Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước. Đối với các cá nhân người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn nắm rõ được lũy kế thuế tncn cùng với cách tính, ý nghĩa, các thuật ngữ có liên quan xoay quanh lũy kế.
Khái quát về lũy kế là gì?
Trong lĩnh vực kinh doanh, cụ thể là các khối ngành kinh tế có sử dụng rất nhiều thuật ngữ khác nhau để phục vụ cho công việc được diễn ra, trong số đó thì thuật ngữ “lũy kế” được sử dụng rất phổ biến. Để hiểu được ý nghĩa, vai trò và cách tính của lũy kế thì các bạn cần hiểu rõ bản chất của lũy kế là gì?
Định nghĩa về lũy kế
Lũy kế là số liệu được tính toán và cộng dồn lại theo từng kỳ, số liệu sau khi đã cộng dồn theo từng đợt được quy định cứ thế được cộng dồn nối tiếp nhau. Chúng ta có thể hiểu được là lũy kế thể hiện các số liệu được tổng hợp lại sau đó số liệu này sẽ được sử dụng để thực hiện tính toán cho phần hạch toán của kỳ tiếp theo.
Ví dụ về lũy kế để các bạn có thể hiểu rõ hơn, hình dung được lũy kế một cách chân thực nhất:
Tháng 2, công ty bạn có khoản nợ là 5 triệu, sau đó tháng 3 công ty bạn lại nợ tiếp 3 triệu nữa. Nếu như khoản nợ của tháng 2 mà công ty bạn chưa trả thì sẽ được cộng dồn vào tháng 3 là nợ thành 8 triệu đồng. Chủ nợ sẽ chỉ được ghi lũy kế là khoản nợ 8 triệu ở tháng 3 mà không được tính thêm khoản nợ 5 triệu của tháng 2.
Những khái niệm liên quan tới lũy kế
Xoay quanh lũy kế có nhiều vấn đề liên quan, do đó các bạn cần phải hiểu cặn kẽ những vấn đề này để có thể tính toán một cách tốt nhất, không làm ảnh hưởng tới kế quả kinh doanh.
Lũy kế trong khái niệm về giá trị thanh toán
Lũy kế giá trị thanh toán: lũy kế giá trị thanh toán được hiểu là khoản tiền gồm lũy kế thanh toán tạm ứng kết hợp với lũy kế thanh toán khối lượng. Trong đó:
– Lũy kế TT tạm ứng (TT = Thanh toán) được tính bằng giá trị số tiền tạm ứng còn lại được tính theo hợp đồng chưa được thu hồi tính đến cuối của kỳ trước đó (trừ đi) chiết khấu của số tiền tạm ứng, sau đó (cộng với) giá trị mà phía công ty đề nghị thanh toán được tính trong kỳ này.
– Lũy kế TT khối lượng đã được hoàn thành được tính bằng số tiền mà phía công ty đã thanh toán cho khối lượng đã được hoàn thành tính đến cuối của kỳ trước đó (cộng với) chiếu khâu của số tiền tạm ứng, sau đó (cộng với) các giá trị mà được đề nghị để thanh toán trong kỹ hiện tại.
Nắm rõ những yếu tố trong cách tính lũy kế giá trị Thanh toán sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tính toán đúng, cho ra kế quả đúng với giá trị thực tế mà không lo bị sai lệch, muốn vậy thì các bạn cần xác định được những yếu tố nhỏ trong công thức tính chính xác.
Khấu hao lũy kế
Khấu hao lũy kế là thuật ngữ liên quan tới lũy kế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải hiểu rõ về khái niệm, những thông tin liên quan đến khấu hao lũy kế. Sau đây chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm khấu hao lũy kế:
– Khấu hao được hiểu là cách mà doanh nghiệp tiến hành việc thu hồi dần dần đối với các giá trị tài sản mang tính chất cố định mà đã thực hiện đầu tư.
Khi hiểu rõ được khấu hao là gì rồi thì các bạn sẽ dễ dàng hiểu về khấu hao lũy kế hơn rất nhiều: Khấu hao lũy kế chính là tổng các khấu hao trong từng năm, sau đó tính với tổng khấu hao của các năm khác cộng dồn lại cho tới khi được thanh toán.
Như thế, với những phân tích trên đây thì các bạn cũng đã hiểu được khái niệm về khấu hao lũy kế là gì đồng thời trong khái niệm cũng đã nêu rõ hơn về cách tính của khấu hao lũy kế luôn rồi, các bạn hãy chú ý nhé.
Lỗ lũy kế là gì trong các ngành kinh tế?
Thuật ngữ lỗ lũy kế thể hiện bản chất ngay ở tên gọi của nó, đó chính là sự suy giảm, sự thiếu hụt so với bạn đầu, suy giảm đối với các giá trị tài sản, giá trị này đã được ghi rõ ràng trên sổ sách, phần lỗi lũy kế sẽ là phần giá trị bị thiếu hụt nhiều hơn so với các giá trị được thu hồi của thực tế đối với tài sản đó.
Với tài sản bị lỗ lũy kế so với giá trị ban đầu thì doanh nghiệp cần phải ghi nhận vấn đề này.
