Để đảm bảo hồ sơ, giấy tờ trong thực hiện các giao dịch của tổ chức, cá nhân, pháp luật quy định về công chứng, chứng thực các văn bản, giấy tờ. Một số trường hợp người dân được lựa chọn thực hiện công chứng/chứng thực tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng. Tìm hiểu xem văn phòng công chứng làm việc đến mấy giờ các bạn nhé!
Văn phòng công chứng
+ Cùng với Phòng công chứng thì Văn phòng công chứng là một trong hai tổ chức được pháp luật cho phép hành nghề công chứng tại Việt Nam. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, do công chứng viên có đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm để hành nghề công chứng thành lập.
+ Văn phòng công chứng không giống như phòng công chứng là được Nhà nước đảm bảo về kinh phí hoạt động mà văn phòng công chứng phải tự chủ về tài chính và hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.
+ Theo quy định thì người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng phải là công chứng viên đồng thời giữa chức vụ là Trưởng Văn phòng.
Văn phòng công chứng có được mở thêm chi nhánh không?
Để giải đáp câu hỏi này thì Luật Trần và Liên danh sẽ trình bày cho bạn đọc về các hành vi bị nghiêm cấm đối với văn phòng công chứng. Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
+ Văn phòng công chứng tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà không được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định được phép tiết lộ thông tin về nội dung công chứng. Văn phòng công chứng sử dụng thông tin về nội dung đã công chứng để thực hiện các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
+ Mặc dù mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch là trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, tạo điều kiện cho các bên hoặc một bên tham gia hợp đồng, giao dịch tiến hành giao dịch giả tạo, trốn tránh nghĩa vụ hoặc hành vi gian dối khác mà vẫn tiến hành công chứng
+ Tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của cá nhân mình hoặc liên quan đến vợ hoặc chồng; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của mình hoặc của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột của mình hoặc của vợ hoặc chồng; cháu.
+ Dù không có lý do chính đáng mà vẫn từ chối yêu cầu công chứng hoặc tiến hành công chứng nhưng lại gây khó khăn, sách nhiễu cho người yêu cầu công chứng;
+ Ngoài phí công chứng đã quy định, thỏa thuận mà tiến hành nhận thêm hoặc đòi thêm tiền hoặc lợi ích vật chất, phi vật chất từ người yêu cầu công chứng hoặc người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
+ Có hành vi ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của văn phòng công chứng; cấu kết, thông đồng với cá nhân, cơ quan, tổ chức làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
+ Đe dọa gây áp lực, đe dọa hoặc tiến hành hành vi mà pháp luật không cho phép, trái đạo đức xã hội để giành ưu thế cho mình hoặc cho văn phòng công chứng.
+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và văn phòng công chứng của mình
+ Ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng đã đăng ký thì tổ chức hành nghề công chứng còn tiến hành mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm giao dịch khác; hoặc kinh doanh, sản xuất, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký.
+ Công chứng viên hành nghề cùng lúc từ hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc đảm nhiệm, thực hiện công việc thường xuyên khác.
+ Công chứng viên đang thực hiện quản lý doanh nghiệp khác, môi giới, đại lý, có chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch đã tiến hành công chứng;
+ Thực hiện đã hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng mà pháp luật đã quy định.
Đối chiếu với các hành vi mà pháp luật cấm đối với văn phòng công chứng thì văn phòng công chứng không được lập chi nhánh ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng đã đăng ký. Việc thành lập chi nhánh là trái với quy định và các cơ quan, tổ chức, cá nhân công chứng tại các địa điểm này không được công nhận. Chỉ trong các trường hợp pháp luật quy định thì việc công chứng mới được thực hiện ngoài trụ sở đã đăng ký, bao gồm:
Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng mà người yêu cầu công chứng không thể tự đến trụ sở của văn phòng công chứng để thực hiện việc công chứng.
Các việc liên quan đến công chứng, chứng thực
Trong thực tế thường phát sinh các việc liên quan cần được công chứng hoặc chứng thực, có thể liệt kê như sau:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.
+ Chứng thực/công chứng Bản dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
+ Công chứng/chứng thực Hợp đồng, giao dịch.
+Công chứng/chứng thực các văn bản liên quan đến di chúc: Di chúc; văn bản từ chối nhận di sản; văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
Trong đó, một số việc pháp luật cho phép được lựa chọn để thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thực hiện chứng thực tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, người yêu cầu chứng thực được đề nghị chứng thực tại các cơ quan nhà nước như sau:
“1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà”.
Giờ làm việc của phòng công chứng, văn phòng công chứng làm việc đến mấy giờ
Phòng công chứng là một tổ chức dịch vụ hành chính công và được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, nó được vận hành theo những chế định, nguyên tắc được quy định chặt chẽ trong Luật Công chứng 2014 cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32, 33 Luật Công chứng 2014 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, phòng công chứng có nghĩa vụ phải thực hiện thời gian theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
Cụ thể, văn phòng công chứng làm việc đến mấy giờ, đơn vị này phải mở cửa vào các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, thời gian mở cửa mỗi ngày phải đáp ứng theo quy định, thường thì nó sẽ mở cửa phục vụ người dân trong bốn tiếng buổi sáng bắt đầu từ 7h30, và chiều là ba tiếng rưỡi trong khoảng từ 13h đến 17h. Bên cạnh đó, giờ làm việc của phòng công chứng có phần đặc biệt hơn so với các cơ quan hành chính nhà nước nhà khác.
Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân, pháp luật cũng đã quy định cho phòng công chức được quyền cung cấp các dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.Tức là phòng công chứng có thể mở cửa làm việc vào thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ, ngày lễ nếu có nhu cầu.
Phòng công chứng có làm việc thứ 7 không, văn phòng công chứng làm việc đến mấy giờ?
Như đã đề cập quy định về thời gian mở cửa của phòng công chứng, hiện nay hầu hết đơn vị này có thời gian mở của là giờ hành chính trùng với thời gian của đa số người đi làm vì thế họ khó có thể đến phòng công chứng vào giờ hành chính trong tuần mà chỉ có thể thực hiện công chứng giấy tờ vào các ngày cuối tuần. Phòng công chứng có mở cửa thứ 7 không? Là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục công chứng giấy tờ.
Mặc dù, pháp luật quy định các phòng công chứng phải thực hiện chế độ thời gian theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, pháp luật không có quy định cấm các phòng công chứng không được mở cửa ngoài thời gian hành chính mà ngược lại có quy định cho phép chúng được cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Điều này có nghĩa là các đơn vị này vẫn có quyền tổ chức cung cấp dịch vụ công chứng, văn phòng công chứng làm việc đến mấy giờ, mở cửa vào các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ. Quy định này nhằm khuyến khích việc cung cấp dịch tốt hơn cho người dân, đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội về dịch vụ công chứng.
Như vậy, các văn phòng công chứng làm việc đến mấy giờ. Tuy nhiên, mọi người cần liên hệ với phòng công chứng cụ thể để biết thời gian mở cửa của nó hoặc đặt lịch hẹn với phòng công chứng để làm thủ tục công chứng giấy tờ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Trên đây là bài viết tư vấn về văn phòng công chứng làm việc đến mấy giờ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.