Hội đồng quản trị công ty là cơ quan cao nhất của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Vậy quy định về bầu thành viên hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần cụ thể như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp quy định về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông như sau:
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
Như vậy, việc bầu thành viên Hội đồng quản trị thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông công ty cần triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để bỏ phiếu biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
Điều 151. Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
- Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.
Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ
Thành viên Hội động quản trị phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp như sau: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông trong công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi đạt được số phiếu biểu quyết như sau:
– 65% số cổ đông dự họp tán thành nếu Điều lệ công ty có quy định
– 51% số cổ đông dự họp tán thành trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác.
(Điều 58 Luật Doanh nghiệp năm 2020)
Hội đồng quản trị bầu một thành viên làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
Trong trường hợp công ty cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% cổ phần thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
Việc bầu cử thành viên trong Hội đồng quản trị thông qua cuộc họp Hội đồng quản trị và biên bản họp Hội đồng quản trị. Nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp tán thành.
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị công ty được quy định như sau:
– Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
– Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
– Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
– Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
– Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
– Quyền và nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị công ty cổ phần
Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 130 của Luật này;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định, tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Chức danh trong hội đồng quản trị
- Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ được các thành viên hội đồng quản trị bầu tại cuộc họp hội đồng quản trị đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.
- Việc xác nhận chức danh này sẽ thông qua nghị quyết của hội đồng quản trị.
- Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành.
Các thành viên hội đồng quản trị
- Thẩm quyền bầu thành viên hội đồng quản trị thuộc về đại hội đồng cổ đông.
- Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm sẽ thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Thành viên độc lập hội đồng quản trị hay thường gọi là thành viên hội đồng quản trị độc lập cũng là thành viên trong hội đồng quản trị. Tuy nhiên tiêu chuẩn và điều kiện có khác với thành viên hội đồng quản trị.
Trình tự thủ tục thành lập hội đồng quản trị công ty cổ phần
Trình tự, thủ tục thành lập bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Cuộc họp này tổ chức nhằm bổ nhiệm thành viên của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật
Đối với công ty cổ phần có 2 mô hình tổ chức công ty sau đây:
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Trong mô hình số 2 này thì thành viên hội đồng quản trị bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều kiện của chức danh này được quy định tại Khoản 1,2 Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2015)
- Thành viên Hội đồng quản trị (Điều kiện của chức danh này được quy định tại Khoản 1 Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2015)
- Thành viên Độc lập Hội đồng quản trị (Điều kiện của chức danh này được quy định tại Khoản 2 Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2015)
Bước 2: Thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông để bầu thành viên Hội đồng quản trị
- Kiểm tra số phiếu từ đó thành lập Hội đồng quản trị
- Nghị quyết về việc bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị sẽ được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành.
Bước 3: Tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị đầu tiền nhiệm kỳ
- Từ đây sẽ bầu ra chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng được xem là thành viên Hội đồng này vì thế các điều kiện cũng sẽ được căn cứ quy định tại Điều 151 về thành viên Hội đồng quản trị.
Bước 4: Thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị về bầu Chủ tịch hội đồng quản trị
- Việc xác nhận chức danh này sẽ thông qua nghị quyết của hội đồng quản trị.
- Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến quy trình bầu thành viên hội đồng quản trị. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và đạt hiệu quả tối đa nhất.