Chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con như thế nào

chung minh thu nhap de gianh quyen nuoi con nhu the nao

Tranh chấp quyền trực tiếp nuôi dưỡng con là một vấn đề thường xuyên xảy ra giữa các cặp vợ chồng, trong quá trình giải quyết ly hôn. Trên thực tế, để giành được quyền nuôi con tại Tòa án thì vợ hoặc chồng phải đảm bảo các điều kiện về vật chất, tinh thần cho trẻ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho con. Để hiểu thêm về chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con như thế nào, Luật Trần và Liên Danh xin mời quý khách hàng tìm hiểu thông tin dưới bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Ai được quyền nuôi con sau ly hôn?

Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

Và sau khi ly hôn, mỗi bên thường có cuộc sống riêng của mình, không còn chung sống cùng nhau nữa.

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì:

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Về nguyên tắc, cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái kể cả khi đang trong quan hệ hôn nhân hoặc sau ly hôn.

Theo đó, thì sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với con, việc giao cho ai là người trực tiếp nuôi con vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau.

Đối với trường hợp nếu không thể thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Việc Tòa án xem xét giao cho ai là người trực tiếp nuôi con căn cứ độ tuổi của con cũng như điều kiện chăm sóc con của hai bên vợ chồng, cụ thể:

  • Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
  • Trường hợp con trong độ tuổi từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, thì ở đây quyền nuôi của bố và mẹ là ngang nhau. Do đó, khi có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con xảy ra, 2 bên cần chứng minh được mình có điều kiện (vật chất, thời gian, tinh thần,…) tốt hơn bên còn lại. Khi đó, Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao cho một người trực tiếp nuôi con, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.
  • Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì quyền nuôi con của cha mẹ vẫn là ngang nhau nhưng có xem xét đến yếu tố nguyện vọng của con muốn sống với ai.

Chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?

Để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn, cần chứng minh được bản thân có đầy đủ những điều kiện về cả vật chất cũng như tinh thần là tốt nhất để nuôi dạy con, cụ thể có thể chứng minh như sau:

Điều kiện về vật chất

Chứng minh thông qua các điều kiện về ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… các yếu tố này sẽ được xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của cha mẹ,…

  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở ổn định:

Cần chứng minh được bản thân có chỗ ở hợp pháp, ổn định tức có nơi cư trú ổn định, thường xuyên sinh sống sau ly hôn.

Cách chứng minh đơn giản nhất là thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp không có nhà riêng thì có thể là thuê nhà hoặc sống nhờ người thân ruột thịt.

  • Giấy tờ chứng minh thu nhập:

Cần chứng minh được vợ hoặc chồng đang có thu nhập ổn định và hợp pháp hay không?

Điều này được hiểu là việc bản thân có thu nhập ổn định, là công việc cũng như hoạt động kinh doanh hợp pháp, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Để chứng minh điều này có thể thông qua bảng lương, hay giấy xác nhận thu nhập nơi cơ quan, tổ chức nơi đang công tác và làm việc.

Như vậy, để giành được quyền nuôi con khi ly hôn, vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn bao gồm điều kiện về tài chính tốt hơn so với đối phương.

Đồng thời phải có nơi cư trú ổn định để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng và học tập, vui chơi cho con cái.

Điều kiện về tinh thần

Cách chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn về mặt tinh thần cần chứng minh thông qua thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.

  • Cần chứng minh được bản thân có đủ thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con, cũng như có đủ thời gian vui chơi, giải trí cùng con sau giờ làm việc.

Việc xem xét yếu tố này là vô cùng quan trọng bởi chỉ khi cha, mẹ dành đủ thời gian cho con thì con cái mới có thể cảm nhận được sự che trở, cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho mình.

