Nhiều người vẫn có thắc mắc rằng, Văn phòng công chứng có giống Phòng công chứng không? Liệu rằng công chứng tại Văn phòng có uy tín và được đảm bảo quyền lợi? Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật Trần và Liên danh để có thể hiểu rõ hơn về văn phòng công chứng là gì, các chức năng, vai trò, đặc điểm và các câu hỏi về thời gian làm việc của văn phòng công chứng đang được nhiều người quan tâm.
Công chứng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Rất nhiều người thường lầm tưởng công chứng, chứng thực là một, tuy nhiên 02 khái niệm này lại khác nhau. Sở dĩ chúng thường được gọi chung là bởi công chứng, chứng thực được xếp vào nhóm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của văn bản, hợp đồng…
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng, thời gian làm việc của văn phòng công chứng
Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng, cụ thể:
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Như vậy, văn bản công chứng là một chứng cứ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, phòng ngừa tranh chấp, là bằng chứng xác thực, có giá trị sử dụng như bản gốc.
Thủ tục công chứng, thời gian làm việc của văn phòng công chứng
Điều 40 Luật Công chứng 2014, thủ tục công chứng, thời gian làm việc của văn phòng công chứng được tiến hành theo các bước sau:
– Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Người có yêu cầu công chứng trình bày nội dung cần công chứng và hồ sơ tài liệu cần công chứng với Công chứng viên hoặc chuyên viên văn phòng công chứng.
– Bước 2: Kiểm tra số lượng và tính pháp lý giấy tờ trong hồ sơ
Trường hợp 1: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và các bên tham gia giao dịch đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật thì thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Người tiếp nhận hồ sơ thông báo cho khách hàng phí công chứng, thù lao công chứng để khách hàng biết và thoả thuận trước khi thực hiện các công việc nghiệp vụ.
Trường hợp 2: Trường hợp hồ sơ thiếu, người tiếp nhận thông báo các giấy tờ cần hoàn thiện.
Trường hợp 3: Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì từ chối tiếp nhận và giải thích lý do.
– Bước 3: Giải quyết yêu cầu công chứng
– Bước 4: Ghi lời chứng và ký
Người có yêu cầu đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
– Bước 5: Thu phí, đóng dấu và trả kết quả cho khách hàng
Thư ký viết thông báo phí công chứng và thù lao công chứng. Khi nhận được phí và thù lao, kế toán viết phiếu và chuyển cho khách hàng.
Văn thư ghi số công chứng, đóng dấu hồ sơ công chứng, trả hồ sơ đã được công chứng cho khách hàng.
Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Xử lý vi phạm về công chứng, thời gian làm việc của văn phòng công chứng
Luật Công chứng 2014 nhấn mạnh trường hợp công chứng viên vi phạm quy định về công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Đối với tổ chức hành nghề công chứng vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
Cụ thể, phạt tiền từ 40 triệu đồng – 60 triệu đồng đối với tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào (khoản 6 Điều 15 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP)
Một số vi phạm thường gặp và mức xử phạt cần biết, cụ thể:
– Không niêm yết phí công chứng, thù lao công chứng và nguyên tắc tính chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng phạt tiền từ 01- 02 triệu đồng;
– Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận phạt từ 03 – 07 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi làm giả quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động…
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; hủy bỏ giấy tờ giả đã tạo.
thời gian làm việc của văn phòng công chứng
Vai trò của tư vấn pháp luật và ý nghĩa của việc lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Kết quả của hoạt động tư vấn pháp luật là lời khuyên, ý kiến pháp lý bằng miệng hoặc có thể bằng văn bản.
Hiểu theo nghĩa rộng, đó là những giải pháp cụ thể, hữu ích giúp đối tượng được tư vấn bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. ý nghĩa xã hội của tư vấn pháp luật khá sâu rộng ở chỗ, giúp định hướng hành vi ứng xử của các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật và quy tắc đạo đức. Đồng thời, nó giúp hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ.
Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân; phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, kịp thời hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, khi có nhu cầu về giải đáp pháp luật, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, người dân đã tin cậy và thường xuyên tìm đến các tổ chức giúp đỡ pháp lý sau đây: Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng luật sư. Bên cạnh các Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước với đối tượng phục vụ còn hẹp, người dân thường yên tâm hơn khi tìm đến Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp.
