Kt3 có làm được the căn cước không

kt3 có làm được the căn cước không

Hiện nay nhiều người đi làm ăn xa, việc làm CCCD tại nơi thường trú có thể gây khó khăn trong việc di chuyển cho người dân. Vậy, có được làm thẻ CCCD tại địa bàn nơi mình làm việc, tạm trú hay không? kt3 có làm được the căn cước không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi nhé!

Làm căn cước công dân khác tỉnh được không?

Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì thực hiện phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ Căn cước công dân đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

=> Chỉ được làm thẻ CCCD tại tỉnh khác trong trường hợp đổi thẻ hoặc cấp lại thẻ CCCD (Đã có thẻ CMND 12 số hoặc CCCD cũ).

Còn những trường hợp cấp mới thẻ CCCD (cấp lần đầu) thì không được làm CCCD ở tỉnh khác mà phải về nơi mình thường trú.

Làm lại Căn cước công dân ở nơi tạm trú được không?

Trong trường hợp bạn đã có thẻ CCCD nhưng bị mờ, hư hỏng, đến hạn đổi… hoặc thuộc dạng cũ nhưng muốn đổi sang loại gắn chíp mới thì có thể đến Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi mình tạm trú để làm thủ tuc

Khi làm lại thẻ CCCD, công dân cần mang các giấy tờ:

– Tờ khai Căn cước công dân;

– Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân;

– Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin (nếu có).

Lệ phí khi làm lại CCCD gồm:

Đổi thẻ khi bị hư hỏng không dùng được, thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính, quê quán, có sai sót về thông tin trên thẻ, khi yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ;

Cấp lại khi bị mất: 70.000 đồng/thẻ.

KT3 có làm được thẻ căn cước không?

KT3 là một loại sổ tạm trú dài hạn của cá nhân ở một tỉnh thành hoặc thành phố trực thuộc trung ương mà nơi đó không phải là địa chỉ thường trú của cá nhân đó.

Như đã phân tích ở trên, nếu bạn đã có CMND 12 số hoặc CCCD thì bạn có thể đến Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi bạn tạm trú trong KT3 để đổi lại CCCD mà không cần về nơi thường trú

Nếu công dân muốn cấp CCCD lần đầu thì phải về nơi mình thường trú để nộp hồ sơ.

Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung lần cuối bởi Nghị định số 106/2013/NĐ-CP quy định về thủ tục làm chứng minh nhân dân:

“a. Cấp Chứng minh nhân dân mới:

– Xuất trình hộ khẩu thường trú;

– Chụp ảnh;

– In vân tay;

– Khai các biểu mẫu;

– Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có).”

Như vậy, khi làm chứng minh nhân dân bạn buộc phải xuất trình hộ khẩu thường trú. Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú (KT3) không thể thay thế sổ hộ khẩu khi làm chứng minh nhân dân được.

Theo quy định, nhân khẩu KT3 phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm chứng minh nhân dân vì KT3 chỉ là sổ tạm trú dài hạn. Trường hợp có KT3 nhưng vì lý do gì đó hộ khẩu thường trú ở tỉnh không còn như của trường hợp của bạn thì có hai cách để có thể làm được chứng minh nhân dân:

 Thứ nhất, về địa phương nơi gia đình bạn có đăng ký hộ khẩu thường trú trước đây để đăng ký nhập hộ khẩu trở lại và sau đó làm chứng minh nhân ở địa phương đó;

Thứ hai, đến công an quận, huyện nơi đăng ký tạm trú nơi bạn đang ở hoàn tất các thủ tục và nếu đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi bạn đang sinh sống  thì bạn làm thủ tục đăng ký thường trú rồi sau đó mới làm thủ tục xin cấp chứng minh nhân dân.

 Để được cấp sổ hộ khẩu thường trú thì gia đình bạn phải đáp được điều kiện đăng ký thường trú quy định tại Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Theo đó, đối với trường hợp bạn đang tạm trú ở tỉnh thì gia đình bạn phải có chỗ ở hợp pháp:

“Điều 19: Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”

Đối với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú, thì bạn thực hiện các thủ tục theo Điều 21 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013:

“Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Thực hiện các thủ tục trên thì gia đình bạn sẽ được cấp sổ hộ khẩu và bạn có thể xin cấp chứng minh nhân dân như bình thường.

kt3 có làm được the căn cước không
kt3 có làm được the căn cước không

Thủ tục cấp đổi từ Chứng minh nhân dân

Bước 1: Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân.

Bước 3:

Trường hợp công dân đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD.

Cán bộ cơ quan quản lý CCCD thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, thu lệ phí cấp thẻ theo quy định.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân

Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 8 ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).

Công dân xin cấp CCCD gắn chip ở đâu?

Về nơi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:

Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

Điều 13 Thông tư này tiếp tục khẳng định:

Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, ngày mà Thông tư 59 có hiệu lực, công dân có thể yêu cầu cấp CCCD tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Tư vấn tình huống thực tế

Tóm tắt tình huống:

Chào Luật sư:

Gia đình em hiện tại không có hộ khẩu, chỉ có kt3. Em muốn hỏi từ kt3 có thể làm chứng minh thư nhân dân được không. Nếu không thì làm sao để làm được hộ khẩu mới.

Em cảm ơn.

Luật sư tư vấn Giấy tờ pháp lý cá nhân:

Xin chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình tới Luật Trần và Liên Danh , với câu hỏi của bạn công ty Luật Trần và Liên Danh xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau :

Căn cứ pháp luật:

–Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013;

–Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về chứng minh nhân dân, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP.

Kt3 có làm được the căn cước không?

Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung lần cuối bởi Nghị định số 106/2013/NĐ-CP quy định về thủ tục làm chứng minh nhân dân:

“a. Cấp Chứng minh nhân dân mới:

– Xuất trình hộ khẩu thường trú;

– Chụp ảnh;

– In vân tay;

– Khai các biểu mẫu;

– Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm 1976 (nếu có).”

Như vậy, khi làm chứng minh nhân dân bạn buộc phải xuất trình hộ khẩu thường trú. Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú (KT3) không thể thay thế sổ hộ khẩu khi làm chứng minh nhân dân được.

Theo quy định, nhân khẩu KT3 phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm chứng minh nhân dân vì KT3 chỉ là sổ tạm trú dài hạn. Trường hợp có KT3 nhưng vì lý do gì đó hộ khẩu thường trú ở tỉnh không còn như của trường hợp của bạn thì có hai cách để có thể làm được chứng minh nhân dân:

Thứ nhất, về địa phương nơi gia đình bạn có đăng ký hộ khẩu thường trú trước đây để đăng ký nhập hộ khẩu trở lại và sau đó làm chứng minh nhân ở địa phương đó; 

Thứ hai, đến công an quận, huyện nơi đăng ký tạm trú nơi bạn đang ở hoàn tất các thủ tục và nếu đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi bạn đang sinh sống  thì bạn làm thủ tục đăng ký thường trú rồi sau đó mới làm thủ tục xin cấp chứng minh nhân dân.

Để được cấp sổ hộ khẩu thường trú thì gia đình bạn phải đáp được điều kiện đăng ký thường trú quy định tại Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Theo đó, đối với trường hợp bạn đang tạm trú ở tỉnh thì gia đình bạn phải có chỗ ở hợp pháp:

Điều 19: Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Đối với trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú, thì bạn thực hiện các thủ tục theo Điều 21 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013:

“Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thắc mắc kt3 có làm được the căn cước không? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139