Để chứng minh điều kiện này, đơn giản nhất là chứng minh thông qua hợp đồng làm việc có ghi cụ thể giờ làm việc hoặc lịch làm việc của bản thân,…

  • Cùng với đó cần chứng minh bản thân có nhân cách đạo đức tốt thông qua việc cha mẹ có lối sống lành mạnh hay không?
  • Điều kiện về môi trường sống dành cho con sau ly hôn cũng vô cùng quan trọng.

Về điều kiện này Tòa án sẽ xem xét cha mẹ có sống trong một môi trường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội, hay sống trong môi trường độc hại, thiếu thốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe (thể chất, tinh thần) cũng như sự phát triển của con cái

chung minh thu nhap de gianh quyen nuoi con nhu the nao
chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con như thế nào

Các điều kiện về cơ sở vật chất y tế, trường học, khu vui chơi giải trí và các điều kiện khác hỗ trợ cho sự phát triển của con cái có đảm bảo hay không?…

  • Ngoài việc chứng minh các điều kiện lợi thế của bản thân để giành quyền nuôi con thì cũng cần chứng minh các điều kiện bất lợi của đối phương để chắc chắn có thể giành quyền nuôi con như: Không có việc làm, không có thu nhập ổn định, không có chỗ ở ổn định, không dành thời gian cho con, hay thường xuyên có hành vi bạo lực với con,….

Theo đó, với những tiêu chí này, Tòa án sẽ xem xét và phân tích toàn diện mọi điều kiện của cả hai bên và quyết định giao cho một người trực tiếp nuôi con dựa trên bên nào dành điều kiện tốt nhất cho con sau ly hôn.

Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Sau khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con hoặc nuôi con theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi con có thể được thay đổi khi có các căn cứ được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cụ thể như sau:

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  3. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  4. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  5. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  6. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  7. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
  8. a) Người thân thích;
  9. b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  10. c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  11. d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo đó, điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như trên.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về việc giành quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?

Giành quyền nuôi con sau ly hôn là việc hai bên yêu cầu tòa án ra quyết định công nhận quyền được nuôi con sau khi ly hôn. Bên nào có yêu cầu Giành quyền nuôi con thì phải đưa ra được những căn cứ cho thấy rằng việc nuôi đứa trẻ sẽ đảm bảo tốt nhất quyền lợi của đứa trẻ.

Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp được không?

Những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này có thể kể đến như:
– Trong thời gian đang chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về tinh thần và thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.
– Chứng cứ chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình… Qua đó, khẳng định, đối phương là một tấm gương không tốt với con, nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con…

Pháp luật quy định lương tháng bao nhiêu mới được quyền nuôi con khi ly hôn?

Luật chỉ quy định chung là quyền lợi về mọi mặt của con. Do đó, thu nhập của bố, mẹ cũng chỉ là một trong những tiêu chí để Tòa án căn cứ và xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng sau khi “đường ai nấy đi”. Theo đó, không có quy định cụ thể ấn định thu nhập bao nhiêu thì sẽ giành được quyền nuôi con.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn giành quyền nuôi con?

Với trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con, ngoài việc chứng minh với Tòa án khả năng và điều kiện vật chất, tinh thần của mình thì bạn cũng phải chứng minh được đối phương hoàn toàn không đủ tư cách nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho con cái, ví dụ: đối phương có những hành vi bạo lực với con, hay những thái độ không quan tâm, bỏ mặc con, để có thể giành quyền nuôi con.

Tuy nhiên việc chứng minh này không hề đơn giản; không phải chỉ thể hiện bằng lời nói trước tòa mà nguyên tắc là “án tại hồ sơ” – tòa án giải quyết tranh chấp căn cứ theo những tài liệu mà bạn cung cấp.

Do đó đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh quyền; là rất quan trọng và yêu cầu phải nhanh. Nếu bạn tự tìm chứng cứ, tự thực hiện thủ tục hành chính từ cách thức thương lượng; khởi kiện sẽ gặp không ít khó khăn. Vậy nên việc có một luật sư ở bên hỗ trợ cũng như là tư vấn, và giải quyết những khó khăn một nhanh chóng và hiệu quả.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139