Khi nói về chế độ thai sản, người ta thường nghĩ đến lao động nữ. Tuy nhiên, theo luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chế độ thai sản còn áp dụng với cả lao động nam trong trường hợp có vợ sinh con
Ở bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những căn cứ pháp lý để giải đáp những thắc mắc của quý độc giả về vấn đề luật bảo hiểm xã hội vợ đẻ chồng được nghỉ này:
Điều kiện luật bảo hiểm xã hội vợ đẻ chồng được nghỉ
Để được hưởng chế độ thai sản năm 2022, các đối tượng cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải thuộc một trong những đối tượng sau: Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc người lao động thực hiện biện pháp triệt sản và lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con theo chế độ thai sản cho chồng.
Thứ hai, lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi phải đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng.
Thứ ba, lao động nữ sinh con khi mang thai khi đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trở lên nếu muốn nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 03 tháng trở lên trước khi sinh con trong thời gian 12 tháng;
Thứ tư, người lao động đủ điều kiện thứ hai và thứ ba nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm họ nhận con nuôi hoặc sinh con dưới 06 tháng tuổi thì vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày năm 2022
Các trường hợp có thể xảy ra tại luật bảo hiểm xã hội vợ đẻ chồng được nghỉ, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Chỉ có cha tham gia bhxh và mẹ gặp rủi ro sau khi sinh dẫn tới không đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc mẹ chết sau khi sinh con theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì người cha sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản cho đến lúc con đủ 6 tháng tuổi.
Trường hợp 2: Chỉ có mẹ tham gia bhxh hoặc có cả cha và mẹ đều tham gia bhxh mà sau khi sinh con người mẹ chết thì người cha sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản cho thời gian còn lại của người mẹ.
Trường hợp 3: Khi người mẹ tham gia bhxh tuy nhiên không đủ điều kiện để được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản cho đến lúc con đủ 6 tháng tuổi thì cha sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản cho đến lúc con đủ 6 tháng tuổi.
Vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày theo luật BHXH
Chế độ thai sản của lao động nam năm 2022, được Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tại Khoản 2 Điều 34, cụ thể như sau:
05 ngày làm việc đối với trường hợp vợ sinh thường
07 ngày làm việc đối với trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
10 ngày làm việc đối với trường hợp vợ sinh đôi, nếu vợ sinh ba trở lên thì sẽ thêm 03 ngày làm việc với thêm mỗi con;
14 ngày làm việc đối với trường hợp vợ sinh đôi trở lên và phải thực hiện phẫu thuật
Theo đó, khi chồng tham gia đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con mà vợ phải sinh mổ thì người chồng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo các trường hợp sau đây:
07 ngày làm việc đối với trường hợp vợ sinh con phải sinh mổ;
14 ngày làm việc đối với trường hợp vợ sinh đôi trở lên và phải sinh mổ;
Nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản cho đến lúc con đủ 6 tháng tuổi nếu mẹ gặp rủi ro sau khi sinh dẫn tới không đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc mẹ chết sau khi sinh con theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
Khi người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội tuy nhiên không đủ điều kiện để được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản cho đến lúc con đủ 6 tháng tuổi thì cha sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản cho đến lúc con đủ 6 tháng tuổi.
Vợ đẻ mổ sinh đôi chồng được nghỉ mấy ngày?
Về chế độ thai sản của lao động nam, Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Theo đó, khi bạn đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con mà vợ phải đẻ mổ và sinh đôi thì người chồng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản là 14 ngày làm việc.
Mức hưởng thai sản luật bảo hiểm xã hội vợ đẻ chồng được nghỉ
Trường hợp 1: Đối với người lao động được hưởng lương từ người sử dụng lao động là doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động cá thể
Chế độ nghỉ hưởng thai sản của người chồng khi vợ sinh mổ được pháp luật bảo hiểm xã hội quy định cụ thể như sau:
Được hưởng một tháng lương: sẽ được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội đối với 06 tháng trước khi được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
Nếu người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ là mức bình quân tiền lương của các tháng đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội;
Mức hưởng một ngày được tính như sau: bằng mức hưởng chế độ thai sản 01 tháng chia cho 24 ngày.
Đồng thời, người chồng vẫn sẽ được hưởng nguyên lương cho những ngày nghỉ theo chế độ thai sản.
