Một trong những phương thức đầu tư mở rộng kinh doanh hiện nay là rót vốn vào công ty cổ phần. Hình thức đó được cụ thể hóa bằng thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần. Vậy điều kiện tăng vốn điều lệ công ty cổ phần là gì? Các hình thức tăng vốn ra sao?
Quy trình tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần một cách đơn giản nhé.
Một số quy định chung về tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, để tăng vốn điều lệ, công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động.
Việc chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
Chào bán cho các cổ đông hiện hữu.
Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.
– Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
– Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
– Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.
– Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua Sở giao dịch chứng khoán.
Chào bán cổ phần riêng lẻ.
Luật Doanh nghiệp đã quy định cụ thể các bước thực hiện việc chào bán cổ phần riêng lẻ như sau:
– Công ty thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về chào bán cổ phần riêng lẻ và Phương án chào bán cổ phần riêng lẻ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh
– Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần
Chào bán ra công chúng.
Việc chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
Thành phần hồ sơ về tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Dựa trên 3 hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án tăng vốn điều lệ phù hợp với tình hình công ty. Vậy để tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Trường hợp Đại hội đồng cổ đông trực tiếp thông qua việc tăng vốn điều lệ. Hồ sơ gồm:
Thông báo tăng vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
Quyết định về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị.
Biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký của các cổ đông dự họp và có đóng dấu treo của công.
Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới);
Chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới;
Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục;
Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán;
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đã nêu trên, kèm thêm những giấy tờ sau:
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản hợp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ (theo hướng dẫn trên)
Thủ tục hồ sơ thay đổi tăng vốn điều lệ công ty cổ phần phải ghi rõ đầy đủ thông tin:
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân;
Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;
Số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty;
Tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua;
Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp hồ sơ: tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư
Trong vòng từ 03- 05 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi tăng vốn điều lệ cho công ty.
Trường hợp đã đầy đủ giấy tờ hồ sơ: Cấp Giấy biên nhận hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch đầu tư theo thời hạn đã được hẹn khi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nội dung thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Cách thức thực hiện
– Người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Khi nhận Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ. 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí:
+ 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp (Thông tư số 130/2017/TT-BTC)
Lý do cần thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty Cổ phần?
Thủ tục vốn điều lệ công ty cổ phần là khi quá trình kinh doanh của công ty bạn đang có dấu hiệu phát triển, bạn có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên cách thức thực hiện tiến hành thủ tục, trình tự tăng vốn điều lệ của công ty mà bạn có thể nắm rõ hiểu biết được hết các trường hợp tăng vốn điều lệ cổ phần. Với nhiều năm tư vấn trong lĩnh vực luật doanh nghiệp, chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc cho bạn những thông tin cụ thể liên quan đến thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần qua bài viết sau đây!
Tư vấn một trường hợp cụ thể:
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi là công ty cổ phần đã hoạt động được 6 năm rồi, nay đang muốn mở rộng đầu tư nên muốn tăng số vốn điều lệ. Vậy, thủ tục tăng vốn điều lệ gồm những gì?
Luật sư tư vấn:
Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 20/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần có quy định như sau:
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp sau:
Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ.
Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần theo qui định của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty.
Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.
Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần:
Hồ sơ gồm:
- Thông báo tăng vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật .
- Quyết định về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông có chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị
Biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông.
– Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi vốn)
– Thời hạn hẹn giải quyết hồ sơ: 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ
– Lệ phí: 100.000 đồng
Hướng dẫn kê khai hồ sơ
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
-Trong thời hạn 3 năm đầu kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu công ty tăng vốn do phát hành cổ phần cho cổ đông sáng lập thì đề nghị kê khai đầy đủ thông tin tại mục I và II mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
-Trường hợp sau 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty tăng vốn do phát hành cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc trường hợp công ty tăng vốn do phát hành cổ phần cho những người không phải là cổ đông sáng lập hoặc cả hai trường hợp trên thì chỉ kê khai thông tin tại mục I mẫu Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông:
– Hình thức phát hành cổ phần: nếu phát hành cho cổ đông sáng lập thì phải nêu rõ nội dung mỗi cổ đông sáng lập mua thêm bao nhiêu cổ phần.
– Sửa đổi điều lệ: kê khai rõ những nội dung sẽ sửa trong điều lệ như vốn điều lệ, số lượng cổ phần của cổ đông sáng lập nắm giữ (nếu có thay đổi).
Biên bản họp họp đại hội đồng cổ đông phải thông qua các nội dung tương ứng với nội dung của quyết định và thông báo đã kê khai.
Lưu ý:
– Nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật hoặc thành viên của công ty thì đề nghị xuất trình giấy giới thiệu của công ty.
– Không điền tay vào các mẫu để nộp hồ sơ.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về cách tăng vốn điều lệ trong công ty cổ phần. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn và giải đáp miễn phí về thay đổi, tăng, giảm vốn điều lệ công ty cho các loại hình doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài hotline để được giải đáp chi tiết nhất.