Hiện nay, nhiều người dùng và doanh nghiệp thắc mắc rằng có được xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh hay không? Do đó, bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết nhất các quy định liên quan tới việc xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp nào?
Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là một trong những tình trạng pháp lý của doanh nghiệp tạm ngừng mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định. Khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thông báo bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh bao gồm:
– Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
– Tạm ngừng kinh doanh chỉ được tạm ngừng không quá thời gian một năm và vẫn sẽ được gia hạn liên tiếp trong thời gian không quá một năm tiếp theo.
– Doanh nghiệp sẽ phải bảo đảm nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ hay tiếp tục thanh toán những khoản nợ, hoàn thành những việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, ngoại trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp với chủ nợ, khách hàng, người lao động có thỏa thuận khác với nhau.
Tạm ngừng kinh doanh có được ký hợp đồng, xuất hóa đơn?
Thứ nhất, về vấn đề ký hợp đồng trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 206 Luật doanh nghiệp năm 2020 chỉ quy định trong quá trình tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành việc thực hiện hợp đồng nếu đã ký với khách hàng hay người lao động.
Và khi thông báo về việc tạm ngừng đăng ký kinh doanh đúng thời gian quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
Hoặc yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dựa trên yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan về thuế và môi trường hay các quy định của pháp luật khác.
Do đó, khi tạm ngừng kinh doanh, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, chính vì vậy trong khoảng thời gian này thì sẽ không được ký hợp đồng mới, mà chỉ chịu trách nhiệm thực hiện trách nhiệm trong hợp đồng đã ký trước đó.
Thứ hai, về vấn đề xuất hóa đơn trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:
Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì chế độ nộp thuế được quy định như sau:
Người nộp thuế sẽ không được sử dụng hóa đơn và sẽ không phải tiến hành nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Tuy nhiên đối với trường hợp người nộp thuế tiến hành nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định nếu như được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 206 Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn tất số thuế còn nợ; thực hiện các trách nhiệm nghĩa vụ khác theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp đang trong quá trình tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không được phép hoạt động kinh doanh ký hợp đồng buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cũng sẽ không được xuất hóa đơn khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh:
– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Và trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp tiếp tục có thể gia hạn tạm ngừng và số lần gia hạn không có hạn chế. Đây là một quy định được đổi mới theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Trước đây, theo quy định của luật cũ thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm (Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Hiện nay, Nghị định 01/2021/NĐ-CP mới ban hành không còn quy định này, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp không giới hạn thời gian, và mỗi lần doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa 01 năm.
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng vi phạm chịu mức xử phạt ra sao?
Thứ nhất, tạm ngừng kinh doanh quá thời hạn:
Nếu như doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn 01 năm mà sau đó không thông báo với cơ quan có thẩm quyền thì theo quy định tại Điều 212 Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo:
Theo nguyên tắc, doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký kinh doanh thì trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo doanh nghiệp sẽ phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc.
Nếu như doanh nghiệp không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ phải chịu chế tài xử lý theo quy định của pháp luật:
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi:
Doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo về thời điểm cũng như thời hạn tạm dừng kinh doanh hay là tiếp tục đăng ký kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh.
Đồng thời, theo quy định tại điều 212 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp: Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp:
TÊN DOANH NGHIỆP
Số:………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…… tháng…… năm…… |
THÔNG BÁO
Về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố……………
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):…………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:………………….
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):.……………… Ngày cấp…/…/…… Nơi cấp:………………
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh1:
a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày…. tháng…. năm…… đến hết ngày…. tháng…. năm……
Lý do tạm ngừng:……………….
Sau khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng của tất cả các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh”.
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày… tháng… năm… đến hết ngày… tháng… năm… đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):……………….
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:…
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế):.…………….. Ngày cấp…/…/…….. Nơi cấp:………………
Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tạm ngừng kinh doanh địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh:……………
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh:………………..
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế):.…………………… Ngày cấp…/…/……… Nơi cấp:…………….
Lý do tạm ngừng:…………….
Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo2:
a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng ký tiếp tục kinh doanh kể từ ngày…. tháng…. năm……
Lý do tiếp tục kinh doanh:………………
Sau khi doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng của các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau đây của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “Đang hoạt động”:
Tất cả các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Một hoặc một số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
– Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:…
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế):.……………. Ngày cấp…/…/…….. Nơi cấp:………………
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Đăng ký tiếp tục kinh doanh kể từ ngày…. tháng…. năm…… đối với chi nhánh/ văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:….
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế):………… Ngày cấp:………….. /…… /…… Nơi cấp:………………
Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh:…………….
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh:…………………
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh):..… Ngày cấp:…… /…. /…. Nơi cấp:………………
Lý do tiếp tục kinh doanh:……………….
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP/ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH (Ký và ghi họ tên) |
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.