Để tiến hành kinh doanh đúng quy định thì việc đăng ký kinh doanh là bắt buộc. Nhưng hiện nay thủ tục còn rờm rà và mất thời gian, Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể cá thể nhầm hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều lợi ích. Và tiết kiệm thời gian cho người kinh doanh.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh hộ gia đình, cũng như dịch vụ làm giấy phép kinh doanh của Luật Trần và Liên Danh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể của Luật Trần và Liên Danh:
+ Không đi lại nhiều. Chỉ cần 1 lần đi công chứng ủy quyền hoặc đi lấy giấy phép cùng Luật Trần và Liên Danh là được
+ Cung cấp hồ sơ đơn giản
+ Thủ tục nhanh gọn, cam kết ra giấy
+ Tư vấn chuyên sâu miễn phí các vấn đề liên quan về thuế cho cho hộ kinh doanh, giúp giảm số thuế phải đóng hàng tháng
+ Luật Trần và Liên Danh chuyên đăng ký gpkd hộ cá thể tại Hà Nội và trên toàn quốc
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo như điều 49 Nghị định 43 của nước ta thì hộ kinh doanh cá thể được định nghĩa như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Ở Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể thường là quán cafe, tiệm cắt tóc, tạm hóa, quán ăn…
Ưu, nhược điểm của loại hình kinh doanh hộ cá thể
Ưu điểm
Kinh doanh theo hình cá thể có khá nhiều ưu điểm, có thể kể đến như:
– Thủ tục làm giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể được tiến hành rất nhanh gọn.
– Quá trình đăng ký ban đầu diễn ra dễ dàng.
– Hình thức kinh doanh hộ cá thể không cần phải chuẩn bị quá nhiều vốn như các hình thức thành lập doanh nghiệp.
– Kinh doanh hộ cá thể cũng giúp cho các gia đình dễ dàng kiểm soát được công việc kinh doanh của gia đình.
– Số lượng nhân công không cần nhiều, có thể dễ dàng tận dụng nguồn lao động từ chính người thân trong gia đình.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm thì hình thức đăng ký kinh doanh. Hộ cá thể cũng có một số nhược điểm mà các bạn cần biết như:
– Số lượng lao động trực tiếp chỉ được sử dụng dưới 10 người.
– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm. Do đó, sau này muốn phát triển và mở chi nhánh sẽ phải chuyển đổi hình thức đăng ký kinh doanh.
– Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh.
– Thường xảy ra những vấn đề pháp lý rườm rà, phức tạp về sau do tài sản kinh doanh. Và tài sản cá nhân của chủ hộ kinh doanh cá thể gộp chung.
– Kinh doanh theo hình thức hộ cá thể sẽ không có tư cách pháp nhân. Do đó, nếu kinh doanh thua lỗ thì nhà đầu tư sẽ phải sử dụng tài sản của mình để tiến hành trả nợ.
Trình tự cấp giấy phép thành lập hộ kinh doanh cá thể
Để tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Các đối tượng được phép đăng ký cần thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin ban đầu
Để có thể xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể thì người đại diện hộ gia đình. Hoặc cá nhân, nhóm cá nhân xin giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Và gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong giấy đề nghị đăng ký phải có các nội dung sau:
– Tên hộ kinh doanh và địa chỉ kinh doanh;
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh;
– Số vốn đăng ký kinh doanh; (Hiện nay pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể)
– Các thông tin như họ tên, số CMND, ngày cấp CMND, địa chỉ nơi cư trú cùng chữ ký của cá nhân hay các cá nhân thuộc nhóm cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh cá thể;
Bên cạnh giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh. Cần phải nộp thêm bản sao giấy CMND của các nhân nhân tham gia vào thành lập hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình. Trong trường hợp thành lập kinh doanh hộ cá thể là một nhóm cá nhân thì phải có biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.
Nếu hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì kèm theo các giấy tờ được quy định tại khoản 1 của Điều này. Các bạn cần phải nộp thêm cả bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Với các ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì các bạn phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Đăng ký gpkd hộ cá thể ở đâu?
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể và trao giấy biên nhận
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau thì các bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể không thuộc danh mục các ngành, nghề bị nhà nước cấm;
– Tên hộ kinh doanh đăng ký phù hợp với các quy định tại Điều 56 Nghị định này;
– Hộ kinh doanh đã nộp đầy đủ các lệ phí đăng ký theo đúng quy định;
Nếu như hồ sơ các bạn nộp không hợp lệ thì trong vòng 5 ngày làm việc, tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ liên hệ và thông báo chi tiết các nội dung cần phải sửa đổi và bổ sung bằng văn bản để người thành lập hộ kinh doanh khắc phục.