Chẳng hạn như doanh nghiệp của bạn khi mua sản phẩm máy móc thiết bị nào đó và hạn sử dụng của loại máy móc thiết bị này là 5 năm. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang sử dụng được 4 năm rồi nhưng thiết bị đó lại không thể nào sử dụng được thêm nữa. Như vậy, thiết bị của bạn đang đã bị hết hạn sử dụng trước 1 năm so với thời gian đã được dự tính. Như thế thì doanh nghiệp của bạn phải chịu khoản lỗ lũy kế rất rõ ràng.
Chúng ta cũng sẽ đi khám phá luôn cách tính lỗ lũy kế như sau:
Khoản lỗi lũy kế sẽ được tính bằng giá trị của sản phẩm được ghi trên sổ sách (trừ đi) giá trị đã được tiến hành thu hồi trên sổ sách. Giá trị này được tính toán ra giá trị của đồng tiền.
Khi xuất hiện các khoản lỗi lũy kế thì doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thực hiện hạch toán đối với các khoản lỗ lũy kế này. Nếu như trong trường hợp mà có mô hình tái hiện lại giá gốc của sản phẩm mà được áp dụng trong quá trình thực hiện, khoản lỗ lũy kế khi đó sẽ được tiến hành xác định bằng cách tính:
– Khoản nợ sẽ được tính bằng cách xác định rõ khoản chi phí đối với các khoản lỗ lũy kế, khoản này được đo đếm bằng các khoản lãi hoặc là các khoản lỗ lũy kế dựa vào các loại tài sản bị lỗ lũy kế.
Nếu như mô hình mà chúng ta đã nói ở trên được thực hiện bài bản thì khoản lỗ lũy kế của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được ghi nhận.
Còn trong trường hợp mà các khoản nợ của doanh nghiệp lại được tính bằng giá trị thặng dư của sản phẩm hoặc là được tính bằng những nguồn vốn sẵn có trên loại tài sản đó thì doanh nghiệp sẽ được tính khoản lỗ lũy kế, khi tính khoản lỗ lũy kế này thì tốt nhất là bạn nên cẩn thận trong việc tính các chi phí về khấu hao.
Có một lưu ý dành cho các doanh nghiệp khi tính các khoản lỗ lũy kế đó là: Nếu như doanh nghiệp đó mà không thể tính được các giá trị mang tính chất thu hồi đối với một loại tài sản riêng nào đó thì tốt nhất là doanh nghiệp nên tính toán đối với giá trị thu hồi trong tất cả các giá trị được tính quy đổi ra bằng tiền mặt.
Tìm hiểu về công thức tính lũy kế
Chúng ta cần tìm hiểu kỹ về công thức chi tiết để tính lũy kế, công thức tính lũy kế với từng chi tiết trong công thức, các bạn cần phải nắm rõ những công thức để tiến hành tính lũy kế một cách phù hợp nhất, cùng với đó thì các bạn cần phải hiểu được từng giá trị trong công thức để tính lũy kế.
Dưới đây là công thức chi tiết giúp các doanh nghiệp biết cách tính lũy kế:
Lũy kế được tính bằng các khoản phát sinh trong kỳ đó (cộng với) khoản lũy kế được tính cộng dồn của tháng trước đó.
Như thế, công thức tính lũy kế trên đây rất rõ ràng, các vấn đề trong công thức tính đều đã được nêu rõ ràng ở nội dung trên giúp cho các bạn hiểu rõ hơn rất nhiều khi tìm hiểu về công thức tính lũy kế. Hãy luôn tìm tòi nhiều thông tin liên quan đến lũy kế hơn nữa để các bạn có thể nhanh chóng mở mang được kiến thức cho chính mình.
Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Bộ Tài chính cho biết theo quy định tại Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế đã được nâng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương phải nộp thuế, cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Với mức điều chỉnh này, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế TNCN.
Trường hợp cá nhân lương 17 triệu đồng/tháng có 1 người phụ thuộc, cách tính thuế TNCN như sau: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng là 17,2 triệu đồng. Vì vậy, không phải nộp thuế TNCN.
Trường hợp cá nhân có thu nhập 18 triệu đồng/tháng có 1 người phụ thuộc thì cũng chỉ nộp thuế TNCN số tiền 35.000 đồng/tháng. Vì thu nhập 18 triệu, trừ 10,5% bảo hiểm là 1,89 triệu, mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu thì phải nộp thuế là (18 triệu – 1, 89 triệu – 15,4 triệu) x 5% = 35 nghìn đồng/tháng.
Nếu một người có thu nhập tiền lương là 22 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này cũng không phải nộp thuế TNCN vì: bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 2,31 triệu đồng (22 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 19,8 triệu đồng (02 người phụ thuộc), tổng cộng là 22,1 triệu đồng.
Trường hợp cá nhân thu nhập 30 triệu đồng/tháng có 2 người phụ thuộc thì số tiền nộp bảo hiểm bắt buộc là 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người là 19,8 triệu đồng. Do đó, thuế TNCN là 30 – 3,13 – 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế sẽ nộp là: Bậc 1 (5 triệu đồng x 5%) là 250.000 đồng, bậc 2 [(7,07 – 5) x 10%] làm tròn là 210.000 đồng. Tổng tiền thuế TNCN phải nộp là 460.000 đồng/tháng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về lũy kế thuế tncn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.