chi tiết, lý giải kế hoạch học tập tại Mỹ và dự định quay về thế nào để thuyết phục Lãnh sự quán cấp visa.

Các bước làm hồ sơ du học Mỹ

Để cầm trên tay tấm vé máy bay sang Hoa Kỳ học tập và sinh sống, thì chúng ta sẽ phải trải qua những quá trình như sau:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin

Chắc chắn đây là một bước mà chúng ta hoàn toàn không thể bỏ qua. Ở bước này bạn phải xác định được những nhu cầu của chính mình là: Mình phải học tại trường gì? Ngành gì? Và tại khu vực nào của Mỹ? Chi phí để mình có thể trang trải cho một quá trình học tập?…

Đây là một bước đệm khá là cần thiết. Vì khi chúng ta định hướng được lộ trình học tập trong tương lai của mình ngây từ đầu, thì việc mà bạn trả lời cho các vị Lãnh Sự Quán trong cuộc phỏng vấn visa du học Mỹ sẽ suôn sẻ và rõ ràng rành mạch hơn. Điều này giúp cho cơ hội xin visa du học Mỹ của các bạn tốt hơn.

Bước này nhìn thì đơn giản, nhưng có rất nhiều bạn du học sinh đang học tập tại Mỹ chia sẻ lại rằng “Em đã mất khoảng gần 2 năm để tìm hiểu tất cả thông tin về trường, cũng như là ngành học của mình. Sau đó, em mới tiến hành hồ sơ du học Mỹ tiếp theo”.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin trường và chờ thư mời nhập học

Khi các bạn đã hoàn thành xong bước tìm hiểu thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, như là: Trên các trang website về thông tin du học Mỹ; Thông tin từ các buổi hội thảo du học Hoa Kỳ; Từ người thân bạn bè đang sinh sống tại xứ Cờ Hoa, hoặc những tư vấn viên có kinh nghiệm về du học Mỹ.

Sau khi các bạn đã có đầy đủ thông tin về trường cũng như là ngành nghề mà bạn yêu thích và muốn theo đuổi dài lâu. Bạn bắt đầu tiến hành làm hồ sơ xin trường tại Mỹ và chờ trường xét duyệt, để cho ra thư mời nhập học (I-20). Thời gian để có được I-20 cũng tầm khoảng từ trong 3 tuần và sẽ được gửi về thẳng nhà riêng của bạn.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa du học Mỹ

Sau khoảng thời gian đợi trường cho ra thư mời nhập học (I-20). Bạn phải chuẩn bị hồ sơ để xin visa du học Mỹ. Đây là giai đoạn quan trọng. Bởi xin thư nhập học thì dễ nhưng để cầm được tấm vé sang Mỹ học tập. Bạn phải thuyết phục được lãnh sự quán cấp visa cho mình.

Đầu tiên điền đơn DS160 (đơn xin visa du học Mỹ). Sau đó đóng phí Sevis (phí an ninh) và phí visa để đặt lịch hẹn phỏng vấn. Trong quá trình điền đơn xin phỏng vấn DS-160 thì các bạn cần chuẩn bị một file hình cá nhân 5×5 có phông nền trắng – có thời hạn 6 tháng gần nhất.

Tiếp đến là những hồ sơ về cá nhân của đương đơn xin visa, hồ sơ học tập, hồ sơ tài chính của người hỗ trợ cho việc bạn đi du học. Tất cả những giấy tờ trên điều phải là giấy tờ gốc. Bạn phải cầm theo đi phỏng vấn đề trình cho các viên chức lãnh sự khi phỏng vấn.

Chuẩn bị giấy tờ thủ tục du học Mỹ và luyện tập thật kỹ. Tự tin trả lời các câu hỏi phỏng vấn visa Mỹ một cách chân thật, rõ ràng, mạch lạc nhất. Tuy không dễ dàng nhưng nếu chuẩn bị kỹ cơ hội đậu visa du học Mỹ rất cao đấy

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến top trường đại học ở mỹ. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139