Văn hiến là gì

van hien la gi

Khái niệm văn hiến, văn vật thường được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống với những ý nghĩa khác nhau. Vậy văn hiến là gì nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Văn hóa là gì?

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

Văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

– Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất sử dụng để chỉ khả năng sáng tạo của con người thể hiện qua các vật thể, đồ sử dụng, dụng cụ do con người làm ra. Từ các vật thể này, chúng ta có thể đánh giá, nhận xét năng lực của con người đã tạo ra.

– Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,… tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.

Vai trò của văn hóa

Vì văn hóa là một phạm trù lớn gồm có nhiều phương diện không giống nhau trong đời sống xã hội nên nó cũng mang trong mình nhiều nhiệm vụ to lớn như sau:

– Văn hóa đã góp phần làm sửa đổi và nâng cấp các mối tương quan trong xã hội, mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và tinh thần.

– Có vai trò trong việc góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, do văn hóa là những thứ đã xuất hiện trong một thời gian khá dài, đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy mọi hành vi của người dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc.

– Là một trong những tư liệu để minh chứng cho lịch sử huy hoàng của dân tộc. Do quá trình hình thành dài, chứa đựng toàn bộ những thăng trầm của cả một quốc gia nên thông qua những nét văn hóa đấy mà thế hệ sau có thể cảm nhận được những truyền thống văn hóa của ông cha ta.

– Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Điều này đã đem lại được những giá trị ích lợi về tinh thần và vật chất cho con người. Tạo dựng lên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc nước ta.

Văn hiến là gì?

Văn hiến là bộ phận của văn hóa, là truyền thống văn hóa lâu đời thiên về những giá trị tinh thần thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét.

Ở phương Đông trong đó có Việt Nam từ xa xưa đã phổ biến khái niệm văn hiến. Có thể hiểu văn hiến là văn hoá theo cách dùng cách hiểu trong lịch sử.

Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một “văn hiến chi bang”. Đến đời Lê (thế kỉ XV); Nguyễn Trãi viết “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang”- (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hoá cao; trong đó nếp sống tinh thần; đạo đức được chú trọng.

Văn hiến (hiến = hiền tài) truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp. GS. Đào Duy Anh khi giải thích từ văn hiến khẳng định: “là sách vở” và nhân vật tốt trong một đời. Hay nói cách khác văn là văn hoá, hiến là hiền tài, như vậy văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.

Văn hiến là tinh thần cải tiến và phát triển cố định của mỗi dân tộc. Nó thể hiện xu hướng luôn luôn khắc chế tình trạng nguyên sơ xưa cũ nhằm vươn tới cuộc sống ngày một cách tân và phát triển hơn.

Văn vật là gì?

Văn vật là bộ phận của văn hóa chỉ những công trình vật chất có giá trị nghệ thuật văn hóa, lịch sử, những nhân tài lịch sử trở thành di sản văn hóa của dân tộc.

Văn vật còn là khái niệm hẹp để chỉ những công trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử; khái niệm văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử.

VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng,…

Phân biệt văn hiến và văn vật

Nội dung trên đã giải thích được khái niệm Văn hiến là gì?Văn vật là gì? vậy văn hiến và văn vật khác nhau như thế nào, quý độc giả hãy theo dõi nội dung dưới đây.

 

Văn hiến

Văn vật

Đối tượng

Thiên về tinh thần

Thiên về vật chất

Tính chất

– Tính lịch sử

– Tính dân tộc

– Tính lịch sử

– Tính dân tộc

Kiểu xã hội

Phương Đông

Phương Đông

Từ đó có thể thấy được rằng cả văn hiến và văn vật đều giống nhau về tính chất là mang tính lịch sử và tính dân tộc, kiểu xã hội phương Đông.

Tuy nhiên lại khác nhau về đối tượng: Đối tượng văn hiến thiên về tinh thần còn đối tượng của văn vật là thiên về vật chất.

 Di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và các khái niệm khác liên quan đến văn hóa

– Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm (Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Ví dụ như : Quần thể di tích Cố đô Huế; Phố Cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ

– Di tích lịch sử – văn hóa: Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

– Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

– Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

– Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

– Bảo vật quốc gia: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

 Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn minh, văn vật

Những khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống nhưng với những ý nghĩa chưa thực sự chính xác. Vì thế, chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa những phạm trù này là cần thiết cho các quá trình nhận thức và nghiên cứu.

van hien la gi
văn hiến là gì

 Văn minh

Theo quan điểm của các nước thì văn minh được biết đến như sau

– Phương Đông: văn minh chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật 

– Phương Tây: (civitas: đô thị, thành phố) văn minh chỉ xã hội đạt tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết

– Văn minh chỉ trình độ văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn, 1 thời đại hoặc cả nhân loại. Văn minh có thể so sánh cao thấp, văn hóa chỉ là sự khác biệt.

