Với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thì Giấy chứng nhận hữu cơ là rất quan trọng. Vậy thực chất loại chứng nhận này quan trọng như thế nào và làm sao để được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ? Bài viết sau đây của Luật Trần và Liên danh sẽ tư vấn cho các đọc giả về chứng nhận hữu cơ usda.
Chứng nhận hữu cơ usda là gì?
Hiện trên thế giới có rất nhiều chứng nhận hữu cơ, mỗi chứng nhận sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Sản phẩm muốn gán được nhãn hữu cơ của tiêu chuẩn nào, sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn mà tổ chức hữu cơ đó đưa ra.
Nông nghiệp hữu cơ sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng các nguyên vật liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nông dân nuôi trồng hữu cơ, trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và quy trình chế biến thực phẩm hữu cơ phải theo các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ và chất xơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi, và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.
USDA là từ viết tắt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) – một bộ hành chính liên bang của Hoa Kỳ đặc trách phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp, nông trại và thực phẩm.
Các mục tiêu của bộ là đáp ứng nhu cầu của nông dân, người làm nông trại, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất và giao thương nông nghiệp, hành động để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo thuận lợi cho các cộng đồng nông thôn và xoá đói tại Hoa Kỳ và tại hải ngoại.
Những điều cần biết về giấy chứng nhận hữu cơ
- Chứng nhận hữu cơ usda cho cây trồng: Thông thường, chứng nhận hữu cơ usda sẽ có 3 dạng con dấu khác nhau, mỗi loại sẽ tương ứng mới từng lĩnh vực nông nghiệp nhất định. Chẳng hạn như con dấu chứng nhận cho cây trồng hữu cơ sẽ giúp xác nhận lượng bùn thải, tia bức xạ, phân bón tổng hợp, những loại sinh vật có bị biến đổi gen hay không và cả thuốc trừ sâu có trong danh sách bị cấm sử dụng.
- Chứng nhận hữu cơ usda trong chăn nuôi: Loại giấy phép này sẽ xác minh những nhà sản xuất có đáp ứng đẩy đủ các tiêu chí về sức khỏe và an toàn của động vật hay không. Nguồn thịt cung ứng cho thị trường người tiêu dùng không được phép sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng, chỉ sử dụng thức ăn hữu cơ,..
- Chứng nhận hữu cơ usda cho thực phẩm đa thành phần hữu cơ: Trong trường hợp này, giấy chứng nhận sẽ xác nhận xem sản phẩm có đạt tiệu chuẩn thành phần chất hữu cơ hay không ( Trên 95%).
Chứng nhận tiêu chuẩn USDA không đơn thuần là một chiến lực kinh doanh, nó còn là một hành động thiết thực mà người cung ứng sản phẩm nông nghiệp cam kết với người tiêu dùng về việc xây dụng một môi trường sống an toàn. Chính vì thế, chứng nhận hữu cơ usda hiện nay được xem là một trong những loại chứng nhận hữu cơ có giá trị đánh giá chất lượng sản phẩm tốt nhất hiện nay.
Cách đăng ký chứng nhận usda
Với những loại hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, để được cấp giấy chứng nhận về chất lượng không hề dễ dàng một tí nào. Nó đỏi hỏi cả một quá trình cống hiến cũng như thực hiện cam kết trong suốt thời gian trồng trọt, chăn nuôi. Và để có được giấy chứng nhận hữu cơ usda cũng vậy, cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành kiểm tra và xem xét mọi công đoạn trong quá trình hoạt động chứ không đơn thuần là đánh giá thành phẩm sau cùng.
Trong trường hợp bạn đã chắc chắn mô hình trồng trọt, chăn nuôi của mình thực là hữu cơ thì việc lấy giấy chứng nhận chỉ còn là vấn đề thời gian. Để đăng ký chứng nhận hữu cơ usda hiện nay phải trãi qua 3 giai đoạn sau:
- Lựa chọn điểm đăng ký giấy chứng nhận hữu cơ usda. Sau khi có mẫu đơn đăng ký thì hãy tiến hành điền thông tin chính xác theo yêu cầu. Tiếp đến thì bạn phải chờ đơn vị đó sẽ xem xét đơn đề nghị, nếu mọi thứ đều hợp cách thì đại lý sẽ lên lịch kiểm tra thực tế mô hình đầu tư của bạn.
- Những đại lý có uy tín sẽ xem xét toàn bộ mô hình trồng trọt hay chăn nuôi mà bạn yêu cầu kiểm duyệt, việc kiểm tra này nhằm xác nhận thông tin bạn cung cấp có thực sự chính xác hay không. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến chất cấm trong nông nghiệp sẽ được lưu tâm nhiều nhất. Và khi cuộc kiểm tra tổng thể hoàn tất, người kiểm tra sẽ phỏng vấn bạn một lần nữa và sẽ thông báo những điểm cần sửa đổi do chưa đạt yêu cầu.
