Phần mềm độc hại là gì

Phần mềm độc hại là gì

Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại được pháp luật quy định như thế nào? phần mềm độc hại là gì? Hành vi phát tán phần mềm độc hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Phần mềm độc hại là gì?

Phần mềm độc hại được giải thích tại khoản 11 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:

Phần mềm độc hại là phần mềm có khả năng gây ra hoạt động không bình thường cho một phần hay toàn bộ hệ thống thông tin hoặc thực hiện sao chép, sửa đổi, xóa bỏ trái phép thông tin lưu trữ trong hệ thống thông tin.

Như vậy, phần mềm độc hại là phần mềm có khả năng gây ra hoạt động không bình thường cho một phần hay toàn bộ hệ thống thông tin hoặc thực hiện sao chép, sửa đổi, xóa bỏ trái phép thông tin lưu trữ trong hệ thống thông tin.

Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại được pháp luật quy định như thế nào?

Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại được pháp luật quy định tại Điều 11 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:

Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn phần mềm độc hại theo hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia triển khai hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời phần mềm độc hại.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử, truyền đưa, lưu trữ thông tin phải có hệ thống lọc phần mềm độc hại trong quá trình gửi, nhận, lưu trữ thông tin trên hệ thống của mình và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có biện pháp quản lý, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn phát tán phần mềm độc hại và xử lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ, ngành có liên quan tổ chức phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Như vậy, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại được pháp luật quy định cụ thể trên.

Hành vi phát tán phần mềm độc hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi phát tán phần mềm độc hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, thì theo khoản 4 Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm

Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.

Và Điều 286 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử dụng;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

d) Làm lây nhiễm từ 200 phương tiện điện tử đến dưới 500 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 200 người sử dụng đến dưới 500 người sử dụng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;

b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;

c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên;

Phần mềm độc hại là gì
phần mềm độc hại là gì

đ) Làm lây nhiễm 500 phương tiện điện tử trở lên hoặc hệ thống thông tin có từ 500 người sử dụng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hành vi phát tán phần mềm độc hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình nếu thuộc các trường hợp nêu trên.

Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc:

Phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc

Phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg. Các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố trên toàn quốc gồm:

Bộ Thông tin và Truyền thông – Cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Cơ quan thường trực quốc gia) và Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Ban điều phối ứng cứu quốc gia); Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT – Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố (gọi tắt là Cơ quan điều phối quốc gia).

Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo ứng cứu sự cố cấp bộ, tỉnh).

Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (sau đây gọi tắt là Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố); Đội ứng cứu sự cố hoặc bộ phận ứng cứu sự cố tại Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Đội/bộ phận ứng cứu sự cố).

Như vậy, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT là Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc (gọi tắt là Cơ quan điều phối quốc gia).

Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT thì

Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là hoạt động nhằm xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng gồm: theo dõi, thu thập, phân tích, phát hiện, cảnh báo, điều tra, xác minh sự cố, ngăn chặn sự cố, khôi phục dữ liệu và khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

Ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT nguyên tắc điều phối, ứng cứu sự cố:

Nguyên tắc điều phối, ứng cứu sự cố

Tuân thủ các quy định pháp luật về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

Chủ động, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ, chính xác, đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Ứng cứu sự cố trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng tại chỗ và trách nhiệm chính của chủ quản hệ thống thông tin.

Tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc ưu tiên về duy trì hoạt động của hệ thống thông tin đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch ứng phó sự cố.

Thông tin trao đổi trong mạng lưới phải được kiểm tra, xác thực đối tượng trước khi thực hiện các bước tác nghiệp tiếp theo.

Bảo đảm bí mật thông tin biết được khi tham gia, thực hiện các hoạt động ứng cứu sự cố theo yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân gặp sự cố.

Theo đó, việc ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng tại chỗ và trách nhiệm chính của chủ quản hệ thống thông tin.

Các tác nghiệp của hoạt động điều phối ứng cứu sự cố bao gồm những hoạt động nào?

Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT thì:

Các tác nghiệp của hoạt động điều phối ứng cứu sự cố:

– Theo dõi, phân tích, phát hiện, cảnh báo các nguy cơ, đe dọa, lỗ hổng, sự cố, tấn công mạng và các giải pháp phòng ngừa sự cố;

– Xây dựng, đề xuất phương án, kế hoạch ứng phó với sự cố;

– Tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng;

– Điều hành, huy động các nguồn lực để ứng cứu sự cố theo thẩm quyền; cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các biện pháp để đối phó, phòng chống tấn công mạng;

– Điều tra, phân tích, xác định nguồn gốc, cách thức, phương pháp tấn công để đối phó, ngăn chặn, đồng thời cảnh báo và hướng dẫn để ngăn ngừa sự cố lây lan diện rộng; thu thập, xây dựng báo cáo tổng hợp sự cố;

– Chia sẻ, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm liên quan về ứng cứu sự cố, hoạt động điều phối ứng cứu sự cố và quá trình xử lý sự cố;

– Các hoạt động khác liên quan đến ứng cứu sự cố theo quyết định Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong đó, điều phối ứng cứu sự cố là hoạt động của Cơ quan điều phối quốc gia và cơ quan có thẩm quyền nhằm huy động, điều hành, phối hợp thống nhất các nguồn lực gồm:

– Nhân lực, vật lực (trang thiết bị), tài lực (tài chính, ngân sách) để phòng ngừa, theo dõi, thu thập, phát hiện, cảnh báo sự cố; tiếp nhận, phân tích xác minh, phân loại sự cố;

– Điều hành, phối hợp, tổ chức ứng cứu sự cố, sẵn sàng ứng phó, khắc phục sự cố nhằm giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại do sự cố gây ra.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi phần mềm độc hại là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139