Để được áp dụng ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư như thế nào? Hưởng ưu đãi đầu tư dưới những hình thức nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ chia sẻ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
Căn cứ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có), quy định khác của pháp luật có liên quan, nhà đầu tư tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩm quyền tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021:
Điều 23. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư quy định hình thức, căn cứ, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các Điều 15 và 16 của Luật Đầu tư và Điều 19 của Nghị định này.
2. Căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
3. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với một số doanh nghiệp, dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định này gồm:
a) Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
c) Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao;
d) Đối với dự án công nghiệp hỗ trợ là Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
đ) Đối với dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao là Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 19 của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
Căn cứ Điều 17 Luật Đầu tư năm 2020 và Điều 23 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, tùy thuộc vào đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư tự xác định ưu đãi và thực hiện thủ tục hưởng tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan… Cụ thể:
Bước 1: Xác định căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư
Đối với dự án được cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hoặc
– Quyết định chủ trương đầu tư; hoặc
– Quyết định chấp thuận nhà đầu tư; hoặc
– Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hoặc
– Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hoặc
– Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao; hoặc
– Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; hoặc
– Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao,thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Trên cơ sở nội dung của giấy tờ này để xác định hình thức, căn cứ, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư.
Đối với dự án không được cấp một trong các loại giấy tờ nêu trên, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định để tự xác định ưu đãi cũng như thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư
Bước 2: Nộp hồ sơ áp dụng ưu đãi đầu tư thông qua bưu điện/trực tiếp tại trụ sở cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư
Hồ sơ gồm:
– Kê khai/đề nghị áp dụng ưu đãi đầu tư.
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ… đối với trường hợp được cấp một trong số các loại giấy tờ này.
Bước 3: Cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng ưu đãi đầu tư về đất đai và ưu đãi khác đối với nhà đầu tư đáp ứng điều kiện
Thời hạn giải quyết:
Tùy thuộc thời hạn giải quyết của từng cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư đối với từng loại ưu đãi đầu tư.
Đối tượng nào được áp dụng ưu đãi đầu tư năm 2023?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 quy định 07 đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, bao gồm:
(1) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư;
(2) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư;
(3) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau:
– Có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu; hoặc
– Sử dụng trên 3.000 lao động;
(4) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;;
(5) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
(6) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
(7) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Lưu ý:
– Ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
– Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và đất đai.
– Ưu đãi đầu tư (2), (3) và (4) nêu trên không áp dụng đối với các dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
+ Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;
+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.
– Ưu đãi đầu tư được áp dụng có thời hạn và trên cơ sở kết quả thực hiện dự án của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật trong thời gian hưởng ưu đãi đầu tư.
– Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau, bao gồm cả ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 20 Luật Đầu tư 2020 thì được áp dụng mức ưu đãi đầu tư cao nhất.
2 trường hợp điều chỉnh ưu đãi đầu tư
Theo Điều 22 Nghị định 31/2021 của Chính phủ, ưu đãi đầu tư được điều chỉnh trong trường hợp:
– Dự án đầu tư đáp ứng thêm điều kiện để được hưởng ưu đãi đầu tư ở mức cao hơn; hoặc
– Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng thêm ưu đãi theo hình thức ưu đãi mới.
Nếu dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi quy định ở Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư/không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư tự xác định thì sẽ không được hưởng ưu đãi.
Trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
Lưu ý:
Tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc thực hiện dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng.
Hình thức hưởng ưu đãi đầu tư
Doanh nghiệp có thể được hưởng ưu đãi đầu tư thông qua các hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
– Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Luật Trần và Liên Danh tư vấn pháp luật đầu tư chuyên nghiệp, uy tín
Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh):
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
Xin giấy phép liên quan đến thẻ cư trú, tạm trú và visa cho người nước ngoài làm việc và công tác tại Việt Nam.
Thay đổi các thông tin liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện các thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Mua bán công ty, sáp nhập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Tạm dừng, giải thể: Văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ thuế, hoàn thuế và các nghĩa vụ khác khi làm việc và đầu tư tại Việt Nam.
Tư vấn cho nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
Luật Trần và Liên Danh đồng hành hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mỗi giai đoạn riêng lẻ của dự án cũng như trong toàn bộ quá trình đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây
1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, đánh giá những lợi ích và rủi ro cho nhà đầu tư dựa trên hệ thống pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư tại Việt Nam.
2. Tư vấn cho khách hàng về cấu trúc đầu tư thích hợp nhất cho các dự án cụ thể gián tiếp hoặc trực tiếp. Hỗ trợ nhà đầu tư thiết lập các loại hình hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
3. Hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá các đối tác và địa điểm kinh doanh tiềm năng, thực hiện việc thẩm tra chi tiết đối với các công ty hoặc tài sản mục tiêu.
4. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, rà soát và đưa ra ý kiến về các tài liệu giao dịch.
5. Hỗ trợ trong việc tham gia đàm phán với các đối tác, xây dựng các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam và giám sát toàn bộ quá trình đầu tư và cảnh báo cho khách hàng những rủi ro có thể xảy ra.
6. Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu đãi đầu tư; đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài; đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hồ sơ kê khai thuế, các loại giấy phép con cho những ngành nghề kinh doanh khác nhau, ….
7. Trong suốt quá trình triển khai dự án, tổ chức hoạt động doanh nghiệp, chúng tôi luôn đồng hành để hỗ trợ khách hàng trong các công việc: Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các hồ sơ nội bộ, hồ sơ lao động, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
8. Đại diện cho doanh nghiệp tham gia thương lượng, đàm phán và tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp, cũng như thực hiện các thủ tục hành chính với các cá nhân / tổ chức có liên quan.
9. Thường xuyên cung cấp các thông tin mới nhất, những văn bản pháp lý, cũng như các chính sách mới của Nhà nước có liên quan hoặc có khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
10. Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và thực hiện các công việc pháp lý khác theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Trên đây là hướng dẫn thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư mà Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Nếu có thắc mắc hoặc có vấn đề cần giải pháp trong lĩnh vực đầu tư, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty luật để được hỗ trợ nhanh nhất.