Chính uỷ là gì

Chính uỷ là gì

Chính uỷ là gì? Chính ủy Sư đoàn có phải là chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định hiện nay không? Nếu phải thì ai có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ Chính ủy Sư đoàn đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Chính ủy Sư đoàn có phải là chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam không?

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về chức vụ của sĩ quan như sau:

Chức vụ của sĩ quan

Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

l) Trung đội trưởng.

Chức vụ, chức danh tư­ơng đư­ơng với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì Chính ủy Sư đoàn là một trong các chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ Chính ủy Sư đoàn đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?

Theo khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan

Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:

a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;

b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;

c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;

d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ Chính ủy Sư đoàn đối với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiêu chuẩn của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào?

Theo Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về tiêu chuẩn của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

Tiêu chuẩn của sĩ quan

Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Chính uỷ là gì
chính uỷ là gì

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?

Căn cứ theo Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Quân đội nhân dân như sau:

Quân đội nhân dân

Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

…..

Theo đó, Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 2 lực lượng: lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.

Trong đó, lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngoài ra, quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như sau:

– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

– Thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Hệ thống cấp bậc hàm trong Quân đội của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay như thế nào?

(1) Cấp bậc hàm trong quân đội của sĩ quan

Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, cấp bậc hàm trong quân đội của sĩ quan gồm 03 cấp, 12 bậc:

– Cấp Tướng có bốn bậc:

+ Đại tướng;

+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân.

+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

– Cấp Tá có bốn bậc:

+ Đại tá;

+ Thượng tá;

+ Trung tá;

+ Thiếu tá.

– Cấp Úy có bốn bậc:

+ Đại úy;

+ Thượng úy;

+ Trung úy;

+ Thiếu úy.

(2) Chức vụ của sĩ quan

Theo Điều 11 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014, chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

– Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

– Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

– Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

– Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

– Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

– Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

– Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

– Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

– Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

– Trung đội trưởng.

(3) Tiêu chuẩn chung đối với sĩ quan

Theo quy định Điều 12 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999, tiêu chuẩn chung đối với sĩ quan quân đội bao gồm các nội dung sau:

– Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

– Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm.

– Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân.

– Có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ.

– Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

Cấp bậc hàm trong quân đội của quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Theo Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như sau:

– Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:

+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;

+ Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.

– Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:

+ Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

+ Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

Cấp bậc hàm trong quân đội của hạ sĩ quan, binh sĩ là gì?

Theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ gồm:

– Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm:

+ Thượng sĩ;

+ Trung sĩ;

+ Hạ sĩ.

– Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 bậc quân hàm:

+ Binh nhất;

+ Binh nhì.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc chính uỷ là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139