Nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân

nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân

Xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước, cũng như là một công cụ để Nhà nước quản lí và điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội, thuế thu nhập đã ra đời để đáp ứng các yêu cầu này. Trong hệ thống thuế của các nước, thuế thu nhập, điển hình là thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế quan trọng. Vậy nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân hiện nay được quy định ra sao?

Thuế TNCN là gì? 

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có khái niệm cụ thể về thuế TNCN. Tuy nhiên, theo Luật thuế thu nhập cá nhân và một số Nghị định. Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN là thuế trực thu, được tính căn cứ trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ đi các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh.

Đối tượng nộp thuế TNCN 2022

Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

– Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;

– Cá nhân không cư trú chủ yếu là người nước ngoài có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân

Căn cứt theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung năm 2015 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú như sau:

Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;

Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu nhập và người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và việc quyết toán thuế quy định tại khoản 1 Điều này.

Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định công dân Việt Nam là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: 

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: 

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; 

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; 

c) Cán bộ, công chức, viên chức; 

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; 

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; 

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; 

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”.

Theo quy định nêu trên về đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc nêu trên, cá nhân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động trên lãnh thổ Việt Nam, giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại Việt Nam, không đề cập đến vấn đề là người lao động cho doanh nghiệp nước ngoài.

Thu nhập chịu thuế

Do thu nhập của cá nhân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên việc xác định thu nhập chịu thuế để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng mà vẫn khuyến khích được người dân lao động, sản xuất là việc làm cần thiết khi xây dựng quy định về thu nhập chịu thuế TNCN. Luật thuế TNCN hiện hành đã liệt kê hầu hết các loại thu nhập có thể phát sinh và áp dụng thống nhất điều chỉnh các loại thu nhập của cá nhân trong Điều 3 Luật thuế TNCN:

–  Thu thập từ kinh doanh: điều luật tại luật sửa đổi 2014 đã rút ngắn phạm vi chịu thuế hơn, là (1) thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và (2) thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lâp của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề. Hơn nữa, điều khoản này còn được bổ sung mức chịu thuế là đối với doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm của cá nhân kinh doanh. Quy định như vậy tạo sự công bằng và bình đẳng hơn trong xã hội, tạo điều kiện cho cá nhân kinh doanh có doanh thu thấp.

–  Thu nhập từ tiền lương, tiền công: là thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp mà cá nhân được hưởng cũng được xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp tại điều 3.2.b Luật thuế TNCN.

Để đảm bảo nguyên tắc chỉ các khoản trợ cấp mang tính bù đắp những rủi ro, giải quyết khó khăn tạm thời cho người lao động, hoặc các khoản trợ cấp, phụ cấp mang tính chất bảo trợ, an ninh xã hội mới được trừ khỏi chịu thuế, Luật thuế TNCN 2014 đã sửa đổi, xóa bỏ các khoản trợ cấp không còn được áp dụng, đồng thời bổ sung thêm quy định đánh thuế đối với “trợ cấp mang tính bảo trợ xã hội và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ”. Do đó, luật sẽ bao quát hết các khoản trợ cấp, phụ cấp thuộc diện chịu thuế mà người lao động được hưởng, kể cả khi phát sinh các khoản phụ cấp mới trong tương lai.

–  Về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: luật sửa đổi, bổ sung 2014 đã quy định thêm “các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức” để đảm bảo bao quát rộng hơn các trường hợp phát sinh từ chuyển nhượng bất động sản.

nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân
nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN

Công thức tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo công thức:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

Theo Phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, có thể tính số thuế phải nộp theo phương pháp sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế (TNTT)/tháng

Thuế suất

Công thức tính thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

 

 

 

 

 

1

5 triệu VNĐ trở xuống

5%

0 triệu VNĐ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 05 triệu VNĐ đến 10 triệu VNĐ

10%

0,25 triệu VNĐ + 10% TNTT trên 5 triệu VNĐ

10% TNTT – 0,25 triệu VNĐ

3

Trên 10 triệu VNĐ đến 18 triệu VNĐ

15%

0,75 triệu VNĐ + 15% TNTT trên 10 triệu VNĐ

15% TNTT – 0,75 triệu VNĐ

4

Trên 18 triệu VNĐ đến 32 triệu VNĐ

20%

1,95 triệu VNĐ + 20% TNTT trên 18 triệu VNĐ

20% TNTT – 1,65 triệu VNĐ

5

Trên 32 triệu VNĐ đến 52 triệu VNĐ

25%

4,75 triệu VNĐ + 25% TNTT trên 32 triệu VNĐ

25% TNTT – 3,25 triệu VNĐ

6

Trên 52 triệu VNĐ đến 80 triệu VNĐ

30%

9,75 triệu VNĐ + 30% TNTT trên 52 triệu VNĐ

30 % TNTT – 5,85 triệu VNĐ

7

Trên 80 triệu VNĐ

35%

18,15 triệu VNĐ + 35% TNTT trên 80 triệu VNĐ

35% TNTT – 9,85 trđ

Trong đó, tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Các khoản thu nhập được miễn thuế là phần thu nhập từ tiền công, tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ quy định, được quy định chi tiết tại Điểm i, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các khoản giảm trừ bao gồm:

Các khoản giảm trừ gia cảnh.

Các khoảng đóng vào quỹ bảo hiểm, hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

 Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Thủ tục đăng ký thuế lần đầu đối với người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc

Trường hợp này, cá nhân tự nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng, gồm:

Tờ khai đăng ký thuế: Sử dụng Mẫu số 20-ĐK-TCT.

Bản sao thẻ CCCD hoặc bản sao giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi.

Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người phụ thuộc mang quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Trường hợp cá nhân ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc

Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc sẽ bao gồm:

Bản sao thẻ thẻ CCCD hoặc bản sao giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ 14 tuổi trở lên.

Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người phụ thuộc mang quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139