CE là gì

ce là gì

CE, tiêu chuẩn CE hay còn có tên gọi đầy đủ là CE Marking là viết tắt của Conformité Européenne. Chứng nhận CE chỉ ra rằng các sản phẩm đã tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu và các sản phẩm đó được phép lưu hành tại thị trường Châu Âu. Giấy chứng nhận ce giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận với 500 triệu người tiêu dùng và di chuyển dễ dàng tại các quốc gia Châu Âu. Ký hiệu CE là bắt buộc phải có trên các sản phẩm được xuất khẩu và tiêu dùng tại 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu. Cùng tìm hiểu về ce là gì trong bài viết sau đây của Luật Trần và Liên danh.

Giấy chứng nhận CE là gì?

Tiêu chuẩn CE hay còn gọi là chứng nhận CE với CE là từ viết tắt của Conformite Europeenne hay chính là chứng nhận CE Marking. Tiêu chuẩn CE phù hợp với quy tắc và kỹ thuật ở các nước công nghiệp tiên tiến và các nước khác trong khối. Dựa vào đó các nước có tiêu chuẩn để kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm của nhau trong khối EU thông qua các chính sách chung. Các sản phẩm có chứng nhận CE tức là nó đã tuân thủ đúng luật pháp của liên minh châu Âu EU và được tự do buôn bán trên thị trường các nước này.

Bên cạnh đó thì CE nó không chứng nhận chất lượng hoặc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, mà đúng hơn là một nhãn hiệu hành chính mà không dành cho khách hàng hoặc người tiêu dùng. Nó chỉ là dạng thông báo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chung của EU.  Do đó bạn có thể gọi nó là một “hộ chiếu kỹ thuật” cho một sản phẩm. Kí hiệu CE phải bắt buộc có trên các sản phẩm được xuất khẩu hoặc tiêu dùng tại 27 nước EU và ở cả các nước Iceland, Liechtenstein và Na Uy. Theo Luật của cộng đồng Châu Âu (EU) hầu hết các sản phẩm điện – điện tử đều phải mang dấu CE mới được lưu thông trên thị trường Châu Âu.

Ý nghĩa của giấy chứng nhận ce là gì

– CE là gì (European Conformity) là Chứng nhận CEMarking được xem như hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành của sản phẩm trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới.

– Sản phẩm mang dấu CE nghĩa là nó đã được đánh giá, kiểm định trước khi đưa ra thị trường, đáp ứng các yêu cầu của 27 nước thành viên EU về an toàn sức khỏe và môi trường.

– Tiêu chuẩn CE không phải là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một sản phẩm hay cấp giấy chứng nhận xuất xứ mà đó là tiêu chuẩn của đảm bảo sản phẩm an toàn.

– Nếu một sản phẩm được dán nhãn CE,  đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh của nhà sản xuất, nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm, dễ thâm nhập vào thị trường châu Âu, là tiền đề quan trọng để vươn xa ra toàn thế giới.

Nguồn gốc và cách lấy được chứng nhận ce là gì

Ký hiệu CE được đưa ra vào năm 1985 bởi một nghị quyết của Hội đồng EC. Nghị quyết nhằm giúp giảm rào cản kỹ thuật trong thương mại trong các nước thuộc EU. Tiêu chuẩn CE phù hợp với quy tắc và kỹ thuật ở các nước công nghiệp tiên tiến và các nước khác trong khối. Dựa vào đó các nước có tiêu chuẩn để kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm của nhau trong khối EU  thông qua các chính sách chung.

Tuy nhiên thì có một điều mà ít ai biết, đó là ở Châu Âu các nhà sản xuất họ có thể tự công bố đạt tiêu chuẩn CE nếu tự tin kiểm tra rằng đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn Châu Âu đề ra về sản phẩm do họ sản xuất. Tuy nhiên nếu sản phẩm này không đúng như trong tuyên bố thì loại mặt hàng này sẽ bị cấm bán vĩnh viễn trên thị trường EU. Cùng với đó là nhà sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bồi thường các ảnh hưởng do sản phẩm không đạt chuẩn của họ gây ra.

