Hiện nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều bởi các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, có một số ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư kinh doanh. Vậy trung quốc được kinh doanh những ngành nghề gì tại Việt Nam?
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc Việt Nam là thành viên
Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO (2007);
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN ACIA (2009);
Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ AFAS(2014);
Hiệp định thương mại tự do (FTAs) giữa:
+ ASEAN với Trung Quốc – ACFTA (2005);
+ ASEAN với Hàn Quốc – AKFTA (2007);
+ ASEAN với Australia/New Zealand – AANZFTA (2009);
+ ASEAN với Ấn Độ AAFTA (2010);
+ Việt Nam với Hàn Quốc – VKFTA (2015).
Hiệp định về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản –AJCEP (2008);
Hiệp định về quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ BTA(2000);
Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản (BIT Việt – Nhật) (2003); Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam với Nhật Bản – VJEPA (2008).
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
Hình thức đầu tư;
Phạm vi hoạt động đầu tư;
Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
Điều kiện khác theo quy định theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng trong các trường hợp:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều kiện chung về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài
– Đối với những ngành, phân ngành mà Việt Nam đã cam kết mà nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện về đầu tư của ngành nghề đó thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
– Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về đầu tư nhưng pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Ngành, nghề hạn chế thành lập tổ chức kinh tế
Hoạt động in của cơ sở in
Hoạt động in của cơ sở in (bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in):
Điều 11 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 cùa Chính phủ quy định về hoạt động in (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ)
Điều 11. Điều kiện hoạt động của cơ sở in
Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có đủ các điều kiện sau đây:
Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này
Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in
Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”
Với điều kiện như trên, cơ sở in không thể có vốn (vốn điều lệ, vốn đầu tư hoặc vốn kinh doanh) của nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì thế đây được coi là một trong các ngành, nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Điều 2 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chinh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Điều 2. Loại hình doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.”
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng không thể có vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động chuyển khẩu hàng hóa
Điều 18 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương
Điều 18. Kinh doanh chuyển khẩu
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.”
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngành, nghề hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn
Hoạt động dịch vụ logistics
Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics
Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
đ) Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
e) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
g) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
h) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
i) Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;
Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.”
Hoạt động sở giao dịch hàng hóa
Điều 16a Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 51/2018/NĐ-CP ngày 09/04/2018 của Chính phủ)
Điều 16a. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam theo quy định sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ.
b) Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa với tư cách khách hàng hoặc tham gia làm thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa (thành viên môi giới, thành viên kinh doanh) với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế.
c) Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, ngoài những ngành hạn chế kinh doanh đối với các nhà đầu tư kể trên thì trung quốc được kinh doanh những ngành nghề không nằm trong danh mục hạn chế.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thắc mắc trung quốc được kinh doanh những ngành nghề gì tại Việt Nam? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.