Tội lập quỹ trái phép là gì? Hình phạt thế nào.

Tội lập quỹ trái phép là gì? Hình phạt thế nào.

Tội lập quỹ trái phép là gì?

Điều 205 Chương XVIII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội lập quỹ trái phép như sau:

“Điều 205. Tội lập quỹ trái phép

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;

b) Để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;

c) Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Tội lập quỹ trái phép là gì? Hình phạt thế nào.
Tội lập quỹ trái phép là gì? Hình phạt thế nào.

Dấu hiệu pháp lý Tội lập quỹ trái phép

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về lập ra các loại quỹ.

Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền hoặc tài sản mà người phạm tội dùng vào việc lập quỹ trái phép.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để lập quỹ trái quy định của pháp luật và hành vi sử dụng quỹ đó gây thiệt hại nghiêm trọng.

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Người có quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ và do thực hiện công vụ đó nên họ có một quyền hạn nhất định. Người có quyền hạn thông thường là người có chức vụ, nhưng cũng có thể là người không có chức vụ nhưng được giao hoặc được thạm gia thực hiện một công vụ.

Cũng như trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong các tội phạm khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập quỹ trái phép là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để lập quỹ trái phép.

Lập quỹ trái phép là lập ra một quỹ, còn gọi là quỹ “đen” trái với quy định của Nhà nước về việc lập quỹ trong các cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Dùng tiền ngân sách hoặc các khoản thu khác lập ra quỹ ngoài sự kiểm soát của Nhà nước để chi tiêu riêng cho cơ quan, tổ chức mình.

Tội phạm này chỉ áp dụng đối với người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-chính trị và các tổ chức khác, không áp dụng đối với những người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các tổ chức có tính chất tư nhân khác.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Người thực hiện hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, chỉ có người có quyền hạn, chức vụ mới là chủ thể của tội phạm này.

Ngoài ra, chủ thể của tội pham phải đáp ứng đủ điều kiện từ đủ 16 tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XVIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội lập quỹ trái phép phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện tội phạm.

Hình phạt Tội lập quỹ trái phép  

Điều 205 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối cá nhân phạm tội như sau:

– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;

b) Để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;

c) Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 205 BLHS 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139