Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Ly hôn hiện nay đã không còn là vấn đề xa lạ của cuộc sống. Khi không còn tình cảm và cảm thấy không thể sống chung với nhau được nữa, người ta thường quyết định tiến tới việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này.

Tuy nhiên, khi ly hôn sẽ phát sinh nhiều vấn đề mà trong đó đặc biệt là quyền nuôi con khi ly hôn. Vấn đề giành quyền nuôi con là một vấn đề rất phổ biến bởi vì người ta không biết khi vợ chồng ly hôn ai được quyền nuôi con và bố mẹ ly hôn con cái sẽ ra sao?

Điều này sẽ dẫn đến tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn. Ngoài việc xác định quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn, quyền nuôi con trên 3 tuổi cũng là một vấn đề phức tạp và gây ra nhiều tranh cãi.

Trong bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp tới bạn quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết trường hợp của bạn.

Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Đối với con cái dù là con nuôi hay con đẻ thì bố, mẹ đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con, không phân biệt ai phần hơn cho đến khi con đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu con mất năng lực hành vi dân sự thì bố, mẹ có nghĩa vụ đối với con cho đến khi con mất hoặc bố mẹ mất đi.

Đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của bố, mẹ khi sinh thành ra con cái, một nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả không ai muốn mất đi.

Trong thời kì hôn nhân hay bố mẹ ly hôn vẫn có quyền thỏa thuận về chăm sóc nuôi dưỡng con cái, trong trường hợp không thỏa thuận được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết về nghĩa vụ chăm sóc con.

Khi có sự thay đổi trong mối quan hệ trong gia đình thì bố mẹ nên tự thỏa thuận và giải quyết một cách nhẹ nhàng về nghĩa vụ chăm sóc con cái, để tránh trường hợp ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Con trên ba tuổi sẽ thuộc về ai chăm sóc

Trong cuộc sống hôn nhân của vợ chồng có nhiều nguyên nhân mà dẫn đến hai vợ chồng không thể tiếp tục cuộc sống chung với nhau để cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái mà dẫn đến vấn đề lôi nhau ra tòa để ly hôn, vậy khi bố mẹ không chung sống với nhau nữa thì con cái sẽ được giải quyết thế nào đặc biệt là con khi đã trên ba tuổi.

Bởi độ tuổi này bố có quyền giành quyền trực tiếp để chăm sóc nuôi dưỡng con cái. Không giống như con dưới ba tuổi thì theo nguyên tắc sẽ là người mẹ có quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái nếu có điều kiện chăm sóc và con trên bảy tuổi thì sẽ theo ý kiến của con.

Khi vợ chồng ly hôn có quyền thỏa thuận về vấn đề người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng sau khi ly hôn mà không cần yêu cầu Tòa án phân chia, xác định. Tuy nhiên nếu vợ chồng không thỏa thuận được mà có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án xác định.

Đối với trường hợp con trên ba tuổi đến dưới bảy tuổi nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ xác định dựa trên cơ sở người có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái về mọi mặt cho con.

Điều kiện về kinh tế, vật chất để chăm con, như thu nhập hàng tháng bao nhiêu? với thu nhập đó có đảm bảo cho việc phát triển cho con không.

Ngoài ra thì Tòa án sẽ còn xem xét về thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con, có phù hợp với việc đưa đón con đi học hay không, thời gian chăm sóc con có hay không?

Bên cạnh đó Tòa án sẽ còn xem xét đến yếu tố nơi cư trú để thực hiện việc chăm con có thuận lợi hay không, thuận lợi cho sự phát triển của con về môi trường sống, thuận lợi cho con học hành, vui chơi, giải trí của con.

Một yếu tố không thể thiếu mà Tòa án họ vân xem xét đến đó là thái độ chăm sóc con cái của bố mẹ, có giành nhiều thời gian cho con hay không, có chơi với con, chia sẻ cùng con hay không.

