Trong những năm qua, bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề được người lao động hết sức quan tâm để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thông qua tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp, khách hàng có thể đặt câu hỏi cho chuyên viên hoặc luật sư tư vấn liên quan đến vấn để bảo hiểm thất nghiệp và ngay lập tức Quý khách hàng có thể nhận được câu trả lời để giải quyết vụ việc của mình.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Có lẽ không ít người lao động hiện nay vẫn còn thắc mắc mình có việc làm rồi thì có cần tham gia bảo hiểm thất nghiệp nữa không và tham gia để làm gì. Dưới đây là những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm:
Người lao động:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Không xác định thời hạn;
+ Xác định thời hạn thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên (do hợp đồng lao động theo mùa vụ đã bị bãi bỏ).
Ngoại lệ: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động cùng một thời điểm thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; + Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác
+ Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Với mục đích chia sẻ rủi ro bằng việc trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, bảo hiểm thất nghiệp đang bảo vệ việc làm cho chính những người buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia (bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động), đó là:
1 – Trợ cấp thất nghiệp;
2 – Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
3 – Hỗ trợ học nghề;
4 – Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Quyền lợi (1), (2), (3) sẽ được dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong khi đó, người sử dụng lao động tham gia loại hình bảo hiểm này sẽ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2022
Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:
+ Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng
+ Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng
Lưu ý: Ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP, quy định về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó quy định giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động từ 1% xuống còn 0% từ 01/10/2021 đến 30/9/2022.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Điều kiện nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
Các điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, gồm:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng).
– Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Căn cứ Điều 55 Luật Việc làm năm 2013, người lao động tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau:
1 – Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
2 – Đã nộp hồ sơ hưởng BHTN tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3 – Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ. Trừ các trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Chết.
4 – Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp
Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm. Hỗ trợ người lao động (NLĐ) bị thất nghiệp được học nghề. Đồng thời được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (BHYT).
Vì được đảm bảo bằng một khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất đi, cũng như được hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề hoặc đào tạo lại để chuyển đổi nghề, những NLĐ bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ kịp thời.
Đây là một trong những giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết những phức tạp xung quanh vấn đề lao động – việc làm.
Khi người lao động không có việc làm hay người lao động thất nghiệp đi đôi với việc này là người lao đông cũng mất luôn nguồn thu nhập.
Do đó, để tránh việc người lao động gặp khó khăn trong những tháng đầu thất nghiệp và có thời gian để tìm kiếm công việc mới, bảo hiểm thất nghiệp ra đời và tạm thời sẽ giải quyết khó khăn trước mắt cho người lao động.
Việc am hiểm quy định của Bảo hiểm thất nghiệp sẽ có tác dụng hỗ trợ người lao động tham gia thị trường lao động. Từ nhu cầu đó, Tổng đài tư vấn pháp luật triển khai kênh tư vấn bảo hiểm thất nghiệp qua Tổng đài.
Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Trong quá trình tư vấn về Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, Tổng đài tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp của Luật Trần và Liên Danh sẽ tư vấn các vấn đề sau:
– Tư vấn đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp;
– Tư vấn về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tư vấn về bảo hiểm y tế khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp qua tổng đài
Không phải ai cũng có thời gian, tiền bạc để đến trực tiếp văn phòng Luật để được tư vấn bảo hiểm thất nghiệp hoặc cần được tư vấn ngay, cách đơn giản nhất là gọi điện đến Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp.
Lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài tư vấn như sau:
– Tư vấn nhanh chóng, chính xác, chất lượng;
– Tiện lợi, mọi lúc, mọi nơi;
– Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức;
– Hướng tới sự hài lòng của khách hàng là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi;
– Tạo dựng giá trị, giữ vững niềm tin nơi khách hàng.
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Câu hỏi:
Tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp 03 năm ở công ty cũ, sau đó nghỉ việc nhưng không làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, tôi đang làm việc ở công ty mới được 06 tháng. Vậy thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước đây của tôi có được cộng dồn không? – Minh Thu (Hà Nội)
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Bởi vậy, dù đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục do chuyển nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thời gian mà mình đã tham gia.
Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?
Câu hỏi:
Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2000, cũng là thời điểm tôi bắt đầu đi làm. Vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của tôi có giống như thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có từ năm nào? – Vũ Loan (Hải Phòng)
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 lần đầu tiên ghi nhận chế độ “bảo hiểm thất nghiệp”. Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, nhưng thời điểm bắt đầu áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là từ 01/01/2009. Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp chính thức có từ năm 2009.
Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp được quy định riêng tại Luật Việc làm năm 2013, không còn quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội như trước đây.
Do đó, thời gian người lao động tham gia hợp đồng lao động trước năm 2009 thì không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến tư vấn bảo hiểm thất nghiệp.
Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và đạt hiệu quả tối đa nhất.