Văn minh (civilization) gốc La tinh là “civitas”, nghĩa là “đô thị”, hàm ý một giai đoạn con người đã thoát khỏi tình trạng cư trú tự nhiên sang cư trú có bố trí quy hoạch, mang nhiều yếu tố nhân tạo.

– Do vậy khái niệm văn minh chỉ khía cạnh vật chất, kĩ thuật. Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hóa phát triển đến một mức độ nhất định của một không gian xã hội nhất định.

Vú dụ: văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Địa Trung Hải, văn minh Hoa-Hạ, văn minh trống đồng, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu…

+ Văn hóa xuất hiện trước văn minh. Trước khi xuất hiện văn minh Văn Lang- Âu Lạc, Việt Nam đã xuất hiện một số nền văn hóa như: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn.

Ví dụ điển hình về văn hiến 

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những giá trị tinh thần trong cuộc sống hàng ngày của người dân, chính là yếu tố văn hiến được hình thành từ quá trình xây dựng đất nước cũng như hoạt động sản xuất. 

Điển hình như: ông cha ta đã phát hiện ra cây lúa dại, trồng trọt và lai tạo nó thành cây lúc nước ngày nay. Hay chữ viết cũng là một trong những yếu tố văn hiến lâu đời và tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. 

Trên cơ sở ngôn ngữ văn tự ở Việt Nam, tư liệu văn hiến được phân chia thành tư liệu chữ Hán (ghi tiếng Hán cổ đại và tiếng Hán Trung đại), chữ Nôm (ghi tiếng Việt tiền cổ – tiếng Việt cổ và tiếng Việt trung – cận đại), chữ Phạn, chữ Thái cổ, chữ Latinh cổ (chủ yếu trong các văn bản của công giáo), chữ Pháp, chữ Quốc ngữ cổ, chữ Khmer cổ, chữ Chăm cổ…  

Trong đó tài liệu chữ Hán cổ chiếm khối lượng lớn nhất – khoảng 80%, còn sách chữ Nôm của người Việt chiếm 15%. Các loại tư liệu văn hiến khác chiếm 5%. 

Việt Nam có mấy nghìn năm văn hiến? 

Dựa vào các định nghĩa khác nhau của văn hiến, nên mốc thời gian xác định của văn hiến cũng có phần khác biệt. 

Như ta đã biết,  khi viết Bình Ngô đại cáo vào thế kỷ 15 Nguyễn Trãi nói: “Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thật vi văn hiến chi bang”. (Ngô Tất Tố dịch: Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu). Nguyễn Trãi đã không nhận định nước Nam có mấy ngàn năm văn hiến. 

Cũng trong thế kỷ 15, trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, (ĐVSK/NK) quyển III, sử gia Ngô Sĩ Liên viết rằng: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương”. Như thế Ngô Sĩ Liên xác định Việt Nam có văn hiến kể từ thế kỷ 2 Công nguyên. Vì vậy, tính đến thế kỷ 21 thì Việt Nam khoảng 2.000 năm văn hiến. 

Còn nếu dựa trên định nghĩa văn hiến theo nguyên văn của Khổng Tử thì lại cho rằng Việt Nam là quốc gia có lễ nghĩa từ thời Hồng Bàng Xích Quỷ. Vì vậy có 4.000 – 5.000 năm văn hiến. 

Chính vì chưa thể xác định được chính xác thời gian xuất hiện nền văn hiến nên nhiều người hiện nay chỉ nói “Việt Nam, ngàn năm văn hiến” hay “Thăng Long, nghìn xưa văn hiến”. Chúng ta có thể tự hiểu ngầm từ “hàng năm” ở đây là hàng ngàn năm hay nhiều ngàn năm, chứ không có khẳng định con số cụ thể nào. 

Việt Nam đã trải qua nghìn năm văn hiến dựng nước và giữ nước. Do đó chúng ta – thế hệ trẻ ngày nay cần biết kế thừa và phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc ngay từ những hành động nhỏ nhất như: sử dụng, gìn giữ bản sắc vốn có của yếu tố văn hiến, văn hóa sao cho phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. 

Mong rằng, thông qua bài viết bạn đã hiểu thêm và khái niệm văn hiến là gì? Từ đó, thêm yêu những nét đẹp của quê hương Việt Nam và phát huy những giá trị văn hiến lâu đời của dân tộc ta. 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139