Bởi lẽ, đây là cơ sở tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức đoàn thể của họ, là nơi họ có thể trình bày tường tận hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của mình, tin tưởng vào chính sách của tổ chức cũng như mong được đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ dù là thành viên hoặc không phải là thành viên của tổ chức.
Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động tư vấn pháp luật, mối liên hệ giữa tư vấn pháp luật với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được hình thành hết sức tự nhiên và gắn bó với nhau khá chặt chẽ. Tư vấn pháp luật là quá trình phổ biến pháp luật.
Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức …), thì các mục đích và nội dung chính của phổ biến, giáo dục pháp luật đồng thời cũng được triển khai, lồng ghép, cụ thể là:
– Cung cấp thông tin, văn bản pháp luật, tài liệu pháp lý cho cá nhân, tổ chức: Trước khi đưa ra một lời khuyên hay các giải pháp để khách hàng lựa chọn, người tư vấn thường phải đưa ra những thông tin pháp lý cơ bản, văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh về vấn đề đó hoặc nội dung chính sách, pháp luật khác có liên quan nhiều nhất.
Nhờ vậy, đối tượng đến yêu cầu tư vấn không chỉ hiểu được cụ thể chính sách, quy định pháp luật về chính vấn đề mình cần mà còn có thể tham khảo thông tin liên quan một cách tổng thể, đôi khi rộng hơn hoặc sâu hơn về vấn đề mình cần tìm hiểu.
– Giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật: Việc tư vấn thường đòi hỏi phải đặt ra các câu hỏi và trả lời từng câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, người tư vấn cũng phải đưa ra lời giải thích, giải đáp cặn kẽ, bám sát vào tình huống thực tế để phân tích giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn vấn đề của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật.
– Hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn, tuyên truyền pháp luật. Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp luật hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
– Giúp cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật thông qua nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật:
Hệ quả của quá trình tư vấn, truyên truyền pháp luật là sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của từng cá nhân, hoặc một nhóm người, từ đó hình thành thái độ xử sự tích cực, tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong các quan hệ đời sống xã hội hoặc có sự phản kháng, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật.
Một cá nhân hoặc tổ chức khi đã được tư vấn, phổ biến pháp luật chắc chắn sẽ có hiểu biết ở mức độ nhất định và hành vi ứng xử khác với trước đó.
Trên thực tế đã có sự lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động tư vấn pháp luật nhưng chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính ngẫu nhiên, tự phát mà chưa có mục đích, kế hoạch cụ thể.
Mặt khác, chúng ta cũng chưa có tiêu chí cụ thể để đánh giá chính xác hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các hình thức tư vấn pháp luật. Sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết pháp luật đòi hỏi phải có một quá trình tác động lâu dài, với nhiều cách thức khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Do vậy, sự kết hợp giữa phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác tư vấn pháp luật trên thực tế còn có những hạn chế sau đây:
– Nhận thức, quan điểm chưa đúng, chưa đầy đủ về việc lồng ghép hoạt động: đó là quan niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật là 2 hoạt động tách rời nhau hoàn toàn, việc ai nấy làm nên chưa có sự quan tâm phối hợp, hoặc nếu có cũng mang tính hình thức, hời hợt.
– Cách triển khai thực hiện cả hai hoạt động nói trên còn trùng lặp về một số nội dung hoạt động, địa bàn, đối tượng được tư vấn và tuyên truyền pháp luật, dễ dẫn đến tình trạng lãng phí về tài chính, nhân lực và vật lực một cách không cần thiết.
– Do chưa được bồi dưỡng, trang bị về kỹ năng tuyên truyền, thiếu thông tin và tài liệu nghiệp vụ nên phần lớn cán bộ tư vấn pháp luật (kể cả luật sư) còn e ngại, chưa nhiệt tình tham gia vào công tác tư vấn pháp luật có lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật.
Văn phòng công chứng có làm việc ngoài giờ không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước.
Hiện nay, không có một quy định chung nào về giờ làm việc của các cơ quan Nhà nước. Mỗi cơ quan, địa phương sẽ áp dụng khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.
Thông thường, hiện nay, các cơ quan Nhà nước cũng như các Văn phòng công chứng đều có giờ làm việc như sau:
– Làm các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.
– Giờ làm buổi sáng: Từ 8 giờ – 12 giờ.
– Giờ làm buổi chiều: Từ 13 giờ – 17 giờ.
Trên đây là bài viết tư vấn về thời gian làm việc của văn phòng công chứng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.