THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

tư vấn doanh nghiệp4

Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là một thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ và chi tiết. Bởi lẽ, quyền sở hữu trí tuệ là một quyền ngày càng phổ biến và được pháp luật bảo vệ.Đăng ký sở hữu trí tuệ

Do vậy, việc tuân thủ các thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ vừa đảm bảo cho việc bảo vệ cho chủ sở hữu đối với quyền này vừa giúp nhà nước quản lý việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả.

Căn cứ pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009;

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp ngày 22 tháng 09 năm 2006;

Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp ngày 31 tháng 12 năm 2010.

Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan ngày 23 tháng 02 năm 2018;

Thông tư 01/2007/TT-BKHCN về hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

Đối tượng bảo hộ:

Việc xác định đối tượng bảo hộ là điều hết sức quan trọng trong việc giúp thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ một cách dễ dàng và phân biệt được rõ giữa các thủ tục với nhau.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả và liên quan; quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu đối với giống cây trồng. Đối với quyền sở hữu công nghiệp đối tượng bảo hộ của quyền này gồm 7 đối tượng.

Sáng chế/ giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, tên thương mại.

Tất cả các đối tượng sở hữu là một phần tài sản trí tuệ mang tính độc lập tương đối trong tài sản trí tuệ, mà mục đích bảo hộ là khác nhau giới hạn và phạm vi bảo hộ. Do vậy, khi bảo hộ một một đối tượng thì chỉ được bảo vệ một đối tượng đó.

Người nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Trong thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ một điều bắt buộc đó là cần xác định người nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Điều này được Luật sở hữu trí tuệ quy định rất rõ và cụ thể như sau:

Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có thể tự mìn nộp hồ sơ hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình nộp hồ sơ.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả nộp đơn đăng ký.

Hồ sơ và thời hạn đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ:

Do quyền sở hữu trí tuệ gồm nhiều đối tượng khác nhau nên hồ sơ đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ đối với từng loại đối tượng cũng khác nhau.

 Đối với quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả:

Quyền tác giả là một trong những quyền được bảo hộ thuộc quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

Giấy uỷ quyền, nếu ủy quyền nộp hồ sơ

Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu được thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao…

Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả

Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Đối với nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký đối với nhãn hiệu:

Trước khi tiến hành đăng ký thương hiệu, việc quan trọng mà doanh nghiệp cần làm đó là tra cứu xem nhãn hiệu của mình có bị trùng lặp, tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, thương hiệu của các cá nhân, tổ chức khác hay không.

Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu công nghiệp gồm:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra cần chuẩn bị các tài liệu khác như:

Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký thương hiệu được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thời hạn xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và xem xét theo trình tự sau:

Thẩm định hình thức: 01 tháng

Công bố đơn đăng ký: 02 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ

Thẩm định nội dung: không quá 9 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Đối với sáng chế

Hồ sơ đăng ký sáng chế

Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN: 02 bản, nội dung có phần mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ (nếu có);

Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích: không quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng;

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra cần chuẩn bị các tài liệu khác như:

Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế

Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích và xem xét theo trình tự sau:

Thẩm định hình thức: 01 tháng

Công bố đơn đăng ký: 02 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ

Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Đối với kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra cần chuẩn bị các tài liệu khác như:

Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Thời hạn xử lý đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký thiết kế công nghiệp và xem xét theo trình tự sau:

Thẩm định hình thức: 01 tháng

Công bố đơn đăng ký: 02 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ

Thẩm định nội dung: không quá 7 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Xử lý đơn đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ:

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ và nộp hồ sơ. Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền sẽ thực hiện các hoạt động thẩm định và xử lý đơn đăng ký bảo hộ Sở hữu trí tuệ.

Trong quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ có thể có các yêu cầu bổ sung và từ chối chấp nhận đơn. Tổ chức, cá nhân người nộp đơn có thể khiếu nại, tố cáo những vi phạm trong qua trình tiếp nhận, thẩm định đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.

Cấp văn bằng bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ:

Nếu đơn đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền trong phạm vi bảo hộ ghi tại văn bằng theo quy định của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Trong thời gian văn bằng bảo hộ có hiệu lực, người khác không được phép sử dụng các đối tượng này nếu không được chủ văn bằng cho phép, trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.

Trên đây là thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Công ty TNHH Trần và Liên danh là một trong những đơn vị tư vấn hàng đầu về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ giúp quý khách thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Nếu có vấn đề cần tư vấn hỗ trợ về đăng ký sở hữu trí tuệ  hoặc tất cả những dịch vụ khác liên quan, bạn vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trần và Liên danh theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Trần và Liên Danh

Điện thoại: 024-6292- 6678

Di Động: 0969-078- 234

Email: lienhe@luatsutran.vn

Website: luatsutran.vn

Địa chỉ: Phòng 11.11, Tòa nhà C37 Bộ Công An, Số 17 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139