Vì vậy, thường là những công ty tầm cỡ lớn, quy mô toàn cầu có phòng thí nghiệm riêng đạt tiêu chuẩn quốc tế mới tự công bố điều này, còn đối với những công ty vừa và nhỏ thường sẽ nhờ tới sự trợ giúp của một số tổ chức có năng chứng nhận đánh giá như TUV, SGS,… giúp họ kiểm tra và đánh giá sản phẩm trước khi công bố ra thị trường. Khi đó tổ chức được lựa chọn đánh giá sẽ là người chịu trách nhiệm nếu sản phẩm họ đánh giá không đạt yêu cầu.

Những sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận ce là gì

– Dấu chứng nhận CE Marking bắt buộc phải có với những sản phẩm nằm trong phạm vi của một hoặc hơn một hướng dẫn tiếp cận mới (New Approach Directives). Không phải tất cả các sản phẩm được bán trên thị trường những nước thuộc liên minh châu Âu EU đều cần có dấu này. Ngoài ra, một số nước khác cũng cần như Iceland, Liechtenstein và Na Uy.

– Danh sách các sản phẩm cần có dấu CE bao gồm:

STT

Tên sản phẩm

Mã số CE

1

Thiết bị y tế cấy dưới da

90/385/EEC

2

Thiết bị năng lượng khí đốt

2009/142/Ec

3

Cáp chuyên chở con người

2000/9/EC

4

Thiết bị điện và điện tử

2014/30/EU

5

Chất nổ dân dụng

93/15/EEC

6

Nồi hơi nước nóng

92/42/EEC

7

Thùng để đóng gói

94/62/EC

8

Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm

98/79/EC

9

Thang máy

2014/33/EU

10

Điện áp thấp

2014/35/EU

11

Máy móc công nghiệp

2006/42/EC

12

Dụng cụ đo

2004/22/EC

13

Thiết bị y tế

93/42/EEC

14

Thiết bị áp lực đơn

2014/29/EU

15

Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ

94/9/EC

16

Dụng cụ cân không tự động

2009/23/EC

17

Thiết bị bảo vệ cá nhân

89/686/EEC

18

Thiết bị áp lực

2014/68/EU

19

Pháo hoa

2007/23/EC

20

Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây

2014/53/EU

21

Du thuyền

94/25/EC

22

Đồ chơi an toàn

2009/48/EC

23

Vật liệu xây dựng

EU No 305/2011

– Danh sách các sản phẩm không cần dấu CE: Hóa chất, thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm

ce là gì
ce là gì

Hồ sơ đánh giá cấp giấy chứng nhận CE Marking

Chuẩn bị hồ sơ đăng kí chứng nhận sản phẩm gồm có:

– Mẫu giấy chứng nhận CE

– Sơ đồ tổ chức của công ty

– Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

– Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.

– Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.

– Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).

Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.

Các bước của quy trình cấp giấy chứng nhận CE cho sản phẩm

Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng

Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết

Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)

Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking

Với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

Bước 6: Chứng nhận lại

Bước 7: Đánh giá mở rộng

Bước 8: Đánh giá đột xuất

Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm

Quy định nhãn dán CE trên sản phẩm sẽ khác nhau ở từng loại sản phẩm, tuy nhiên, chúng đều phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

– Kích thước nhãn dán chứng nhận CE Marking khi tăng hay giảm thì tỷ lệ bắt buộc không được thay đổi.

– Dấu CE phải được đặt theo chiều thẳng đứng với kích thước tối thiểu là 5mm.

– Dấu CE phải được in ở vị trí các logo không thể che khuất trên sản phẩm.

Sự khác biệt giữa dấu chứng nhận CE Marking của EU với CE của Trung Quốc

Hiện nay, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng làm dấu CE cho sản phẩm. Cần chú ý để tránh nhầm lẫn với dấu chứng nhận CE Marking của EU. Đây là cách người Trung Quốc cố tình làm để gây nhầm lẫn cho những khách hàng không để ý kỹ hoặc thiếu hiểu biết về dấu CE. CE của Trung Quốc có nghĩa là China Export, tức sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và Trung Quốc xuất khẩu nó. Dấu CE này không được đăng ký cũng như kiểm nghiệm, đánh giá sản phẩm mà do các công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng.

Tuy nhiên, ở nhiều nước châu Âu, nhà sản xuất có thể tự công bố đạt chuẩn Ce nếu họ đủ tự tin về sản phẩm của mình đã đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn của liên minh châu Âu. Dẫu vậy, nếu như khi kiểm tra mà sản phẩm này thực sự chưa đạt chuẩn CE thì nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên thị trường châu Âu và nhà sản xuất cũng phải tự chịu trách nhiệm cũng như bồi thường thiệt hại, ảnh hưởng mà sản phẩm của họ đã gây ra.

