Mất sổ đỏ có làm lại được không

mất sổ đỏ có làm lại được không

Sổ đỏ là một trong những giấy tờ quan trọng của người sử dụng đất. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà sổ đỏ có thể bị mất, bị thất lạc. Vậy khi đó, thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất theo quy định được thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để tiến hành thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất? Thời gian cấp lại sổ đỏ là bao lâu? mất sổ đỏ có làm lại được không? Thông qua bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về trình tự, thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất mới nhất năm 2023.

Cơ sở pháp lý

– Luật Đất đai năm 2013;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính.

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

– Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Thế nào là sổ đỏ và sổ hồng?

Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cũng tương tự như sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi là sổ hồng vì dựa trên màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.

Sổ hồng cũng là một thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật.

Phân biệt sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng?

Cơ quan ban hành và thời gian cấp sổ:

Sổ hồng: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

Sổ đỏ: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”

Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng của sổ hồng và sổ đỏ có sự khác biệt nhất định.

Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất.

Đối với sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

Khu vực được cấp sổ

Sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng) có khu vực cấp sổ là đô thị.

Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có khu vực cấp ngoài đô thị

Loại đất được cấp sổ

Loại đất được cấp sổ giữa sổ hồng và sổ đỏ cũng có sự khác biệt lớn. Sổ hồng sẽ được cấp cho đất ở đô thị, còn sổ đỏ được cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.

Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý cao hơn?

Giá trị pháp lý

Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.

Giá trị thực tế

Giá trị của những tài sản như thửa đất, nhà ở,… quy định giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng.

Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Tại Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 khi vẫn còn giá trị pháp lý thì sẽ không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu có nhu cầu được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong khi đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ được đổi.

Như vậy, dựa vào những quy định và phân tích như trên thì có sự so sánh, phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng cụ thể như sau:

Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Có được đề nghị cấp lại sổ đỏ bị mất không?

Sổ đỏ là cách người dân hay gọi để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì sổ đỏ là “chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Bên cạnh đó, tại điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định “Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”.

Như vậy, khi người sử dụng đất làm mất sổ đỏ thì hoàn toàn có quyền đề nghị Nhà nước cấp lại sổ đỏ bị mất theo trình tự, thủ tục luật định.

Hồ sơ cấp lại sổ đỏ bị mất

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về hồ sơ địa chính thì hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp lại sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK (được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT);

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất sổ đỏ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

– Trường hợp mất sổ đỏ do thiên tai, hỏa hoạn thì phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó;

– Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm bản sao chứng thực Căn cước công dân / Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu để nộp cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ.

mất sổ đỏ có làm lại được không
mất sổ đỏ có làm lại được không

Trình tự, thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất mới nhất

Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất được quy định như sau:

Bước 1: Khai báo về việc mất sổ đỏ

Khi phát hiện sổ đỏ bị mất, hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải đến UBND cấp xã nơi có đất để khai báo về việc bị mất sổ đỏ. UBND cấp xã sẽ niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở UBND cấp xã hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, người bị mất sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ như đã nêu ở mục 2 để đề nghị cấp lại sổ đỏ.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ bị mất: Theo quy định Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, thì người có đề nghị làm lại sổ đỏ bị mất có thể nộp hồ sơ tại các nơi sau đây:

– Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

– Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại:

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

– Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu).

Bước 3: Xử lý hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ của hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Kiểm tra hồ sơ;

– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;

– Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất, đồng thời ký cấp lại sổ đỏ;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; và

– Trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 4. Nhận kết quả

Người sử dụng đất nhận kết quả là sổ đỏ đã được cấp mới theo quy định sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Lưu ý: Theo điểm q khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thì thời gian cấp lại sổ đỏ là không quá 10 ngày.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc mất sổ đỏ có làm lại được không? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác hãy liên hệ ngay với Công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139