Ví dụ: anh A được nghỉ 7 ngày do vợ sinh mổ, lương đóng bảo hiểm xã hội của anh A là 12.000.000 đồng.
Mức hưởng thai sản 1 tháng của anh A là: 12.000.000 đồng.
Mức hưởng 1 ngày của anh A là: 12.000.000/24= 500.000 đồng
Anh A được nghỉ 07 ngày vậy tiền nghỉ thai sản chăm vợ của anh là: 500.000×7=3.500.000 đồng.
Trường hợp 2: Đối với người lao động Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được hưởng lương của Nhà nước
Tương tự với đối với người lao động được hưởng lương từ người sử dụng lao động là doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động cá thể Chế độ nghỉ hưởng thai sản của người chồng là Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được hưởng lương của Nhà nước khi vợ sinh mổ được pháp luật bảo hiểm xã hội quy định cụ thể như sau:
Được hưởng một tháng lương: sẽ được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội đối với 06 tháng trước khi được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
Nếu người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản sẽ là mức bình quân tiền lương của các tháng đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội;
Mức hưởng một ngày được tính như sau: bằng mức hưởng chế độ thai sản 01 tháng chia cho 24 ngày.
Trợ cấp một lần khi sinh con đối với chồng
Sau khi có thể biết được việc vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày 2022 và mức hưởng thai sản của chồng thì nhiều lao động nam còn thắc mắc nếu trường hợp không đủ điều kiện theo quy định về mức hưởng như trên thì có được hưởng trợ cấp một lần hay không.
Theo khoản 2, điều 9 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, nếu vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh con. Trong trường hợp này, chồng được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Như vậy có thể thấy nếu đủ điều kiện sau thì người chồng sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con:
Có tham gia bảo hiểm xã hội.
Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội phải đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi người vợ sinh con.
Đây là điều hoàn toàn hợp lý, người chồng phải tham gia một thời gian nhất định thì mới đủ điều kiện hưởng các quyền lợi theo quy định, tạo sự cân bằng cho quỹ bảo hiểm của nhà nước.
Trợ cấp một lần = mức lương cơ sở x 2 x số con
Theo điểm 2c của Công văn số 3432 / LĐTBXH-BHXH, trường hợp người cha tham gia BHXH thì mức trợ cấp một lần cũng được áp dụng đối với người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nhưng người cha thuộc đối tượng được hưởng. Đây chính là điểm mới của luật bảo hiểm xã hội, tạo sự công bằng giữa cả lao động nam và lao động nữ, bởi người cha cũng tham gia bảo hiểm đóng góp vào quỹ bảo hiểm thai sản như người mẹ.
Trình tự thủ tục luật bảo hiểm xã hội vợ đẻ chồng được nghỉ
Sau khi nắm được việc vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày 2022 và các mức hưởng thai sản thì Luật Trần và Liên Danh hướng dẫn bạn trình tự thủ tục hưởng chế độ thai sản như sau:
Bước 1: Gửi các tài liệu cho người sử dụng lao động của bạn
Các giấy tờ mà người sử dụng lao động cần nộp là giấy khai sinh / bản sao giấy khai sinh / bản sao trích lục giấy khai sinh.
Nếu trong giấy chứng sinh không ghi mổ lấy thai thì bạn cũng cần xin giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bước 2: Nhà tuyển dụng chuẩn bị dữ liệu cá nhân
Theo hồ sơ người lao động cung cấp, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận của người lao động.
Sau khi lao động nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp đến hạn cho cơ quan BHXH trong thời hạn 55 ngày, quá thời hạn trên sẽ không được giải quyết.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Thời điểm tổ chức bảo hiểm giải quyết, chi trả chế độ thai sản:
Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu, tối đa không quá 06 ngày làm việc;
Nếu người lao động hoặc người thân của người lao động thanh toán, trong thời hạn 03 ngày làm việc
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề luật bảo hiểm xã hội vợ đẻ chồng được nghỉ mà Luật Trần và Liên Danh gửi đến quý độc giả. Rất mong có thể giúp quý độc giả giải đáp được phần nào thắc mắc trong lĩnh vực này. Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề phát sinh liên quan đến các vấn đề nêu trên, quý độc giả vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.