Trong tình hình hội nhập kinh tế, Việt Nam là một trong số các quốc gia tích cực nhất trong việc tham gia và đàm phán các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương. Lợi ích của việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại tự do này là nền kinh tế ngày càng được mở cửa, loại bỏ các rào cản cho các doanh nghiệp, thương nhân và đặc biệt là cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam đã không còn trờ nên xa lạ và khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ngoài có ý định muốn đầu tư vào Việt Nam. Vì lẽ đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ bao gồm các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và pháp luật quốc gia của Việt Nam. Luật Trần và Liên danh sẽ giải đáp chi tiết về thành lập công ty có vốn nước ngoài tại quận 8 trong bài viết dưới đây.
Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
“Nhiều nước trên thế giới không phân biệt vốn đầu tư trong nước với vốn đầu tư nước ngoài và bởi vậy, không có khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; họ gọi các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức tổ chức pháp lí của chúng, ví dụ: công tỉ trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…
Thuật ngữ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính thức được sử dụng trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (trước đó gọi là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Theo đó thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các đặc trưng sau: 1) Doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn hoặc một phần của nhà đầu tư nước ngoài; 2) Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trên cơ sở giấy phép đầu tư do cơ quan quản lí nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp; 3) Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; 4) Được tổ chức dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay, Việt Nam đang thí điểm chuyển một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ti cổ phần.
Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Dịch vụ thành lập công ty.
– Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Mã số dự án đầu tư.
– Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
– Tên dự án đầu tư.
– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
– Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
– Thời hạn hoạt động của dự án.
– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
– Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
– Quy định đối với nhà đầu tư thực hiện dự án.
– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập công ty có vốn nước ngoài tại quận 8
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
– Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
– Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
– Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại quận 8
Thủ tục thành lập công ty cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi nhà đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đối với công ty TNHH:
Hồ sơ gồm
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
– Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự; thủ tục thành lập công ty.
– Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.
Đối với công ty Cổ phần:
Hồ sơ gồm
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức).
– Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.
Khắc dấu và thông báo mẫu dấu, công bố thông tin sau thành lập công ty
Công ty thực hiện khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Công ty có quyền quyết định mẫu dấu và số lượng con dấu.
Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian xử lý: khoảng 5-8 ngày làm việc
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh thành lập công ty có vốn nước ngoài tại quận 8
(Chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa)
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Đáp ứng tiêu chí sau:
Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh thành lập công ty có vốn nước ngoài tại quận 8
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
Bản giải trình có nội dung:
Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn, cách thành lập công ty.
Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
Cơ quan tiếp nhận: Sở công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian xử lý: khoảng 30-45 ngày làm việc.
Ưu điểm, nhược điểm của công ty nước ngoài là gì?
Ưu điểm của Doanh nghiệp nước ngoài là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Có thể nhận thấy, công ty vốn được ngoài được đẩy mạnh phát triển bởi những ưu điểm nổi trội như sau:
Thứ nhất, công ty vốn nước ngoài chịu sự quản lý điều hành của nhà đầu tư nước ngoài, do đó cách thức quản lý sẽ có sự khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước, thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thứ hai, công ty vốn nước ngoài được thành lập và phát triển bởi các nhà đầu tư nước ngoài, do đó có thể đem đến nhiều lợi thế về công nghệ và vốn, thu hút được nhiều nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước.
Thứ ba, việc thành lập công ty vốn nước ngoài phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng lợi thế của mình thông qua các mối quan hệ rộng rãi.
Nhược điểm của Doanh nghiệp nước ngoài là gì?
Ngoài những ưu điểm nổi bật, có thể thấy công ty vốn nước ngoài cũng tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, công ty vốn đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường Việt Nam. Chưa kể sự khác biệt về văn hóa kinh doanh có thể đem đến sự bất đồng trong nội bộ các nhà đầu tư.
Thứ hai, pháp luật Việt Nam mặc dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư trong nước. Điều này thể hiện ở hai điểm:
Tỷ lệ góp vốn có thể bị hạn chế tại một số ngành nghề đặc biệt
Phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, với hồ sơ và thủ tục khá phức tạp.
Luật Trần và Liên danh – Công ty luật uy tín
Luật Trần và Liên danh được thành lập dựa trên nền tảng các Luật sư giỏi và uy tín, dày dặn kinh nghiệm với hơn 20 năm hành nghề trong các lĩnh vực tư vấn và tranh tụng, giải quyết hàng trăm vụ việc lớn nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với nền tảng là niềm tin của khách hàng, Luật Trần và Liên danh đặt uy tín lên hàng đầu, cung cấp tất cả các dịch vụ pháp lý với chất lượng cao nhất, nhanh chóng và hiệu quả. Luật Trần và Liên danh được đánh giá là một trong những Văn phòng luật sư uy tín.
Để đáp ứng cho niềm tin của khách hàng, Luật Trần và Liên danh luôn luôn phấn đấu, không ngừng nâng cao chuyên môn, đạo đức hành nghề Luật sư. Đội ngũ Luật sư của Văn phòng đáp ứng được tất cả các điều kiện về trình độ kiến thức, kỹ năng xử lý vụ việc, vụ án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình.
ĐIỀU THỰC SỰ KHÁC BIỆT CỦA LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH:
(1) Luật sư tư vấn pháp luật, Tư vấn viên pháp lý sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc của khách hàng mà mình tiếp nhận.
(2) Tất cả các chi phí sẽ luôn được thông báo với khách hàng một cách rõ ràng, minh bạch, có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
(3) LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH luôn bám sát công việc đang giải quyết, cập nhật thường xuyên về tiến triển công việc để khách hàng nắm bắt.
(4) Các tài liệu mà khách hàng cung cấp, cũng như kết quả sau khi hoàn thành đều được chúng tôi giao tận tay khách hàng và tuyệt đối giữ bí mật thông tin.
(5) Khách hàng luôn được lắng nghe, thấu hiểu, được tham vấn đưa ra quyết định tối ưu nhất và hài lòng nhất;
(6) LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH có thể cung cấp tư vấn trực tiếp bằng các ngoại ngữ: tiếng Anh.
Ngoài việc cung cấp tư vấn luật đối với những lĩnh vực đã nêu trên, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về luật, pháp luật hình sự, hành chính, tham gia đại diện theo ủy quyền của khách hàng giải quyết các vụ việc với cơ quan Tòa án. Hơn hết chúng tôi còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến vô cùng tiện lợi và hữu ích.
Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập công ty có vốn nước ngoài tại quận 8 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.