Có nên thuê luật sư giành quyền nuôi con? Thuê luật sư giành quyền nuôi con như thế nào? Thuê luật sư giành quyền nuôi con là một dịch vụ mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm sau khi ly hôn. Bởi vì con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Do đó, ngoài tranh chấp về tiền bạc, đất đai, nhà cửa…, ai có quyền nuôi con cũng là một vấn đề cần được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều biết và hiểu rõ các quy định của pháp luật. Do đó, sự xuất hiện của dịch vụ tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn là một giải pháp hoàn hảo cho các cặp vợ chồng sau hôn nhân. Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp cho độc giả các vấn đề pháp lý cũng như tư vấn ly hôn và quyền nuôi con. Mời bạn tham khảo.
Để giành quyền nuôi con khi ly hôn phải chuẩn bị những gì?
Thu nhập đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con trong điều kiện tốt nhất.
Đây được là là yếu tố quan trọng đối với cha hoặc mẹ khi muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu muốn con có một cuộc sống đảm bảo, đầy đủ các điều kiện về vật chất lẫn tinh thần thì điều kiện đối với cha mẹ có công việc ổn định, thu nhập ổn định, lương cao và sổ tiết kiệm được đặt lên hàng đầu bởi những yếu tố về tài chính này có thể đảm bảo cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái được đầy đủ nhất, đảm bảo cho con được học hành và giáo dục trong môi trường tốt nhất.
Có thể giành nhiều thời gian và tình cảm chăm sóc con
Ngoài yếu tố vật chất thì đảm bảo về mặt tinh thần của con cũng là một vấn đề quan trọng. Nếu cha mẹ có thời gian và dành nhiều tình cảm để chăm nom, nuôi dưỡng và giáo dục con, không phân biệt đối xử với con, tôn trọng con thì sẽ có khả năng cao giành phần thắng khi giành quyền nuôi con.
Bằng chứng có thể sử dụng khi nói về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con; đối phương thường xuyên đi công tác, không có thời gian bên cạnh con.
Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương.
Bên muốn giành quyền nuôi con có thể đưa ra các bằng chứng khác để chứng minh với Tòa án rằng có thể tạo được môi trường cũng như không gian tốt nhất giúp con học tập và phát triển.
Chứng minh đối phương không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con
Đây là một biện pháp được coi là tốt nhất để Tòa án xem xét ai có đủ điều kiện có quyền nuôi con. Những vấn đề cần chứng minh ở trường hợp này như:
- Đối phương không hề quan tâm đến con trong thời gian chung sống, đánh đập, bạo lực cả tinh thần và thể xác đối với con, không tạo điều kiện cho con phát triển năng khiếu dẫn đến ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của con.
- Chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương như: bạo lực gia đình, ngoại tình,…và khẳng định điều này sẽ dẫn đến việc đối phương có thể không phải là tấm gương tốt để giáo dục con, sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới hình thành nhân cách của con nếu chung sống.
Phải lưu ý rằng, không phải cứ liệt kê ra các yếu tố ở trên là có thể chiếm ưu thế khi giành quyền nuôi con mà cần phải đưa ra các bằng chứng chứng minh một cách rõ ràng và cụ thể, có sức thuyết phục.
Những tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn thường gặp
1.Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể yêu cầu tòa án được giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này người cha vừa phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình.
- Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 36 tháng tuổi:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Sẽ có hai trường hợp như sau:
Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi nhận trong quyết định hoặc bản án ly hôn.
Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ về mọi mặt của con. Trong trường hợp bên nào có yêu cầu nuôi con phải chứng minh được việc đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con.
- Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 7 tuổi:
Đối với tranh chấp giành quyền nuôi con trên 7 tuổi thì việc xem xét nguyện vọng của đứa trẻ sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa quyết định về việc trao quyền nuôi con cho ai.
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Sau khi thủ tục ly hôn được giải quyết xong, người trực tiếp nuôi con mà không chăm lo được tốt cho đứa trẻ, thì người cha mẹ không trực tiếp nuôi hoặc các cá nhân tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Căn cứ để quyết định quyền nuôi con sau ly hôn
Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có những quy định cụ thể về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn. Cụ thể:
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nguyên tắc đầu tiên khi quyết định việc trông nom, chăm sóc con sau khi ly hôn là tôn trọng thở thuận của cha mẹ. Con trên 7 tuổi thì phải xem xét cả nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng thì ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Ưu tiên thỏa thuận của vợ chồng về việc nuôi con sau ly hôn
Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… đối với con chưa thành niên; Con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình.