Bước 3: Nhận giấy phép hoặc bổ sung hồ sơ
Sau 5 ngày làm việc, kể từ khi nộp hồ sơ nếu hộ kinh doanh không được cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Hoặc không nhận được bất kỳ thông báo yêu cầu sửa đổi hay bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Thì hộ cá thể có thể tiến hành khiếu nại theo luật khiếu nại, tố cáo do nhà nước quy định.
Sau khi nhận giấy phép kinh doanh hộ gia đình, bạn có thể kiểm tra lại giấy phép kinh doanh hộ cá thể theo hướng dẫn sau.
Những điều phải biết trước khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Trước khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì có một số vấn đề sau mà các bạn cần phải lưu ý. Để tránh xảy ra sai sót, làm ảnh hưởng đến quá trình đăng ký:
Đối tượng được phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Theo quy định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì đối tượng có quyền đăng ký kinh doanh hộ cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Bên cạnh đó, mỗi một người chỉ có thể đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh.
Cách đặt tên hộ kinh doanh
Cách đặt tên hộ kinh doanh cũng tương tự như cách đặt tên doanh nghiệp. Bắt buộc phải có tên riêng và đảm bảo có cả 2 yếu tố là: Hộ kinh doanh + Tên riêng hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh cũng không được đặt tên bao gồm các cụm từ có thể gây nhầm lẫn với các loại hình doanh nghiệp. (như không thêm vào tên các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”…)
Ngoài ra, tên riêng của hộ kinh doanh cũng không được đặt trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác trong cùng một khu vực quận/huyện. Không sử dụng tên tiếng anh. (nếu sử dụng tên tiếng anh phải có dấu chấm giữa các ký tự).
Số lượng lao động
Mỗi một hộ cá thể chỉ được sử dụng tối đa là 9 lao động. Trong trường hợp sử dụng quá số lao động này thì các hộ kinh doanh phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Có khá nhiều hộ cá thể không biết nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể ở đâu. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Các bạn nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc cấp huyện, nơi mà đặt địa điểm kinh doanh.
Ngành nghề đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Hộ kinh doanh muốn đăng ký kinh doanh ngành nghề nào thì phải thể hiện ngay trên tờ khai. Việc thể hiện như thế nào cho hợp lý sẽ được cơ quan đăng ký hướng dẫn.
Các giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh
Để đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh phải có
- Hợp đồng thuê hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và hộ kinh doanh. Hợp đồng phải được ký trực tiếp giữa hai bên và không thông qua trung gian. Nếu địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu của hộ kinh doanh thì phải có chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo).
- Ngoài ra cần có 2 bản photo công chứng CMND của chủ hộ. Và các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện.
Nếu có nhu cầu Thay Đổi Nội Dung Giấy Phép Kinh Doanh Hộ Cá Thể xin tham khảo thêm bài viết sau.
Vậy tại sao nên sử dụng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể của Luật Trần Và Liên Danh
So với việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thì đăng ký kinh doanh hộ cá thể có phần đơn giản hơn. Tuy nhiên, khi tiến hành đăng ký, rất nhiều hộ kinh doanh vẫn gặp phải khó khăn. Do đăng ký kinh doanh hộ cá thể ít gò bó ở một khuôn khổ nhất định. Nên việc xử lý như thế nào phần lớn tùy thuộc vào các cơ quan. Và chuyên viên tiếp nhận, xử lý hồ sơ.
Mỗi một cơ quan, chuyên viên sẽ có một cách xử lý khác nhau. Do đó, rất nhiều hộ kinh doanh gặp khó khăn trong việc hoàn tất thủ tục xin đăng ký hộ cá thể.
Chính vì vậy, nếu các bạn đang muốn tìm một đơn vị dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Thì có thể liên hệ ngay tới Luật Trần Và Liên Danh.
Với đội ngũ luật sư uy tín và chuyên nghiệp, luật trần và liên danh sẽ tư vấn. Và giúp các hộ kinh doanh nhanh chóng nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh để đi vào hoạt động.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến thủ tục đóng cửa hộ kinh doanh cá thể. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.