Ví dụ vi phạm hành chính

ví dụ vi phạm hành chính

Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên đang là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay. Bởi người chưa thành niên có những hạn chế nhất định về nhận thức, tâm sinh lý phát triển chưa đầy đủ, chưa toàn diện nên khi người chưa thành niên vi phạm hành chính, việc áp dụng những hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên cũng được cân nhắc kỹ lưỡng. Thông qua bài viết dưới đây, Công ty Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản liên quan đến các hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, ví dụ vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xử lý vi phạm hành chính là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Ví dụ vi phạm hành chính: Anh A 17 tuổi thực hiện hành vi điều khiển xe máy có dung tích dưới 50 cm3 nhưng không đội mũ bảo hiểm. Vì vậy, anh A đã vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, nên anh A sẽ bị phạt tiền từ 400.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.

Như vậy, xử lý vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.

Người chưa thành niên là gì?

Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.

– Người chưa thành niên được chia làm 3 nhóm:

– Người chưa đủ 6 tuổi.

– Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Theo đó, tùy từng nhóm tuổi khác nhau mà mức độ chịu trách nhiệm đối với những hành vi người đó thực hiện cũng có sự khác nhau.

Ví dụ:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại khoản 2 Điều 21 thì giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 12 thì độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên.

Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là gì?

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là việc người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.

Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Luật sư Tư vấn pháp luật Luật Trần và Liên Danh sẽ áp dụng quy định khoản 1 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

Cảnh cáo

Cảnh cáo có thể hiểu là hình thức xử phạt nhẹ, áp dụng đối với vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ. Theo đó, đối với hình thức xử phạt cảnh cáo thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định bằng văn bản.

Ví dụ vi phạm hành chính: Gia đình ông X có đứa con 15 tuổi, hay quấy phá nhà hàng xóm, làm hỏng một số vật dụng trong nhà. Hành vi này bị chính quyền địa phương can thiệp. Vì xét theo độ tuổi, nhận thức cũng như thiệt hại, chính quyền địa phương quyết định có hình thức xử lý là phạt cảnh cáo, khiển trách công khai, đồng thời nhờ gia đình giám sát giáo dục thường xuyên. Việc cảnh cáo này được chính quyền địa phương quyết định bằng văn bản.

Phạt tiền

Phạt tiền là hình phạt buộc người vi phạm phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Phạt tiền được xem là biện pháp xử phạt hành chính được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Ví dụ vi phạm hành chính: Bạn An chỉ mới đủ 17 tuổi điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh trên 50cm3 đi học. Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2019/ NĐ – CP thì An sẽ bị Cảnh sát giao thông phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Lưu ý:

Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính như sau:

– Độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Nếu người chưa thành niên trong độ tuổi này khi vi phạm hành chính do lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý như sau:

+ Không áp dụng hình thức phạt tiền, chỉ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và/hoặc tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính;

+ Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

– Độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính, nhưng quy định cụ thể như sau:

+ Nếu hành vi vi phạm đó quy định bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

+ Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản.

Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

Theo quy định khoản 1 Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định Điều 29 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 là người chưa thành niên vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Ví dụ vi phạm hành chính: Nhà ông B có đứa con gái năm nay 15 tuổi, phòng của cô gái sát với khoảng đất trống sau nhà ông A, vì thế cô gái thường xuyên đổ rác và vứt rác sau khoảng đất trống đó. Đã nhiều lần ông A nhắc nhở nhưng cô gái vẫn không thay đổi và đổ rác, vứt rác như thường.

Vì không thể giải quyết nên ông A đã báo với chính quyền địa phương. Sau khi xem xét tình hình, chính quyền đã ra quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là yêu cầu cô gái phải xử lý đống rác ở nhà ông A, trả lại khoảng đất trống cho nhà ông A.

ví dụ vi phạm hành chính
ví dụ vi phạm hành chính

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh theo quy định tại Điều 31 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 là người chưa thành niên vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.;

Ví dụ vi phạm hành chính: A là học sinh lớp 7 bị nhiễm Covid – 19 nhưng A vẫn đi học, đi chơi như bình thường làm lây dịch bệnh sang bạn bè. Sau khi truy vết thì xác định A là nguồn lây. Như vậy, chính quyền địa phương yêu cầu A phải áp dụng biện pháp cách ly và thực hiện 5K theo quy định pháp luật.

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại theo quy định tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 là người chưa thành niên vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu cá nhân vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Ví dụ: Phương là học sinh lớp 11 đang kinh doanh bánh trung thu vào mùa trung thu. Tuy nhiên, Phương lại nhập hàng rẻ, hàng kém chất lượng để bán thu lợi nhuận cao hơn. Sau khi bị phát hiện, Phương bị xử phạt hành chính và buộc phải tiêu hủy số lượng bánh đó.

Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật

Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 là người chưa thành niên vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

Ví dụ: Chị Hoa có báo công an về việc mình bị trộm điện thoại. Sau khi công an điều tra và trích xuất camera trong nhà thì xác định được Phước là bạn của con chị Hoa sang nhà chơi và đã lấy trộm điện thoại đó. Phước năm nay vừa đủ 16 tuồi đã khai nhận việc mình đã trộm điện thoại và đi bán lấy tiền. Công an yêu cầu Phước phải trả lại số tiền bằng giá trị điện thoại cho chị Hoa.

Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Điều 136 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như sau:

Thứ nhất, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Chương I Phần thứ ba của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý, trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì phải ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Ví dụ vi phạm hành chính: B chỉ mới 14 tuổi nhưng lại tham gia cuộc thi đua xe cùng với những người bạn của B gây tai nạn rồi bỏ chạy. Như vậy việc B đua xe gây tai nạn rồi bỏ chạy vi phạm điểm đ, khoản 2 Điều 266 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và B được coi là tội phạm nghiêm trọng theo quy định khoản 2 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tuy nhiên sau khi Công an làm việc, xác định tính chất vụ việc và độ tuổi thì B chỉ mới 14 tuổi nên B được áp dụng biện pháp giáo dục tại phường dưới sự giám sát của địa phương theo quy định khoản 2 Điều 90 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Thứ hai, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Chương II Phần thứ ba của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Ví dụ: H cùng những người bạn của mình thường xuyên theo dõi nhà chị C. Một hôm, trong lúc chủ quan chị C đã không đóng cổng. H và những người bạn đã lén vào nhà trộm tiền của chị C. Sau khi chị C báo Công an điều tra thì H bị bắt. Số tiền H trộm của nhà chị C là 300.000.000 triệu.

Như vậy theo quy định của điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì H có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm và theo quy định khoản 3 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì H phạm tội rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, H chỉ mới 15 tuổi, nên theo quy định khoản 2 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì H bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Cơ sở pháp lý

– Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Nghị định 100/2019 NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

– Nghị định 123/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Trên đây là bài viết ví dụ vi phạm hành chính của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139