Bạn đang quan tâm đến thời hạn quyết toán thuế tncn 2022 như thế nào hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm nhé. Những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải tìm hiểu về thời hạn quyết toán thuế tncn 2022 thật kỹ lưỡng. Điều này vô cùng cần thiết, nó giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin để vận hành việc kinh doanh dễ dàng hơn.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?
Các cá nhân có phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau mà thuộc thu nhập phải chịu thuế thì bắt buộc phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Việc quyết toán này có thể được làm bởi cá nhân đó hoặc được tổ chức, doanh nghiệp nơi cá nhân đó đang công tác làm thay cho các cá nhân đó.
Trước đây, quyết toán thuế thu nhập cá nhân được làm bằng cách điền thông tin vào mẫu biểu có sẵn rồi đến cơ quan thuế quản lý nộp hồ sơ quyết toán. Nhưng hiện nay đã có phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK, cá nhân hay tổ chức làm quyết toán chỉ cần tải ứng dụng HTKK về máy tính và làm theo các bước hướng dẫn, sau đó nộp trực tuyến đến cổng thông tin của Tổng Cục Thuế là được (Mẫu 05/QTT-TNCN). Tổng cục thuế vừa ban hành công văn 5749 vào ngày 05/02/2018 về thuế thu nhập cá nhân, các bạn đọc có thể tham khảo thêm Công văn này.
Thời hạn khai thuế và quyết toán thuế TNCN năm 2022
Theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thì thời hạn khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2022 thực hiện như sau:
Thời hạn khai thuế TNCN năm 2022
– Khai thuế theo từng lần phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế
Đối tượng: Cá nhân trực tiếp khai thuế hoặc tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.
– Khai thuế và nộp theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Đối tượng: Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng (trừ trường hợp khai thuế theo từng lần, quý, năm)
– Khai thuế và nộp theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Đối tượng:
+ Tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý khai thay cho người nộp thuế có tài sản bảo đảm.
+ Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý;
+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.
– Khai thuế theo năm: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính
Đối tượng: Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp mà trong năm chưa khấu trừ do chưa đến mức phải nộp thuế nhưng đến cuối năm cá nhân xác định thuộc diện phải nộp thuế.
(Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)
Thời hạn quyết toán thuế TNCN năm 2022
Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
Như vậy , đối với thu nhập của năm 2021 thì đầu năm 2022 thực hiện quyết toán theo thời hạn sau:
– Nếu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì thời hạn phải quyết toán thuế chậm nhất là ngày 31/3/2022.
– Nếu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế thì thời hạn quyết toán chậm nhất là ngày 30/4/2022.
Đối tượng được ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Đối tượng được ủy quyền quyết toán thuế TNCN được quy định tại điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Công văn 636/TCT-DNNCN ngày 12/03/2021.
Theo đó, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch.
Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân.
Trường hợp tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.
Mức phạt khi chậm quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Định kỳ hàng năm người nộp thuế có nghĩa vụ khai, nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể:
TT |
Hành vi vi phạm |
Hình thức xử phạt chính |
Hình thức xử phạt bổ sung |
Căn cứ pháp lý |
1 |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ |
Cảnh cáo |
Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế |
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
2 |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp (1) |
Từ 02 – 05 triệu đồng |
Khoản 2 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
|
3 |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày |
Từ 05 – 08 triệu đồng |
Khoản 3 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
|
4 |
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 đến 90 ngày. – Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. – Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (*). – Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (**) |
Từ 08 – 15 triệu đồng |
– Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế. – Trường hợp (*) và (**) phải nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế. |
Khoản 4, 6 Điều 13 Nghị định 125/2020 |
5 |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11,5 triệu đồng. |
Từ 15 – 25 triệu đồng |
Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế |
Khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 13 Nghị định 125/2020 |
Lưu ý: Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn (theo khoản 4 Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Công văn 636/TCT-DNNCN). |
Chậm nộp tiền phạt bị xử lý thế nào?
Người nộp thuế chậm khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định bị xử phạt vi phạm hành chính mức phạt như trên. Sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người nộp thuế có nghĩa vụ nộp tiền phạt theo đúng thời hạn được nêu trong quyết định. Trường hợp chậm nộp tiền phạt sẽ bị tính thêm tiền chậm nộp.
Mức nộp tiền chậm nộp tiền phạt được quy định rõ tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, ngoài việc nộp tiền phạt trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người chậm nộp còn phải nộp thêm một khoản tiền chậm nộp. Mức tiền chậm nộp được tính như sau:
Tiền chậm nộp 01 ngày = 0,05% x Số tiền chậm nộp
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thời hạn quyết toán thuế tncn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.