USDA là tiêu chuẩn quan trọng, vô cùng cần thiết đối với người nông dân, các trang trại cũng như các cửa hàng bán lẻ. Tiêu chuẩn được thành lập nhằm mục đích khuyến khích người nông dân đẩy mạnh sản xuất, tăng cường an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…Vậy làm thế nào để đạt chứng nhận USDA. Bài viết sau đây của Luật Trần và Liên danh sẽ tư vấn cho các đọc giả về tiêu chuẩn hữu cơ usda.
Chứng nhận USDA là gì?
Tại Mỹ, một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Các sản phẩm hữu cơ luôn được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng, chính vì thế mà những tiêu chuẩn đánh giá chung như USDA luôn được chú trọng.
Bộ nông nghiệp Mỹ đưa ra nhiều chính sách về tiêu chuẩn Hữu cơ ( NOP – National Organic Program) nhằm mô tả một cách chi tiết nhất về các yêu cầu tỷ lệ hữu cơ trong các sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm nếu đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí được đưa ra sẽ được cấp giấy chứng nhận USDA và được Bộ nông nghiệp chịu trách nhiệm quản lý.
Bên cạnh đó, Bộ nông nghiệp Mỹ còn nghiêm cấm sử dụng các loại chất bảo quản và chất hóa học độc hại dưới mọi hình thức. Điều này nhằm chứng minh quá trình sản xuất cũng như chế biến các sản phẩm hữu cơ là biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời còn giúp bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho phép sử một số sản phẩm hỗ trợ khác nhưng phải nằm trong danh sách các chất được phê duyệt.
Những yếu tố này sẽ được các tổ chức hữu cơ kiểm định, giám sát nghiêm ngặt. Khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, thực phẩm hoặc sản phẩm đó sẽ được cấp chứng nhận hữu cơ. Nói một cách dễ hiểu thì chứng nhận hữu cơ nhằm kiểm chứng mức độ an toàn, độ sạch và các yếu tố tác động đến môi trường của một sản phẩm, thực phẩm nào đó.
Không chỉ có thực phẩm, hiện nay có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc cá nhân (băng vệ sinh, sữa tắm, dầu gội…) chăm sóc gia đình (bột giặt, nước rửa chén…) là hàng hữu cơ với các tiêu chuẩn như USDA, EU, Ecocert, OASIS, ACO, NSF…
Các sản phẩm hữu cơ hiện rất phổ biến ở các quốc gia phương Tây và đang dần được người tiêu dùng Việt Nam tìm mua để đảm bảo yếu tố an toàn với sức khỏe trước thực trạng thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan. Đồng thời tiêu dùng hữu cơ góp phần giảm các tác động tiêu cực đến môi trường trước “báo động đỏ”.
USDA là chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) – một bộ Hành chính liên bang của Hoa Kỳ đặc trách phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp, nông trại và thực phẩm.
So với rất nhiều chứng nhận hữu cơ thì USDA là chứng nhận có độ tin cậy cao, là chứng nhận có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về thành phần. Theo đó, USDA quy định nghiêm ngặt về cách sử dụng logo, từ ngữ trên bao bì, cụ thể như sau:
- Bao bì gán nhãn “100% hữu cơ” nghĩa là sản phẩm đó được làm từ 100% thành phần đạt chứng nhận hữu cơ.
- Bao bì gán nhãn “hữu cơ” nghĩa là sản phẩm có ít nhất 95% làm từ thành phần đạt chứng nhận hữu cơ, dĩ nhiên các thành phần còn lại sẽ được kiểm định đảm bảo yếu tố an toàn cho người dùng.
- Bao bì gán nhãn “được làm từ các sản phẩm hữu cơ” nghĩa là sản phẩm có ít nhất 70% thành phần được chứng nhận hữu cơ.
Để có được chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn hữu cơ usda là cả một quá trình, bắt buộc sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí gắt gao do tổ chức USDA đưa ra từ khâu chọn giống, chọn nguồn đất, nước đến khâu trồng trọt, thực hành chăn nuôi, kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, dịch bệnh, quá trình sản xuất, chế biến cho đến bảo quản.
Tiêu chuẩn hữu cơ usda là gì?
Hiện trên thế giới có rất nhiều chứng nhận hữu cơ, mỗi chứng nhận sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Sản phẩm muốn gán được nhãn hữu cơ của tiêu chuẩn nào, sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn mà tổ chức hữu cơ đó đưa ra.
