Truy tố là gì? truy tố là đưa người phạm tội ra trước toà án để xét xử. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ khái niệm về truy tố cũng như nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn truy tố theo quy định của luật tố tụng hình sự trước kia và hiện nay:
Chính sách pháp lý trước đây về truy tố
Ở nhiều nước, truy tố thuộc thẩm quyền của Viện công tố. Tuy nhiên, tuỳ theo cách tổ chức của mỗi nước mà Viện Công tố được tổ chức ở Bộ Tư pháp hoặc ở Toà án (bằng Thẩm phán Công tố). Ở Việt Nam, theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24.01.1946, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17.04.1946 và Sắc lệnh số 131/SL ngày 20.07.1946, hệ thống cơ quan công tố nằm trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân, do Bộ Tư pháp quản lí. Trên cơ sở Nghị quyết ngày 25.4.1958 của Quốc hội Khoá | (kỳ họp thứ 8) và các Nghị định số 156/TTg ngày 01.7.1959, Nghị định số 312/TTg ngày 02.7.1959 của Chính phủ Viện Công tố được thành lập, tách khỏi Toà án. Đến năm 1960, trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được thành lập. Theo quy định của pháp luật, truy tố người phạm tội ra trước toà thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.
Theo Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
1) Truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng;
2) Trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung;
3) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, viện trưởng viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với đối với tội phạm Ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lầm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tiếp đó, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.
Sau khi nhận hổ sơ vụ án, viện kiểm sát có quyển quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, viện kiểm sát phải gửi hổ sơ và bản cáo trạng đến toà án. Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho viện kiểm sát có thẩm quyền.
Khái niệm truy tố
Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị cạn ra trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Trong tố tụng hình sự, viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền công tố nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất đồng thời kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Quyền công tố nhà nước do viện kiểm sát thực hiện gồm nhiều quyền năng tố tụng, trong đó, quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bị can ra trước toà án trong giai đoạn truy tố là quyền đặc trưng của viện kiểm sát. Quyền này được thực hiện bằng quyết định truy tố của viện kiểm sát sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố của cơ quan điều tra.
Trong thực tế, để thực hiện tốt quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đôi với người phạm tội, pháp nhân phạm tội, viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp đặt ra trong thời hạn nhất định mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định đối VỚỊ từng loại tội phạm nhằm đảm bảo việc truy tố bị can là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, xác định đúng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Với nhiệm vụ riêng, cụ thể, chủ thể duy nhất thực hiện quyền này là viện kiểm sát, hoạt động truy tố có tính đặc thù riêng về hành vi tố tụng và văn kiện tố tụng áp dụng nên truy tố thực sự là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Giai đoạn truy tố bị can có các đặc điểm sau đây:
– Phát hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm.
– Truy tố bị can chỉ thực hiện trong giai đoạn truy tố.
– Đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015:
Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Nhiệm vụ truy tố là gì ?
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố do cơ quan điều ứa chuyển sang, viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu các tài liệu đó, xác định các căn cứ pháp lí để ra các quyết định cần thiết mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định.
Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vố tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong giai đoạn này, viện kiểm sát cần nghiên cứu xem xét tất cả những vấn đề mang tính thủ tục tố tụng cũng như những vấn đề thuộc về nội dung vụ án thể hiện qua hồ sơ điều tra nhằm xác định quá trình điều tra vụ án có tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự không, có còn những hạn chế và thiếu sót nào cần khắc phục hay không để kịp thời ra các quyết định tố tụng cần thiết nhằm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ, khắc phục những vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, đảm bảo quyết định truy tố bị can đúng đắn, chính xác, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để toà án xét xử, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong giai đoạn truy tố là đảm bảo việc ra quyết định truy tố cũng như các quyết định cần thiết khác là có căn cứ và hợp pháp.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Ý nghĩa của hoạt động truy tố
Giai đoạn truy tố có ý nghĩa:
– Xác lập cơ sở pháp lí để toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Luật tố tụng hình sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tô tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Chức năng của toà án là xét xử. Tuy nhiên, đối với các vụ án hình sự, toà án chỉ có thể thực hiện chức năng này khi có quyết định truy tố của viện kiểm sát. Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015quy định: Toà án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và toà án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, giai đoạn truy tố mặc nhiên là tiền đề của giai đoạn xét xử, nếu viện kiểm sát không truy tố thì toà án không có cơ sở pháp lí để quyết định mở phiên toà xét xử đồng thời quyết định truy tố của viện kiểm sát cũng xác định phạm vi xét xử, thẩm quyền và giới hạn xét xử của toà án. Việc truy tố của viện kiểm sát kịp thời, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng và chông tội phạm.
Ý nghĩa của giai đoạn truy tố
– Góp phần kịp thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót cũng như vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự.
Cùng với việc nghiên cứu hồ sơ xác định căn cứ lập cáo trạng, quyết định truy tố đối với bị can, viện kiểm sát còn trực tiếp kiểm tra, xem xét phát hiện những thiếu sót hay vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, kịp thời sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa và khắc phục những thiếu sót và vĩ phạm đó. Nếu phát hiện việc điều ha chưa đầy đủ, chưa làm rõ những chứng cứ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến nội dung vụ án hay có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra thì viện kiểm sát quyết định trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; nếu phát hiện có những căn cứ không cho phép tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc với bị can hay trường hợp theo quy định của pháp luật xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can thi viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án để bảo vệ quyền lợi cho bị can…
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc truy tố là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.