- Quá trình kiểm tra kết thức, thanh tra viên sẽ tiến hành viết báo cáo theo những thông tin thực tế đã xác nhận trước đó. Trong bảng báo cáo này cũng sẽ thể hiện rõ ràng là mô hình đầu tư của bạn có thực sự đạt những tiêu chí cần thiết hay không. Nếu cơ quan cấp phép nhận thấy không có bất kỳ điều gì cẩn sửa đổi thì lúc này sản phẩm từ mô hình đầu tư sẽ được dán nhãn với chứng nhận hữu cơ usda.
Những doanh nghiệp nào đủ điều kiện để đăng ký chứng nhận usda?
- Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất, kinh doanh cây trồng hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ.
- Bộ phận xử lý các sản phẩm, thức ăn hữu cơ,…
- Người môi giới, đơn vị đóng gói, nhà phân phối hoặc đại lý phân phối sản phẩm hữu cơ (gọi chung là người xử lý các sản phẩm hữu cơ).
- Đơn vị kinh doanh lẻ chuyên về các sản phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm hữu cơ.
- Doanh nghiệp tiếp thị các sản phẩm hữu cơ.
- Thương hiệu đang phát triển các sản phẩm hữu cơ.
Các cấp độ của USDA:
- Tiêu chuẩn USDA H1: Là những chất bôi trơn dùng để bôi trơn cho những vị trí có thể xảy ra tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm trong quá trình chế biến. Trong trường hợp xảy ra tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm thì mức độ cho phép không vượt quá 10/1.000.000 (10mg / 1 Kg thực phẩm).
- Tiêu chuẩn USDA H2: Là những chất bôi trơn, được sử dụng để bôi trơn những vị trí không có khả năng xảy ra tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Tiêu chuẩn USDA H3: Là những chất bôi trơn có thể ăn được thỏa mãn tiêu chuẩn FDA 21 CFR 172.860 (dầu ngô, dầu nành…) , dầu khoáng đạt tiêu chuẩn FDA 21 CFR 172.878 và FDA 21 CFR 178.3620(a) và các loại dầu đật chứng nhận tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú do FDA công nhận.
- 3H là những chất bôi trơn được sử dụng cho những ứng dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Hầu hết những loại dầu mỡ bôi trơn sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn NSF H1 và 3H
Cách đăng ký chứng nhận usda là gì?
Trong trường hợp hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, việc cấp giấy chứng nhận hữu cơ usda Organic lại càng khó khăn. Tiêu chuẩn này đòi hỏi người nông dân, doanh nghiệp phải cam kết trong suốt thời gian trồng trọt, chăn nuôi áp dụng theo chứng nhận.
Và để có được giấy chứng nhận hữu cơ USDA Organic cũng vậy, cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành kiểm tra và xem xét mọi công đoạn trong quá trình hoạt động chứ không đơn thuần là đánh giá thành phẩm sau cùng.
Trong trường hợp, bạn tuân thủ theo mô hình trồng trọt, chăn nuôi USDA Organic, vậy việc được cấp giấy chứng nhận chỉ còn là vấn đề thời gian.
Quá trình đăng ký chứng nhận hữu cơ usda Organic trải qua 3 giai đoạn, gồm:
Giai đoạn 1: Chọn điểm đăng ký và nộp giấy chứng nhận hữu cơ usda Organic
Sau khi bạn hoàn thiện mẫu đơn đăng ký, bạn nộp giấy chứng nhận và chờ cơ quan đó xem xét và phản hồi.
Giai đoạn 2: Cơ quan, đại lý có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra toàn bộ mô hình trồng trọt, chăn nuôi trong bản đăng ký
Việc kiểm tra này nhằm xác nhận thông tin bạn cung cấp trong đơn đăng ký có chính xác hay không. Đặc biệt, sẽ kiểm tra việc sử dụng các chất cấm trong nông nghiệp. Và khi cuộc kiểm tra tổng thể hoàn tất, người kiểm tra sẽ phỏng vấn bạn một lần nữa, sau đó sẽ thông báo những điểm cần sửa đổi do chưa đạt yêu cầu.
Giai đoạn 3: Kết thúc quá trình kiểm tra
Thanh tra viên sẽ viết báo cáo dựa theo những thông tin thực tế đã kiểm tra trước đó. Trong bản báo cáo này, cũng sẽ thể hiện rõ mô hình đầu tư trồng trọt, chăn nuôi của bạn có đạt đủ các tiêu chí cần thiết để cấp giấy chứng nhận hữu cơ usda Organic hay không. Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí, cơ quan bạn nộp đơn đăng ký sẽ chấp thuận việc cấp giấy chứng nhận và các sản phẩm sẽ được dán nhãn chứng nhận hữu cơ usda Organic.