Nông nghiệp hữu cơ sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng các nguyên vật liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nông dân nuôi trồng hữu cơ, trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và quy trình chế biến thực phẩm hữu cơ phải theo các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ và chất xơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi, và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.
USDA là từ viết tắt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) – một bộ hành chính liên bang của Hoa Kỳ đặc trách phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp, nông trại và thực phẩm.
Các mục tiêu của bộ là đáp ứng nhu cầu của nông dân, người làm nông trại, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất và giao thương nông nghiệp, hành động để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo thuận lợi cho các cộng đồng nông thôn và xoá đói tại Hoa Kỳ và tại hải ngoại.
Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
– Cây trồng hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
– Chăn nuôi hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các nhà sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần.
– Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Chứng nhận USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.
Quan trọng nhất, chứng nhận hữu cơ USDA được theo dõi, giám sát hàng năm thông qua tổ chức được USDA ủy quyền, bao gồm việc thanh tra tại nơi sản xuất của các cơ sở sản xuất mà không được báo trước hoặc có thể được báo trước. Nếu vì lý do bất kỳ, một sản phẩm hữu cơ vi phạm các quy định hữu cơ của USDA đều bị thực thi pháp luật, bao gồm các hình phạt tài chính, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận hữu cơ. Tất cả các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ USDA đều được đánh dấu rõ ràng và hiển thị trên sản phẩm với con dấu chứng nhận.
Chứng nhận hữu cơ USDA cần phải đảm bảo:
Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
Nuôi trồng trong môi trường mở giúp động vật hoạt động tự nhiên và đúng tập tính
Chỉ sử dụng các nguyên liệu trong danh mục cho phép
Không sử dụng các thành phần biến đổi gen
Cơ quan chứng nhận kiểm tra trang trại hàng năm
Tách riêng thực phẩm hữu cơ với các thực phẩm không sản xuất theo phương pháp hữu cơ
Cách đăng ký tiêu chuẩn hữu cơ usda
Với những loại hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, để được cấp giấy chứng nhận về chất lượng không hề dễ dàng một tí nào. Nó đỏi hỏi cả một quá trình cống hiến cũng như thực hiện cam kết trong suốt thời gian trồng trọt, chăn nuôi. Và để có được giấy tiêu chuẩn hữu cơ usda cũng vậy, cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành kiểm tra và xem xét mọi công đoạn trong quá trình hoạt động chứ không đơn thuần là đánh giá thành phẩm sau cùng.
Trong trường hợp bạn đã chắc chắn mô hình trồng trọt, chăn nuôi của mình thực là hữu cơ thì việc lấy giấy chứng nhận chỉ còn là vấn đề thời gian. Để đăng ký tiêu chuẩn hữu cơ usda hiện nay phải trãi qua 3 giai đoạn sau:
- Lựa chọn điểm đăng ký giấy tiêu chuẩn hữu cơ usda. Sau khi có mẫu đơn đăng ký thì hãy tiến hành điền thông tin chính xác theo yêu cầu. Tiếp đến thì bạn phải chờ đơn vị đó sẽ xem xét đơn đề nghị, nếu mọi thứ đều hợp cách thì đại lý sẽ lên lịch kiểm tra thực tế mô hình đầu tư của bạn.
- Những đại lý có uy tín sẽ xem xét toàn bộ mô hình trồng trọt hay chăn nuôi mà bạn yêu cầu kiểm duyệt, việc kiểm tra này nhằm xác nhận thông tin bạn cung cấp có thực sự chính xác hay không. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến chất cấm trong nông nghiệp sẽ được lưu tâm nhiều nhất. Và khi cuộc kiểm tra tổng thể hoàn tất, người kiểm tra sẽ phỏng vấn bạn một lần nữa và sẽ thông báo những điểm cần sửa đổi do chưa đạt yêu cầu.
- Quá trình kiểm tra kết thức, thanh tra viên sẽ tiến hành viết báo cáo theo những thông tin thực tế đã xác nhận trước đó. Trong bảng báo cáo này cũng sẽ thể hiện rõ ràng là mô hình đầu tư của bạn có thực sự đạt những tiêu chí cần thiết hay không. Nếu cơ quan cấp phép nhận thấy không có bất kỳ điều gì cẩn sửa đổi thì lúc này sản phẩm từ mô hình đầu tư sẽ được dán nhãn với tiêu chuẩn hữu cơ usda.
Những doanh nghiệp nào đủ điều kiện để đăng ký tiêu chuẩn hữu cơ usda?
- Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất, kinh doanh cây trồng hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ.
