Những năm gần đây, Hà Nam trở thành một nơi đáng đến để có thể đầu tư và phát triển kinh doanh. Chính sách mở cửa của tỉnh, hỗ trợ các nhà đầu tư về mọi mặt làm nhu cầu về thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam tăng lên nhanh chóng. Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên danh xin giới thiệu đến thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nam với những nội dung chính khách hàng cần nắm rõ khi có nhu cầu!
1. Địa điểm kinh doanh là gì
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, trước đây, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng.
Gần đây, các quy định liên quan đến doanh nghiệp có sự sửa đổi bổ sung, Nội bật là nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ – CP hướng dẫn về thủ tục doanh nghiệp đã có một số điểm mới như sau:
“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh”.
Như vậy, theo Nghị định 108/2018/NĐ-CP doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh ở bất cứ đâu, trong phạm vi cùng tỉnh với trụ sở chính hoặc đặt địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành khác nhau.
Quy định này mở rộng quyền phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trước đây. Cụ thể có thể hiểu như sau:
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở chính của công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở chính công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính công ty;
– Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty.
Ưu điểm địa điểm kinh doanh
Thành lập địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm hơn so với chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện. Cụ thể:
+ Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.
+ Các loại thuế đối với địa điểm kinh doanh cũng rất đơn giản. Địa điểm kinh doanh chỉ nộp thuế môn bài hằng năm là 1.000.000, VNĐ. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 156. Khai thuế môn bài quy định: “1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”
+ Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản, nhanh chóng hơn.
+ Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.
Nhược điểm của địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh không có quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân.
VD: Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC chuyên kinh doanh dịch vụ cung cấp đồ uống đặt trụ sở tại Hà Nam. Công ty hiện mở rất nhiều quán đồ uống trên địa bàn Tỉnh Hà Nam. Do đó, Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ ABC đang thực hiện hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở nên công ty cần đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam cho tất cả các địa chỉ của địa điểm đó.
đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nam
2. Thời điểm nào phải làm thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nam
- Khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
3. Những lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nam
3.1. Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào ?
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.
– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
– Phần tên riêng trong địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
3.2. Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu là phù hợp ?
– Không đặt địa chỉ địa điểm kinh doanh không đúng chức năng như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…
– Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải đảm bảo công ty được phép sử dụng hợp pháp. Nếu đi thuê, mượn phải có hợp đồng thuê, mượn.
– Địa chỉ địa điểm kinh doanh phải đảm bảo ghi chi tiết cụ thể, rõ ràng. Ghi rõ số nhà ( Thôn, xóm), ngõ, phố ( Đường), phường ( Xã), Quận ( Huyện), Tỉnh ( Thành phố)
– Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam đảm bảo có hoạt động thực tế tại địa chỉ đó tránh tình trạng không hoạt động tại đó.
3.3. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai ?
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Tức người này phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là người có hộ khẩu hay sinh sống tại nơi đặt địa điểm kinh doanh mà có thể ở nơi khác
– Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người đứng đầu chi nhánh công ty
– Trong quá trình hoạt động người đứng đầu chi nhánh có thể thay đổi từ người này sang người khác nhưng khi có sự thay đổi thì phải thực hiện thông báo tới Sở KH -Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh
3.4. Cách chọn ngành nghề của địa điểm kinh doanh
– Khi chọn ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh cần đăng ký những ngành nghề trong phạm vi của công ty chủ quản. Nghĩa là ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh có thể trùng với ngành nghề của công ty chủ quản hoặc ít hơn ngành nghề của công ty chủ quản.
– Nếu địa điểm kinh doanh muốn hoạt động những ngành nghề mà công ty chủ quản chưa có thì phải bổ sung nghành nghề kinh doanh của công ty trước sau đó mới đăng ký ngành nghề kinh doanh cho địa điểm kinh doanh được.
– Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh thường và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Có hai hình thức đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nam: Đăng ký trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền và đăng ký qua công thông tin
4. Đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nam trực tiếp
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
Nội dung thông báo gồm:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
5. Đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nam qua mạng điện tử
Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Phòng Đăng ký kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin, thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
- Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.
- Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết về đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nam của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.