Với những thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã có thể hiểu thêm về chứng nhận hữu cơ usda. Trong trường hợp bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp về chứng nhận này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng chứng nhận quốc gia – GOODVN để được hỗ trợ nhanh chóng với những thông tin chính xác nhất.
Vai trò của tiêu chuẩn Hữu cơ USDA đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ USDA vào quy trình canh tác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn cho người sự dụng, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường.
Các lợi ích về kinh tế
Nông nghiệp hữu cơ là một lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển. Trong những năm trở lại đây thị trường thực phẩm Việt Nam đã và đang đón xu hướng sản phẩm hữu cơ. Bởi lẽ cuộc sống ở Việt Nam đang dần mội cải thiện. Con người bắt đầu đề cao yếu tố sức khỏe lên hàng đầu khi lựa chọn thực phẩm tiêu dùng.
Để chăm sóc và tới khâu thành phẩm hữu cơ mang ra tiêu thụ, trong quy trình có rất nhiều yêu cầu. Do đó nhân lực cũng rất quan trọng. Cần nhân lực sẽ đồng nghĩa với việc tạo ra công ăn việc làm cho mọi người. Không chỉ có vậy nếu nông dân Việt Nam có thể tự mình sản xuất thực phẩm hữu cơ. Sẽ mở rộng tiềm năng tiêu thụ sản phẩm trên thế giới. Từ đó có thể đóng góp vào tình hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Lợi ích môi trường
Áp dụng tiêu chuẩn USDA là một trong những lựa chọn hiệu quả khi bạn muốn sản phẩm của mình chất lượng và là hình ảnh sản phẩm thân thiện với môi trường.
Điều kiện để đạt giấy chứng nhận hữu cơ USDA
Những doanh nghiệp đủ điều kiện để đăng ký chứng nhận hữu cơ usda
Nhà sản xuất thương mại của cây trồng hữu cơ hoặc chăn nuôi
Bộ xử lý thực phẩm hữu cơ, thức ăn, sợi hoặc dệt may
Người xử lý các sản phẩm hữu cơ như người môi giới, nhà đóng gói, nhà bán buôn hoặc nhà phân phối
Nhà bán lẻ chuyên về các sản phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm hữu cơ
Người tiếp thị các sản phẩm hữu cơ
Thương hiệu đang phát triển các sản phẩm hữu cơ
Những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hữu cơ USDA
Cây trồng hữu cơ: Các yếu tố như chiếu xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp phải nằm trong danh mục cho phép và đạt yêu cầu, thuốc trừ sâu bị cấm, sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
Vật nuôi hữu cơ: Con dấu USDA đại diện cho sức khỏe và phúc lợi của các loài động vật. Những loại động vật được USDA chứng nhận không sử dụng thức ăn tăng trưởng, không kháng sinh, sử dụng thức ăn hữu cơ 100% và cho động vật hoạt động ngoài trời.
Sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ: Những sản phẩm được chứng nhận bởi USDA được xác minh rằng sản phẩm có 95% trở lên hàm lượng hữu cơ được xác nhận.
Những doanh nghiệp nào đủ điều kiện để đăng ký chứng nhận USDA?
- Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất, kinh doanh cây trồng hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ.
- Bộ phận xử lý các sản phẩm, thức ăn hữu cơ,…
- Người môi giới, đơn vị đóng gói, nhà phân phối hoặc đại lý phân phối sản phẩm hữu cơ (gọi chung là người xử lý các sản phẩm hữu cơ).
- Đơn vị kinh doanh lẻ chuyên về các sản phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm hữu cơ.
- Doanh nghiệp tiếp thị các sản phẩm hữu cơ.
- Thương hiệu đang phát triển các sản phẩm hữu cơ.
Yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ USDA
Các quy định hữu cơ của USDA công nhận bốn loại sản phẩm hữu cơ:
- Cây trồng: Là loại cây được trồng để thu hoạch làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, lấy chất xơ, hoặc dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đồng ruộng.
- Gia súc: Động vật có thể được sử dụng làm thực phẩm hoặc sản xuất thực phẩm, chất xơ hoặc thức ăn chăn nuôi.
- Sản phẩm đã chế biến: Các mặt hàng đã được xử lý và đóng gói (ví dụ như cà rốt cắt nhỏ) hoặc kết hợp, chế biến và đóng gói (ví dụ như súp).
- Cây tự nhiên: Cây từ nơi đang phát triển không được canh tác.
Các tiêu chuẩn hữu cơ mô tả các yêu cầu cụ thể phải được xác nhận bởi đại lý chứng nhận được USDA công nhận trước khi sản phẩm có thể được dán nhãn hữu cơ. Dưới đây là tổng quan về một số loại cây trồng, vật nuôi và tiêu chuẩn xử lý.