- Bộ phận xử lý các sản phẩm, thức ăn hữu cơ,…
- Người môi giới, đơn vị đóng gói, nhà phân phối hoặc đại lý phân phối sản phẩm hữu cơ (gọi chung là người xử lý các sản phẩm hữu cơ).
- Đơn vị kinh doanh lẻ chuyên về các sản phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm hữu cơ.
- Doanh nghiệp tiếp thị các sản phẩm hữu cơ.
- Thương hiệu đang phát triển các sản phẩm hữu cơ.
Các cấp độ của USDA:
- Tiêu chuẩn hữu cơ usda H1: Là những chất bôi trơn dùng để bôi trơn cho những vị trí có thể xảy ra tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm trong quá trình chế biến. Trong trường hợp xảy ra tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm thì mức độ cho phép không vượt quá 10/1.000.000 (10mg / 1 Kg thực phẩm).
- Tiêu chuẩn hữu cơ usda H2: Là những chất bôi trơn, được sử dụng để bôi trơn những vị trí không có khả năng xảy ra tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Tiêu chuẩn hữu cơ usda H3: Là những chất bôi trơn có thể ăn được thỏa mãn tiêu chuẩn FDA 21 CFR 172.860 (dầu ngô, dầu nành…) , dầu khoáng đạt tiêu chuẩn FDA 21 CFR 172.878 và FDA 21 CFR 178.3620(a) và các loại dầu đật chứng nhận tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú do FDA công nhận.
- 3H là những chất bôi trơn được sử dụng cho những ứng dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Hầu hết những loại dầu mỡ bôi trơn sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn NSF H1 và 3H
Các tiêu chí đánh giá chứng nhận hữu cơ USDA Organic
Chứng nhận USDA Organic gồm các tiêu chí để đánh giá một sản phẩm hữu cơ như sau:
- Chứng nhận USDA cho cây trồng: Thông thường, chứng nhận này sẽ có 3 dạng con dấu khác nhau và tương ứng với từng lĩnh vực nông nghiệp.
Ví dụ: Con dấu chứng nhận cây trồng hữu cơ giúp xác nhận lượng bùn thải, phân bón tổng hợp, tia bức xạ, những loại sinh vật có bị biến đổi gen hay không, thuốc trừ sâu có trong danh sách bị cấm sử dụng.
- Chứng nhận USDA Organic trong chăn nuôi: Chứng nhận này giúp xác minh các nhà sản xuất có đáp ứng đủ những tiêu chí về sức khỏe và an toàn của động vật hay không; nguồn thịt cung ứng ra thị trường có sử dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng hay chỉ sử dụng thức ăn hữu cơ;…
- Chứng nhận hữu cơ USDA Organic cho thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Với trường hợp này, giấy chứng nhận sẽ giúp người tiêu dùng xác nhận xem sản phẩm có đạt tiêu chuẩn thành phần chất hữu cơ hay không (trên 95%).
Tóm lại, không chỉ đơn thuần là một chiến lược kinh doanh, chứng nhận tiêu chuẩn USDA Organic còn là một hành động thiết thực mà các nhà sản xuất cần cam kết với người tiêu dùng về việc xây dựng môi trường sống an toàn. Bởi vậy, chứng nhận này được xem là một trong những loại chứng nhận hữu cơ có giá trị nhất hiện nay.
So sánh:
Trong canh tác hữu cơ, ba tiêu chuẩn phổ biến và được thế giới thừa nhận rộng rãi là USDA Organic của Hoa Kỳ, EU Organic Farming của châu Âu, và Organic JAS của Nhật.
Ba tiêu chuẩn trên giống nhau 95% về bộ tiêu chí kiểm định và mức độ khó của từng tiêu chí. Chính vì sự nghiêm ngặt này mà nhiều quốc gia khác trên thế giới sao chép ba bộ tiêu chuẩn hữu cơ trên, sau đó sửa lại cho dễ dàng và phù hợp hơn với nhu cầu riêng của quốc gia mình như Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc… Vì vậy, khi nói đến thực phẩm hữu cơ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phải tìm hiểu xem sản phẩm đó được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của quốc gia nào.
Nguyên tắc chung của sản xuất hữu cơ là các đầu vào phải sạch (đất, nước, không khí), con/cây giống phải thuần, không được biến đổi gien (GMO), các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép (nghĩa là phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ), cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng.
Các loại hoá chất đều bị cấm trong canh tác hữu cơ. Theo tiêu chí của USDA Organic, hàm lượng của các độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ (từ vài đơn vị đến dưới 100ppm tuỳ loại theo danh mục quy định). Với tỷ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các chất độc này gần như không đáng kể trong canh tác hữu cơ.