Đối với những công ty, tập đoàn lớn, họ có thể kiểm tra đánh giá chính xác do có các phòng thí nghiệm đạt chuẩn thế giới, còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải nhờ đến sự hỗ trợ của các tổ chức có chứng nhận đánh giá như TUV, SGS,….Lúc này, nếu sản phẩm có vấn đề thì lỗi sẽ thuộc về tổ chức đã đánh giá.

Quy trình tư vấn đăng ký ce là gì tại Luật Trần và Liên danh

Bước 1: Cung cấp thông tin

Doanh nghiệp liên hệ với Luật Trần và Liên danh và cung cấp thông tin cần thiết để Luật Trần và Liên danh có thể đưa ra các tư vấn chính xác nhất cho doanh nghiệp

Bước 2: Soạn hợp đồng và báo phí dịch vụ tư vấn đăng ký CE Marking

LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH soạn thảo hợp đồng và gửi báo phí cho cho doanh nghiệp

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Doanh nghiệp xác nhận hợp đồng với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH, hai bên chính thức triển khai dịch vụ chứng nhận CE Marking

Bước 4: Chuẩn bị và khảo sát sơ bộ

Chuyên gia của LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH cùng với Ban quản lý và Ban dự án CE của doanh nghiệp sẽ cùng nhau triển khai 3 hoạt động chính bao gồm:

  • Họp khai mạc để thống nhất một lần nữa kế hoạch triển khai tổng thể dự án, phương thức làm việc giữa hai bên
  • Khảo sát hiện trường nhà máy, hướng dẫn hoàn thiện trực tiếp
  • Đào tạo nhận thức CE Marking cho doanh nghiệp

Bước 5: Xem xét hồ sơ

LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH xem xét các giấy tờ cần thiết và quan trọng để triển khai đánh giá. Nhà máy cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Danh mục nhà cung cấp
  • Danh mục thiết bị đo lường, nguyên liệu
  • Hồ sơ kiểm soát chất lượng
  • Kết quả test sản phẩm tại phòng lab đạt chuẩn (xem xét chỉ tiêu thử nghiệm
  • Và một số tài liệu cần thiết khác

Căn cứ vào những tài liệu này, LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ ghi chép các nội dung đã hoàn thiện và những nội dung chưa hoàn thiện để hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và các công việc theo yêu cầu của tiêu chuẩn CE

Bước 6: Rà soát và khắc phục

Sau khi triển khai thực hiện, LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ đánh giá lại một lần cuối cùng để đảm bảo mọi hồ sơ và công việc đã được hoàn thiện đầy đủ theo tiêu chuẩn CE Marking. Nếu phát hiện điểm chưa phù hợp, LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục

Bước 7: Đánh giá chứng nhận

LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH gửi hồ sơ kỹ thuật đã được hoàn thiện cho Tổ chức chứng nhận APPLUS+, đồng thời xác minh lịch đánh giá với APPLUS+ và báo lại cho doanh nghiệp. Luật Trần và Liên danh sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm.

Bước 8: Hỗ trợ sau đánh giá

Căn cứ vào báo cáo đánh giá của APPLUS+, LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH hướng dẫn doanh nghiệp sửa chữa các phần lỗi được ghi nhận

Bước 9: Thẩm xét hồ sơ

Chuyên gia tổng hợp và xem xét lại toàn bộ hồ sơ thực tế trong quá trình đánh giá, các báo cáo cáo của đánh giá viên, thẩm xét và đưa ra nhận định cuối cùng

Bước 10: Nộp hồ sơ lên APPLUS+

Điều phối viên của LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH sẽ gửi báo cáo đánh giá tới APPLUS+, tiếp nhận phản hồi của APPLUS+ và báo lại cho doanh nghiệp. Trường hợp có lỗi NC – nhà máy hoàn thiện và gửi bằng chứng khắc phục. Chuyên gia hướng dẫn của LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH có trách nhiệm hỗ trợ nhà máy

Bước 11: Cấp chứng nhận CE Marking

Sau khi doanh nghiệp hoàn thiện khắc phục, APPLUS+ cấp chứng chỉ CE Marking, Luật Trần và Liên danh sẽ tiếp nhận chứng chỉ này và gửi lại cho doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về giấy ce là gì của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho Luật Trần và Liên danh theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139