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ này. Đặc biệt, Điều 81 Luật này có quy định:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn với con.
Do đó, căn cứ quy định trên, có thể thấy, nếu hai vợ chồng ly hôn, đã thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó. Và các bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận.
Như vậy, sau khi ly hôn, về nguyên tắc, việc xác định người trực tiếp nuôi con sẽ được ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng.
Làm gì để được giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn
Thông thường, nếu vợ chồng sau khi ly hôn có 2 con thì Tòa án sẽ giao cho mỗi người một con để chăm sóc, nuôi dưỡng. Vậy, phải làm thế nào để mẹ được nuôi cả hai con sau khi ly hôn nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được vấn đề này?
Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Tòa án xem xét để quyết định quyền nuôi con khi vợ chồng có tranh chấp đó là căn cứ quyền lợi mọi mặt của con. Vì thế, để được nuôi cả hai con, cần chứng minh cho Tòa án thấy được việc ở với cha/mẹ có thể ảnh hưởng tốt nhất đến sự phát triển của trẻ.
Thứ nhất là điều kiện vật chất: nhà cửa, điều kiện sinh hoạt, học tập dựa trên thu nhập, tài sản… của cha/mẹ. Bên nào có những điều kiện vật chất vượt trội hơn sẽ chiếm ưu thế;
Thứ hai là điều kiện về tinh thần. Điều kiện này bao gồm thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, tình cảm dành cho con, trình độ văn hóa, học vấn của cha/mẹ có ảnh hưởng tích cực đến con…
Nếu cha/mẹ có thể chứng minh mình có điều kiện vật chất và tinh thần vượt trội hơn so với đối phương, có thể đem đến cho con những điều kiện tốt nhất để con phát triển thì sẽ có khả năng được nuôi cả hai con sau ly hôn.
Cha, mẹ có được yêu cầu thay đổi người nuôi con?
Theo quy định; Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; để giao con cho một trong hai người nuôi con. Tuy nhiên; trong thực tế; nhiều người đã giành được quyền nuôi con; nhưng trong quá trình sống chung với con; nhiều quyền lợi của con không được bảo đảm.
Vì tiên liệu được trường hợp này; khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm:
– Cha, mẹ có thỏa thuận.
– Người nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Căn cứ vào nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Đặc biệt, nhiều trường hợp cha, mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con; thì Tòa có thể giao con cho người giám hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Như vậy, có thể thấy; không phải mọi trường hợp; sẽ ấn định người chăm sóc, nuôi dưỡng con cố định; mà trong quá trình sống chung với con; nếu có các căn cứ nêu trên; thì quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể thay đổi.
Thậm chí; có trường hợp cả cha và cả mẹ đều không thể giành được quyền nuôi con.
Trên thực tế, đây là vấn đề khá phức tạp; để trình bày cụ thể hơn về trường hợp của bạn; hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn về vấn đề trên!
Câu hỏi thường gặp về vấn đề cha mẹ giành được quyền nuôi con
Những bằng chứng để giành quyền nuôi con bao gồm những gì?
Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con.
Có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con.
Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương.
Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp.
Căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
– Cha, mẹ có thỏa thuận.
– Người nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Căn cứ vào nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con nghĩa là như thế nào?
Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng; khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi khi có một cuộc sống đảm bảo; có điều kiện về chất như có thu nhập ổn định; thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm…
Những yếu tố về vật chất này đủ để đảm bảo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con đầy đủ; và cho con được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất.
Công ty Luật Trần và Liên danh là công ty luật hàng đầu về lĩnh vực ly hôn – Hôn nhân gia đình tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, đã từng giải quyết nhiều vụ án về hôn nhân, gia đình và quyền nuôi con, chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn những phương án, giải pháp tốt nhất để có thể giành được quyền nuôi con. Chúng tôi có những luật sư giỏi về ly hôn, chúng tôi có thể đưa ra những phương án tư vấn để bạn hài lòng. Khi có thắc mắc hoặc cần tư vấn hỗ trợ về việc Điều kiện để giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn, bạn vui lòng gọi trực tiếp để được tư vấn hỗ trợ.