Tuy nhiên, đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã bị nhiễm độc cực nặng, do nông dân dùng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu từ nhiều năm nay. Nguồn nước và không khí ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị ô nhiễm hết sức trầm trọng, không đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ nếu không được lọc lại. Do vậy, nếu muốn sản xuất hữu cơ phải bỏ tiền cải tạo đất hết sức tốn kém, quá trình này mất từ 3 – 5 năm.
Điều kiện để đạt giấy chứng nhận hữu cơ USDA
Những doanh nghiệp đủ điều kiện để đăng ký tiêu chuẩn hữu cơ usda
Nhà sản xuất thương mại của cây trồng hữu cơ hoặc chăn nuôi
Bộ xử lý thực phẩm hữu cơ, thức ăn, sợi hoặc dệt may
Người xử lý các sản phẩm hữu cơ như người môi giới, nhà đóng gói, nhà bán buôn hoặc nhà phân phối
Nhà bán lẻ chuyên về các sản phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm hữu cơ
Người tiếp thị các sản phẩm hữu cơ
Thương hiệu đang phát triển các sản phẩm hữu cơ
Những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hữu cơ USDA
Cây trồng hữu cơ: Các yếu tố như chiếu xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp phải nằm trong danh mục cho phép và đạt yêu cầu, thuốc trừ sâu bị cấm, sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
Vật nuôi hữu cơ: Con dấu USDA đại diện cho sức khỏe và phúc lợi của các loài động vật. Những loại động vật được USDA chứng nhận không sử dụng thức ăn tăng trưởng, không kháng sinh, sử dụng thức ăn hữu cơ 100% và cho động vật hoạt động ngoài trời.
Sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ: Những sản phẩm được chứng nhận bởi USDA được xác minh rằng sản phẩm có 95% trở lên hàm lượng hữu cơ được xác nhận.
Các cơ sở kinh doanh cần nắm rõ sản phẩm nào được chứng nhận trong quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ usda.
Theo bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tiêu chuẩn hữu cơ usda chứng nhận bốn hạng mục sản xuất hữu cơ như sau:
– Cây trồng: Các cây trồng được trồng để thu hoạch làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, sợi bông hoặc được dùng để bón thêm dinh dưỡng cho cánh đồng.
– Vật nuôi: Động vật được nuôi lấy thực phẩm hoặc dùng trong quá trình sản xuất lấy thực phẩm, sợi hoặc thức ăn chăn nuôi.
– Các sản phẩm đã được chế biến: xử lý và đóng gói (ví dụ: cà rốt đã được cắt) hoặc được kết hợp, chế biến và được đóng gói (ví dụ: bánh mì, xúp…)
– Cây tự nhiên: Các loại cây mọc ở nơi không có canh tác.
Doanh nghiệp xin chứng nhận cần nộp đơn xin chứng nhận hữu cơ tới một tổ chức chứng nhận được công nhận của USDA, cụ thể là một tổ chức nhà nước, tư nhân hoặc nước ngoài.
Đơn xin này bao gồm:
– Mô tả chi tiết quy trình sản xuất cần chứng nhận.
– Ghi chép thông tin các chất đã được sử dụng trên đất trong vòng ba năm trước đó.
– Danh sách sản phẩm hữu cơ được trồng, chăm sóc hoặc được chế biến.
– Bản kế hoạch hệ thống hữu cơ miêu tả hoạt động và các chất được sử dụng.
Các tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các đơn xin chứng nhận để đảm bảo các hoạt động chấp hành đúng theo quy tắc hữu cơ. Sau đó, các tổ chức này sẽ cử thanh tra có trình độ chuyên môn đến thăm cơ sở sản xuất, để xác minh rằng các cơ sở kinh doanh làm đúng theo bản kế hoạch hệ thống hữu cơ, duy trì đầy đủ ghi chép và đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc canh tác hữu cơ USDA.
Cuối cùng, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét lại bản báo cáo thanh tra. Nếu như đơn xin chứng nhận và bản báo cáo của thanh tra cho thấy nhà vườn và cơ sở kinh doanh chấp hành đúng các quy tắc hữu cơ, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận cho hoạt động sản xuất của đơn vị xin chứng nhận. Tại Việt Nam, các cơ sở kinh doanh có thể liên lạc với các tổ chức chứng nhận được công nhận của USDA ở Việt Nam và nước ngoài, để được tư vấn kỹ hơn về quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ usda cho sản phẩm.
Trên đây là bài viết về tiêu chuẩn hữu cơ usda của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.