Tiêu chuẩn cây trồng
Các tiêu chuẩn sản xuất cây trồng hữu cơ yêu cầu:
- Đất phải không có chất cấm sử dụng trong ít nhất 3 năm trước khi thu hoạch cây trồng hữu cơ.
- Độ phì nhiêu của đất và chất dinh dưỡng của cây trồng sẽ được quản lý thông qua các biện pháp làm đất và canh tác, luân canh cây trồng và che phủ cây trồng, bổ sung các vật liệu phế thải của động vật và cây trồng và các vật liệu tổng hợp được phép.
- Sâu bệnh hại cây trồng, cỏ dại và dịch bệnh sẽ được kiểm soát chủ yếu thông qua các biện pháp quản lý bao gồm kiểm soát vật lý, cơ học và sinh học. Khi những thực hành này
- là không đủ, có thể sử dụng một chất sinh học, thực vật hoặc tổng hợp đã được phê duyệt để sử dụng trong Danh sách Quốc gia.
- Các hoạt động phải sử dụng hạt giống hữu cơ và các chất trồng khác khi có sẵn.
- Cấm sử dụng kỹ thuật di truyền, bức xạ ion hóa và bùn thải
Tiêu chuẩn gia súc và gia cầm
Các tiêu chuẩn về gia súc và gia cầm áp dụng cho động vật được sử dụng để lấy thịt, sữa, trứng và các sản phẩm động vật khác được bán, dán nhãn hữu cơ. Một số yêu cầu bao gồm:
- Động vật để giết mổ phải được nuôi trong điều kiện chăm sóc hữu cơ từ 1/3 cuối thời kỳ mang thai hoặc không muộn hơn ngày thứ hai của cuộc đời đối với gia cầm.
- Người sản xuất phải cho gia súc ăn các sản phẩm thức ăn nông nghiệp 100% hữu cơ, nhưng chúng cũng có thể cung cấp các chất bổ sung vitamin và khoáng chất được phép.
- Động vật cho sữa phải được quản lý hữu cơ ít nhất 12 tháng để sữa hoặc các sản phẩm từ sữa được bán, dán nhãn hữu cơ.
- Thực hành quản lý phòng ngừa phải được áp dụng để giữ cho động vật khỏe mạnh. Người sản xuất không được từ chối việc điều trị động vật bị bệnh hoặc bị thương. Tuy nhiên, động vật được điều trị bằng chất bị cấm không được bán dưới dạng hữu cơ.
- Động vật nhai lại phải ở ngoài đồng cỏ trong cả mùa chăn thả, nhưng không ít hơn 120 ngày. Những động vật này cũng phải nhận được ít nhất 30% thức ăn của chúng, hoặc lượng chất khô (DMI), từ đồng cỏ.
- Tất cả gia súc và gia cầm hữu cơ được yêu cầu tiếp cận với môi trường ngoài trời quanh năm. Động vật chỉ có thể bị giam giữ tạm thời do các vấn đề về môi trường hoặc sức khỏe đã được ghi nhận.
- Động vật được nuôi theo phương pháp hữu cơ không được cung cấp hormone để thúc đẩy tăng trưởng hoặc kháng sinh vì bất kỳ lý do gì
Tiêu chuẩn xử lý
Các tiêu chuẩn xử lý yêu cầu:
- Tất cả các thành phần phi nông nghiệp, dù là tổng hợp hay không tổng hợp, đều phải được phép theo Danh mục Quốc gia về các chất được phép và bị cấm.
- Trong một sản phẩm có nhiều thành phần được dán nhãn là “hữu cơ”, tất cả các thành phần nông nghiệp phải được sản xuất hữu cơ, trừ khi (các) thành phần đó không có sẵn trên thị trường ở dạng hữu cơ và được liệt kê trong Phần 205.606.
- Người xử lý phải ngăn chặn sự trộn lẫn của hữu cơ với các sản phẩm không phải là hữu cơ và bảo vệ các sản phẩm hữu cơ không tiếp xúc với các chất bị cấm.
Ghi nhãn các sản phẩm đa thành phần
Các sản phẩm được bán, dán nhãn là hữu cơ phải có ít nhất 95% hàm lượng hữu cơ được chứng nhận.
Các sản phẩm được bán, dán nhãn hoặc được thể hiện là “làm bằng” hữu cơ phải có ít nhất 70% hàm lượng hữu cơ được chứng nhận. Con dấu hữu cơ USDA có thể không được sử dụng trên các sản phẩm này.
Các sản phẩm chứa ít hơn 70% hàm lượng hữu cơ có thể xác định các thành phần cụ thể là hữu cơ trong danh sách thành phần.
Trên đây là bài viết về chứng nhận hữu cơ usda của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.