Hành vi chăm sóc con, đối xử với con của bố mẹ, có tốt hay không, có quan tâm, chăm chút đến con hay không, không chỉ là yếu tố vật chất mà còn quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của con.

Khi bố hoặc mẹ tổng hợp được những yếu tố đó thì Tòa án sẽ xem xét người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc, con cái.

Nghĩa vụ của bố, mẹ đối với con sau khi ly hôn

Dù là bố mẹ đã ly hôn, không chung sống với nhau nữa nhưng về nghĩa vụ chăm sóc con cái không vì thế mà mất đi, bố, mẹ vẫn phải có nghĩa vụ giáo dục, nuôi dưỡng con cái như trong thời kỳ hôn nhân, chăm sóc chúng đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động.

Đối với người được trực tiếp chăm sóc con cái thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thường xuyên hỏi han, săn sóc, trò chuyện, tậm sự để hiểu được con, tâm tư nguyện vọng của con để tránh trường hợp tâm lý không tốt cho con khi phải thay đổi môi trường sống từ có cả bố cả mẹ mà sau ly hôn con chỉ được sống chúng với một trong hai người.

Ngoài ra người trực tiếp nuôi con sẽ phải luôn tạo điều kiện cho người không trực tiếp nuôi con được gần gũi với con, được thăm nom, gặp gỡ con, được chơi cùng con mà người trục tiếp nuôi con không có quyền ngăn cản.

Người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con, hỗ trợ người trực tiếp nuôi con để chăm sóc con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể cấp dưỡng hàng tháng hay cấp dưỡng theo quý hay theo năm do bố, mẹ thỏa thuận với nhau, nghĩa vụ cấp dưỡng này được thực hiện cho đến khi con thành niên tức con đã đủ mười tám tuổi. Tuy nhiên nếu con bị mất năng lục hành vi dân sự thì người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cả đời cho con.

Bên canh đó nếu người không trực tiếp nuôi con vì không được trực tiếp nuôi con mà có thái độ thù hằn, gây cản trở người trực tiếp nuôi con chăm sóc con cái, giáo dục con thì khi đó người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế đi quyền được thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi con đủ 36 tháng tuổi

Mặc dù đã có phán quyết của Tòa án cho người trực tiếp nuôi con, nhưng người trực tiếp nuôi con vẫn có thể thay đổi khi có những căn cứ cho rằng người trực tiếp nuôi con không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như giáo dục con cái hoặc cha mẹ có thể thỏa thuận lại người trực tiếp nuôi con.

Khi không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại người trực tiếp nuôi con dựa trên những căn cứ, cơ sở mà người không trực tiếp nuôi con đưa ra trước Tòa để chứng minh người hiện đang trực tiếp nuôi con đã không đáp ứng được sự phát triển của con, không chăm sóc tốt cho con.

Việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi không chỉ có bố hoặc mẹ cháu mà các cá nhân hay tổ chức khác, người thân thích với trẻ, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và gia đình hoặc Hội liên hiệp phụ nữ cũng có thể yêu cầu khi thấy đối xử không tốt với trẻ, không chăm nom, nuôi dưỡng trẻ hay có hành vi bạo lực đối với trẻ em.

Đối với trường hợp trẻ đã từ đủ bảy tuổi trở lên thì bên cạnh những yếu tố điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì còn xét theo nguyện vọng của trẻ, trẻ muốn ở với bố hay với mẹ thì Tòa án cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sẽ tôn trọng ý kiến của trẻ.

quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Phải làm sao để đòi được quyền nuôi con từ 3 tuổi trở lên

Tóm tắt câu hỏi:

Xin hỏi luật sư như sau: vì chúng tôi không sống được với nhau nữa nên tôi đơn phương ly hôn, chúng tôi đã lên tòa hòa giải nhưng chồng tôi đòi quyền nuôi con, vì con gái tôi đả 7 tuổi và tòa củng đã hỏi ý kiến của con thì con tôi nói ở với bố.

