Tạm trú được hiểu là thực hiện hoạt động sinh sống tạm thời ở địa phương khác. Trong hoạt động quản lý cư trú của nhà nước, cá chủ thể phải thực hiện hoạt động đăng ký tạm trú. Điều đó vừa giúp đảm bảo công dân tiếp cận được các quyền lợi ở nơi tạm trú, cũng như tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Người thuê trọ, thuê nhà được chủ nhà đăng ký tạm trú, được cập nhật vào thông tin đăng ký tạm trú. Cùng tìm hiểu thủ tục, quy trình tiến hành đăng ký tạm trú cho người thuê nhà.
Chủ nhà hay người thuê nhà phải đi đăng ký tạm trú?
– Đối với công dân Việt Nam:
Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
Như vậy khi đi thuê nhà, người thuê nhà có nghĩa vụ khai báo và đăng ký tạm trú theo quy định nêu trên.
– Đối với người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định nêu trên.
Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền?
Trường hợp không đăng ký tạm trú theo quy định sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP theo mức phạt cụ thể như sau:
– Người không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú có thể bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Đồng nghĩa, nếu người đi thuê nhà không thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú của mình thì có thể sẽ bị phạt hành chính với mức phạt từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng (mức trung bình là 750 ngàn đồng).
– Với trường hợp cho người nước ngoài thuê nhà, nếu người cho thuê không khai báo tạm trú cho khách thuê là người nước ngoài thì sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (mức trung bình là 5 triệu đồng).
Đăng ký tạm trú cần chuẩn bị giấy tờ gì? Thủ tục đăng ký ra sao?
(i) Đối với trường hợp đăng ký tạm trú cho công dân Việt Nam
Theo Điều 28 Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(ii) Đối với trường hợp đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Hiện nay, có 02 hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài:
– Khai báo qua mạng tại website của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú:
Theo đó, người khai báo tạm trú truy cập Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở lưu trú, đăng nhập tài khoản khai báo để thực hiện việc khai báo thông tin tạm trú. Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử phải thực hiện ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
Thông tin khai báo tạm trú gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài. Có thể nhập theo từng trường hợp vào các ô nhập dữ liệu hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo tập tin mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử.
Người khai báo tạm trú kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các thông tin trước khi xác nhận lưu thông tin; kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo tạm trú để xác định hệ thống đã tiếp nhận, nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện nhập lại thông tin.
– Khai báo trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở lưu trú:
Người khai báo tạm trú liên hệ trực ban Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an (Công an cấp xã) để được cung cấp mẫu Phiếu khai báo tạm trú theo mẫu NA17 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an.
Người khai báo tạm trú ghi thông tin vào Phiếu khai báo tạm trú và chuyển trực tiếp Phiếu khai báo tạm trú cho trực ban Công an cấp xã nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
Phiếu khai báo tạm trú có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo thông tin qua điện thoại đến trực ban Công an cấp xã trước khi chuyển Phiếu khai báo tạm trú theo thời hạn nêu trên.
Điều kiện để đăng kí tạm trú dài hạn KT3
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Trong đó: KT3 là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố này khác với nơi đăng ký thường trú.
Khoản 2 Điều 30 Luật cư trú năm 2006, Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013(Hiện nay đang áp dụng Luật cư trú năm 2020) quy định :
“2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.”
Để được đăng ký sổ KT3 thì người đăng ký cần đáp ứng điều kiện:
– Là người đã đăng ký thường trú tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
– Mua đất hoặc có nhà ở thành phố trực thuộc Trung ương nơi cần đăng ký KT3.
– Nếu đang ở nhà thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, mượn, cho ở nhờ thì được đăng ký tạm trú dài hạn KT3.
– Ngoài ra, nếu chủ hộ có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nơi anh đăng ký tạm trú đồng ý cho anh đăng ký tạm trú tại địa chỉ của họ thì anh cũng không cần xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở. Trường hợp chỉ đăng ký tạm trú thì buộc anh phải có nhà đất hoặc đã có tạm trú trên một năm mới được đăng ký tạm trú dài hạn (điều kiện về thời hạn là điều kiện đăng ký thường trú).
Như vậy, theo quy định của pháp luật, trường hợp của anh vì anh đã đăng ký thường trú ở Ninh Bình nên có khả năng sẽ được đăng ký tạm trú dài hạn KT3 ở Hà Nội.
Thủ tục đăng ký tạm trú dài hạn KT3
Căn cứ Điều 30 Luật Cư trú năm 2006, thủ tục đăng ký tạm trú dài hạn KT3 như sau:
– Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến anh phải đi đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn
– Khi đến đăng ký tạm trú anh phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi anh đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
– Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ kể trên Trưởng Công an xã, phường, thị trấn sẽ phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
– Trong trường hợp anh đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú sẽ xoá tên anh trong sổ đăng ký tạm trú.”
Hồ sơ đăng ký tạm trú:
– Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02);
– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
– Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.
Trong đó, Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú, Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Khi nào phải đăng ký tạm trú ?
Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.
Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ công dân sẽ được đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú.
Lệ phí đăng ký tạm trú:
Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 2 Điều 5
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ công dân sẽ được đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú.
Lệ phí đăng ký tạm trú:
Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT- BTC).
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về đăng ký tạm trú cho người thuê nhà. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.