Và tòa yêu cầu chúng tôi chứng minh nguồn thu nhập của mình, lương của tôi 8 triệu/tháng còn chồng tôi 9 triệu/tháng. Vậy tôi xin hỏi tôi cần phải làm sao để đòi được quyền nuôi con. Xin trân trọng cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm 2014 sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Dựa vào khoản 2 Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con nên hai bạn nên thỏa thuận để xem ai có quyền nuôi con.

Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án ra quyết định giao cho một bên nuôi con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của con.

Trong trường hợp của bạn, do con bạn đã 7 tuổi và tòa đã hỏi ý kiến của con bạn và cháu đã chọn ở với bố. Không những thế, thu nhập của bạn có thấp hơn của chồng. Các trường hợp quy định tại khoản 1,2,3 Điều 84 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 sau thì sẽ mất quyền nuôi con:

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

Người thân thích;

Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

Hội liên hiệp phụ nữ.

Trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn chứng minh có đủ điền kiện để nuôi con và con gái bạn đã đồng ý chọn ở với bố thì khi ra tòa giải quyết thì bạn khó có quyền nuôi con nhưng bạn vẫn có quyền nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con theo Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Độ tuổi của con có ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con không?

Hiện nay, trong nhiều vụ án lý hôn thì một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp chính là quyền nuôi con. Con cái là tài sản vô giá và ai cũng muốn để con cái bên mình.

Tuy nhiên, để giảm thiểu các vấn đề tranh chấp xảy ra khi ly hôn, luật cũng đưa ra nhiều chế tài để điều chỉnh cho phù hợp, hạn chế tranh chấp và giảm những bế tắc tại tòa khi xét xử.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 thì quyền nuôi con được phân định như sau:

– Quyền nuôi con nếu do sự thỏa thuận giữa các bên thì trong đơn ly hôn khi đồng thuận ly hôn các bên ghi rõ sự thỏa thuận và ký đồng ý về sự đồng thuận đó. Nếu hai bên hoàn toàn thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tuyên dựa trên sự thỏa thuận đó.

– Trong trường hợp đối với con dưới 36 tháng tuổi theo quy định của pháp luật sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Đối với con từ đủ 3 tuổi đến 7 tuổi, quyền nuôi con của cha và mẹ là ngang nhau. Tòa sẽ dựa vào khả năng nuôi con như: tư cách đạo đức, tài chính, thời gian chăm sóc, gần gũi con.

Trong trường hợp vợ, chồng có nhiều hơn một con thì có thể phận định mỗi người nuôi một con, tuy nhiên nếu có thể chứng minh được lợi thế của mình, vợ hoặc chồng sẽ được nuôi tất cả các con.

– Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa sẽ phải xem xét nguyện vọng của con, căn cứ vào các yếu tố của cha và mẹ, Tòa sẽ quyết định cho con ở với ai.

Trên thực tế không phải bậc cha mẹ nào cũng muốn nuôi con khi ly hôn. Có những trường hợp, việc chăm sóc con được ví như gánh nặng hay thậm chí cản trở việc hôn nhân kế tiếp nên đôi khi cũng khó khăn cho sự phận định của Tòa án.

Mặt khác, trong một số trường hợp đặc biệt, việc giành được quyền nuôi con khi ly hôn, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người nhận nuôi không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con.

Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom con, có thể theo định kỳ hoặc thường xuyên theo thoả thuận của hai bên và không ai được cản trở quyền này, nếu cản trở sẽ bị xử phạt hành chính.

Nếu trong trường hợp người không nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu toà án hạn chế quyền thăm nom con của người kia.

Tóm lại, độ tuổi để dành quyền nuôi con phụ thuộc phần lớn vào quyền lợi và tương lai của chính người con.

Trừ những trường hợp quy định cụ thể về quyên nuôi con, còn lại việc đánh giá này hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của Tòa án.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn qua HOTLINE của Luật Trần và Liên Danh.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139